TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN

  1. Tác nhân gây bệnh:

Là sán Echinococus granulosus và E.multilocularis (hay E.alvéolaris). Đó là loại sán dây nhỏ kích thước 2-6mm.

Ấu trùng sán Echinococcus ký sinh ở gan, phổi và các cơ quan khác của người và động vật ăn cỏ. Sự phát triển của sán này xảy ra qua sự thay đổi hai vật chủ. Vật chủ cuối cùng là chó nhà, chó sói, cáo và một số loài động vật ăn thịt có vú khác. Vật chủ trung gian là một số loại động vật ăn cỏ có sừng, (dê, cừu, hươu) và động vật lớn có sừng.

Người là vật chủ trung gian tuỳ nghi, ở người tác nhân gây bệnh ở giai đoạn ấu trùng dưới dạng nang “một ngăn và nang nhiều ngăn”

Echinococcus ở giai đoạn trưởng thành là một sán dây gồm 3-4 đốt, đốt cuối cùng lớn hơn các đốt khác. Đốt này chứa tử cung có một màng mỏng dễ bị phá vỡ, chứa trứng (ấu trùng móc).

Trứng chín theo phân chó rơi vào đất. Súc vật ăn cỏ bị nhiễm khi ăn cỏ bẩn; người bị nhiễm khi ăn rau bẩn hoặc cho vào mồm tay bị bẩn khi sờ mó chó. Khi vào trong ruột người và súc vật ăn cỏ, thì ấu trùng móc thoát ra khỏi màng bọc rồi chui qua ruột, theo dòng máu đến các cơ quan của vật chủ trung gian, ở đó chúng lớn lên và biến thành nang ấu trùng E.granulosus. Túi mẹ có một ngăn, ở thành bên trong của túi mẹ mọc ra rất nhiều túi con chứa những đầu sán.

Trong túi con này lại có rất nhiều đầu sán (túi cháu). Thành bên trong của những túi cháu này chỉ gồm đầu sán có những vòi hút và những móc bằng kitin.

E.multilocularis là một cái túi đầy những túi nhỏ không đều nhau, nối liền với nhau bằng mô liên kết, bao gồm đầu sán và móc.

Bệnh sinh: ở người thì Echinococcus granulosus một ngăn thường khu trú ở gan (62-80%) ít khi ở phổi (7-9%).

Có những trường hợp chúng ở màng phổi, màng bụng và ở thận. Tương đối hiếm là bệnh sán Echinococcus ở não, tim, xương.

Sán Echinococcus làm tổn thương gan. Túi sán phát triển từ từ và sống trong nhiều năm.

Biểu hiện lâm sàng rất khác nhau tuỳ thuộc vào nơi khu trú của ký sinh vật, độ lớn của túi và những rối loạn cơ học do sức ép lên các mô và cơ quan bên cạnh.

  1. Chẩn đoán bằng xét nghiệm và các triệu chứng lâm sàng:

Phổ biến nhất là phản ứng dị ứng trong da với dịch lỏng ở túi Echonococcus đã tiệt khuẩn. Phản ứng cho kết quả dương tính trong 80-90% trường hợp lây bệnh, nhưng rất nhậy đối với cơ thể và có thể gây sốc quá mẫn nếu tiêm nhiều lần.

Hiện nay người ta dùng phản ứng ngưng kết hồng cầu và phản ứng tăng tốc dộ lắng của hồng cầu với chất khác nguyên echinococcus. Phản ứng thứ nhất cho kết quả dương tính không kém phản ứng dị ứng trong da, phản ứng thứ hai có thể dùng như một phương pháp chẩn đoán bổ sung.

QUÁ TRÌNH TRUYỀN NHIỄM

  • Nguồn truyền nhiễm:

Chủ yếu là chó (chó sói), cáo cũng là vật chủ cuối cùng. Gia súc có sừng (dê, cừu, bò) là vật chủ trung gian. Người là vật chủ trung gian tuỳ tiện. Trên thực tế con người không truyền được bệnh sán cho vật chủ cuối cùng, không tham gia vào chu trình nhiễm Echinococcus trong thiên nhiên, như vậy không có ý nghĩa dịch tễ học.

  • Đường truyền nhiễm:

Người, gia súc có sừng và các vật chủ trung gian khác bị lây bệnh do nuốt phải ấu trùng sán có ở môi trường bên ngoài khi chó bài xuất ra những đốt sán chín cùng với phân. Khi phân chó khô đi, các đốt sán lan truyền rộng ra, làm ô nhiễm cỏ, nước hồ ao, các đốt sán với trứng sán còn có thể dính trên thân thể chó.

Những ấu trùng móc sống tương đối lâu ở môi trường bên ngoài cho nên chúng có thể làm lây bệnh sang người trong một thời gian khá dài. ở trên mặt đất, trong râm, ở nhiệt độ 10-26°, chúng vẫn có khả năng làm lây bệnh trong 1 tháng, ở cỏ khô, nhiệt độ từ -2° đến +20°, chúng vẫn có khả năng làm lây bệnh đến 6 tháng.

Nhiệt dộ cao có tác dụng giết chết chúng (sau 1 giờ ở 50°; 10 phút ở 60°; 20 giây ở 100°). ánh sáng mặt trời trực tiếp cũng giết chết chúng.

Người có thể bị lây khi tiếp xúc với chó, nếu vi phạm các quy tắc vệ sinh (như cho liếm tay, cho ăn cùng bát dĩa). Những người chăn nuôi cừu và những người có quan hệ với nguyên liệu động vật dễ bị lây bệnh bởi lông cừu có trứng sán với ấu trùng móc.

Rau sống bị ô nhiễm phân chó và ruồi chỉ có ý nghĩa thứ yếu thôi.

Khi ăn phải những phủ tạng của gia súc có sừng bị nhiễm ấu trùng thì chó bị lây bệnh, vì có rất nhiều dầu sán trong túi echinococcus và từ những đầu ấy lại có thể phát triển ra một ký sinh vật trưởng thành độc lập, cho nên mức độ bị nhiễm của chó có thể rất nặng. Sự phát triển của ký sinh trùng đến giai đoạn trưởng thành về sinh dục được thực hiện trong vòng ba tháng.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

Bệnh sán E.granulosus phổ biến ở khắp nơi, chủ yếu ở các nước phía nam châu Á, phía nam châu Âu (Hy lạp, Tây Ban Nha, Ý), ở Hoa kỳ, Nam Mỹ,úc- Những trường hợp tái phát gặp chủ yếu ở người có chó và người chăn nuôi gia súc.

Bệnh E.multiloculars ít gặp hơn, và có ổ bệnh trong thiên nhiên; con người ngẫu nhiên bị lôi cuốn vào chu trình nhiễm sán trong thiên nhiên.

PHÒNG BỆNH VÀ CHỮA BỆNH

  1. Phòng bệnh sán Echinococcus:

Có thể giải quyết được bằng sự cộng tác của cán bộ y tế và thú y, bởi vì trong chu trình nhiễm sán trong thiên nhiên không phải người mà là động vật (nhất là chó) giữ một vai trò chủ yếu. Các biện pháp phải nhằm:

– Diệt chó lang thang và chó vô chủ. Đối với chó nhà tiếp xúc nhiều với người, hoặc chó dùng để coi đàn gia súc, thì phải tẩy sán hàng loạt, ít ra 2-3 lần trong một năm. Diệt chuột và cáo ở những ổ bệnh sán E. multilocularis.

  • Phòng ngừa cho vật chủ trung gian (gia súc nông nghiệp) không bị lây, nghĩa là bảo đảm cho môi trường bên ngoài không bị ô nhiễm bởi chó mắc bệnh.
  • Phòng ngừa cho vật chủ cuối cùng không bị nhiễm bệnh sán Echinococcus (không cho chó ăn phủ tạng súc vật mắc bệnh)
  • Khám xét có hệ thống các gia súc giết thịt để phát hiện ra những ổ bệnh nguy hiểm nhất và kiểm tra kết quả của các biện pháp.

Cần phải kiểm tra chặt chẽ việc phát sinh gia súc để loại trừ khả năng người tiêu dùng nhận phải sản phẩm bị nhiễm sán.

Cần phải ghi chép tất cả các trường hợp mắc bệnh, điều tra dịch tễ học để phát hiện nguồn truyền nhiễm, chú ý đặc biệt đến những người do nghề nghiệp dễ bị lây bệnh nhất. Nếu phát hiện thấy nhiều người mắc bệnh, cần phải thực hiện những biện pháp vệ sinh nghề nghiệp.

Ấu trùng sống dai ở môi trường bên ngoài, chỉ có xử lý bằng nhiệt, chuồng cũi, và nhà có chó bị sán mới bảo đảm giết chết ấu trùng một cách chắc chắn.

  1. Chữa bệnh E.granulosus (kyste hydatique) ởgan bằng phẫu thuật:

Ớ những thể bệnh không thể mổ dược, người ta tiêm vào bắp ête thymol của acid palmatinic

Người ta đang cố gắng thử chữa bệnh E.multilocutaris bằng tia X quang và bằng vacxin.

0/50 ratings
Bình luận đóng