I. ĐẠI CƯƠNG:
- Viêm tai giữa cấp là bệnh cấp tính của tai giữa, thường xảy ra ở trẻ
- Yếu tố quan trọng gây viêm tai giữa cấp là tắc vòi nhĩ.
- Thường thứ phát sau nhiễm trùng hô hấp trên.
- Tác nhân thường gặp: + Streptococcus pneumoniae (30-45%)
+ Hemophilus influenza (20%)
+ Moraxella cataharrlis
+ Enterobacter, Pseudomonas, Klebsiella
II. CHẨN ĐOÁN:
- Lâm sàng:
- Triệu chứng cơ năng: sốt, nhức đầu, ói, ù tai, chóng mặt, nghe kém.
- Triệu chứng thực thể: màng nhĩ bất thường (vàng, đỏ sậm, hoặc sung huyết dọc cán búa), sự di dộng của màng nhĩ kém, đôi khi có hình ảnh màng nhĩ phồng ở giai đoạn chưa vỡ mủ hoặc màng nhĩ thủng và thấy mủ đầy ống tai.
- Cận lâm sàng:
- Công thức máu.
- Nội soi mũi, tai.
- X quang schiiller
III. ĐIỀU TRỊ:
- Nội khoa: thời gian điều trị kháng sinh là 10 – 14 ngày
* TRẺ EM
- Kháng sinh toàn thân:
- Amoxicillin: 50mg -100mg/ kg x 3/ ngày
Amoxicillin + Acid Clavulanic: 80 – 90mg /kg x 2/ ngày
- Cephalosporine:
Thế hệ II: Cefuroxim 0,5g (Zinnat) 30mg/kg x 3 lần mỗi ngày Thế hệ III : Cefpodoxim, Cefetamet 15mg/ kg x 2/ ngày
- NGƯỜI LỚN :
- Amoxicillin: 5g x 3 lần / ngày
Amoxicillin + Acid Clavulanic: 1v x 2 uống/ ngày
- Quinolon: Ciprofloxacin 0,5g 1v x 2 uống/ ngày
- Cephalosporine: tùy theo mức độ bệnh có thể chọn
Thế hệ II: Cefuroxim 0,5g (Zinnat) …1v x 2 uống/ ngày
Thế hệ III : Cefpodoxim 100mg, Cefetamet 250mg 2v x 2 uống/ ngày
- Giảm đau, hạ sốt: Paracetamol 10-15mg/kg/ lần cách nhau 6 giờ……..
- Kháng dị ứng
- Nâng tổng trạng
- Ngoại khoa:
- Trích rạch màng nhĩ nếu màng nhĩ căng nhiều.
- Nạo VA ở trẻ nhỏ khi nội soi có VA to.
Tài liệu tham khảo:
- Thực hành TMH – Võ Tấn – NXB Y Học 1982.
- Phác đồ điều trị bệnh tai mũi họng 2013 – Bệnh viện tai mũi họng
- Otitis media – Muhammad Waseem, MD, MS; Chief Editor: Glenn C Isaacson, MD, FACS, FAAP – Medscap Jul 15, 2013.