I. ÁP XE GAN DO AMIP:

Định nghĩa:

Apxe gan là bệnh lý có ổ mủ ở gan. ở VN thường gặp và chủ yếu là do amíp (80%). Amíp gây bệnh có 2 loại: Entamoeba histolytica ( thể ăn hồng cầu, gây bệnh) và Entamoeba minuta( ăn vi khuẩn và cặn thức ăn, không gây bệnh)

Chẩn đoán:

Lâm sàng:

  • Không có vàng da.
  • Tam chứng Fontan: Sốt – đau HSP – gan to.

Xét nghiệm:

  • Siêu âm ổ bụng, C.T gan ổ bụng khi ổ áp xe lớn hoặc nhiều ổ hoặc cần đánh giá đối ổ áp xe có nhiều vách.
  • Chọc hút khối apxe ra mủ, cấy mủ, cấy máu khi sốt cao > 38.5.
  • ELISA amip.
  • Ure, creatinin, glucose, ĐGĐ, AST, ALT, CRP, HbsAg, Anti HIV.
  • CTM, máu lắng, ĐMCB.

Chẩn đoán xác định:

  • Phản ứng huyết thanh amip (+) hoặc tìm thấy amip trong mủ.
  • Chọc dò ổ giảm âm ra mủ màu chocola, không thối, nuôi cấy không có VK
  • Siêu âm: ổ giảm âm trong gan
  • LS: tam chứng fontan

Chẩn đoán phân biệt:

  • Apxe đường mật.
  • Ung thư gan.
  • Nang gan bội nhiễm 

3. Điều trị:

  1. Nguyên tắc điều trị:

Chọc hút ổ apxe kết hợp điều trị diệt amip.

Phòng tránh các biến chứng apxe gan amip.

  1. Điều trị cụ thể:
  • Thuốc diệt amip: metronidazol 25 – 30mg/kg cân nặng hoặc 1,5 – 2 g / 24 giờ thời gian từ 7 – 14 ngày tùy đáp ứng
  • Chọc hút mủ áp xe khối > 3 cm
  • Nếu còn sốt có thể phối hợp kháng sinh hoặc khi chọc áp xe có kèm mủ vàng.
  • Cấy máu có vi khuẩn dùng thêm theo kháng sinh đồ
  • Diệt amip đường ruột:

+Tinidazole 2g/ngày ×3 ngày hoặc

+ Direxiod 0,21g  4-6 viên/ngày kéo dài 21 ngày

  • Điều trị hỗ trợ:

4. Theo dõi và tái khám:

Các chỉ số theo dõi:

  • Siêu âm bụng.
  • CTM, máu lắng.
  • Nhiệt độ, tình trạng bụng.

Tái khám:

Sau 2 – 4 tuần.

II. APXE GAN ĐƯỜNG MẬT:

Định nghĩa:

            Apxe gan đường mật là ổ mủ trong nhu mô gan và đường mật trong gan, viêm nhiễm hoại tử cấp tính do vi khuẩn ái khí hoặc yếm khí gây nên.

Chẩn đoán:

Lâm sàng:

  • Tiền sử có giun chui ống mật, sỏi mật.
  • Đau HSP – sốt – vàng da – gan to.

Xét nghiệm:

  • Siêu âm ổ bụng.
  • Cấy máu khi sốt cao trên 38,5, cấy mủ ổ áp xe
  • CTM, máu lắng, ĐMCB, ure, glucose, ĐGĐ, ALT, AST, bilirubin toàn phần, trực tiếp, CRP. HBsAg, HIV

Chẩn đoán xác định: Dựa vào

  • Chọc hút ổ apxe có mủ màu vàng hoặc xanh có mùi thối, nuôi cấy mủ có vi khuẩn mọc.
  • Siêu âm: một hoặc nhiều ổ giảm âm trong gan.
  • Lâm sàng.

Chẩn đoán phân biệt:

  • Apxe gan amip.
  • Ung thư gan.

3. Điều trị:

  1. Nguyên tắc điều trị:
  • Kháng sinh dùng liều cao, phối hợp kháng sịnh hoặc dùng kháng sinh phổ rộng, khuếch tán tốt trong máu được thải trừ qua gan mật.
  • Tham khảo kháng sinh đồ để chọn kháng sinh thích hợp.
  • Chống sốc nếu có, chống đau.
  • Chọc hút mủ dưới hướng dẫn của siêu âm nếu ổ apxe >5cm.
  • Điều trị biến chứng.
  1. Điều trị cụ thể:
  • Điều trị chống sốc nếu có, đặt catheter TMTT theo dõi ALTMTT. Bù dịch đẳng trương: NaCl 9%o, glucose 5%..
  • Kháng sinh phối hợp, liều cao: thường là gram âm, đôi khi gram dương

+ Cephalosporin thế hệ 3:  2-6 g/24h cefotaxim (claforan), cefoperazone ceftriaxone.

+ Aminoglycoside

+ Quinolon

  • Chỉ định ngoại khoa khi có biến chứng áp xe gan vỡ hoặc không lấy sỏi được qua ERCP
  • Lấy sỏi ống mật chủ  bằng ERCP hoặc dẫn lưu đường mật tạm thời trong trường hợp bệnh nhân nặng.
  • Nâng cao thể trạng.
  • Bù nước, điện giải theo ĐGĐ và ALTMTT.
  • Hạ sốt nếu sốt cao: paracetamol.
  • Chọc hút mủ ổ áp xe dưới hướng dẫn SA, cấy mủ.
  • khi có kết quả KSĐ của cấy máu hoặc cấy mủ: kết hợp KS theo KSĐ.
  • Nên dùng hai kháng sinh và metronidazole

4. Theo dõi và tái khám:

Chỉ số cần theo dõi:

  • Siêu âm bụng
  • CTM, máu lắng.
  • Nhiệt độ, tình trạng toàn thân.

Tái khám:

Sau 2 – 4 tuần.

0/50 ratings
Bình luận đóng