HẮC CHI MA (Mè đen)

Tên khác:

Ô ma tử, cự thắng tử, hồ ma nhân, chi ma, Mè đen

Mè đen (miền Nam gọi là Mè đen). tên khoa học: Sesamum indicum L., thuộc họ Mè (Pelaliaceae). Cây Mè thân thảo, sống quanh năm, cao 60-80cm. Thường có loại hạt vàng và loại hạt đen. Lá mọc đối đơn nguyên hình bầu dục, cuống ngắn. Hoa trắng mọc đơn hay đối ở nách lá. Quả nang dài có lông mềm. Hạt nhiều, thuôn dẹt, màu đen hay vàng. Quả Mè cho hạt làm thuốc chữa bệnh và dùng để ăn.

Cây vừng thân thảo cao 60-80cm
Cây Mè thân thảo cao 60-80cm

Trong hạt Mè còn có chứa phytosterol một loại hợp chất có cấu trúc hóa học tương tự cholesterol, nên có khả năng làm giảm cholesterol trong máu. Hợp chất này còn giúp tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ một số loại ung thư. Theo kết quả nghiên cứu công bố trên Tạp chí Nông Nghiệp và Hóa thực phẩm hạt Mè là loại thực phẩm có chứa hàm lượng phytoterol cao nhất: 400 – 413 mg/100 g.

Hàm lượng magie cao trong hạt Mè cũng giúp làm giảm và ổn định huyết áp, ngăn chặn những cơn đau tim, đột quỵ. Chỉ với ¼ chén Mè (36g hạt Mè) cung cấp tới 31,6 % nhu cầu magie hằng ngày. Ngoài ra, magie cũng được chứng minh là có tác dụng giãn cơ vì vậy sử dụng hạt Mè giúp ngăn ngừa sự co thắt đường hô hấp trong bệnh hen suyễn, ngăn ngừa những cơn đau nửa đầu, làm giảm và ngăn ngừa hội chứng tiền kinh nguyệt.

Là loại hạt có chứa nhiều chất chống oxy hóa, đồng thời, hạt Mè còn nâng cao khả năng bảo vệ và hấp thu vitamin E. Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng và Ung thư, năm 2001 cho thấy, những người ăn bánh nướng xốp có rắc 5mg Mè mỗi ngày có thể làm tăng nồng độ vitamin E trong cơ thể chỉ sau 3 ngày. Vitamin E là chất chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, phòng chống một số loại ung thư. Ngoài ra, trong hạt Mè còn chứa một lượng lớn chất khoáng canxi (trong ¼ chén Mè cung cấp tới 35,1% nhu cầu canxi hằng ngày) – một loại chất khoáng được chứng minh là hiệu quả trong việc bảo vệ tế bào ruột kết khỏi các hóa chất gây ung thư.

Ngoài các tác dụng nêu trên, Mè còn cung cấp các vitamin nhóm B: B1, B2, B3, B6, B9 là những vitamin cần thiết sự hình thành và hoạt động của hồng cầu, hoạt động của hệ thần kinh, hỗ trợ cơ thể chuyển hóa năng lượng từ thức ăn.

Phân biệt tính chất, đặc điểm:

Mè đen có hình trứng, tròn, bẹt, dài chừng 3mm rộng khoảng 2mm. Bề mặt màu đen, trơn phẳng, hoặc có vân nhăn dạng lưới, ở đầu nhọn có 1 chấm nâu nhỏ, đó là rốn hạt. Màng hạt mỏng, màu trắng, giàu chất dầu, mùi nhẹ, vị ngọt, có hương thơm dầu. Loại nào màu đen, hạt chắc, mảy, nhiều dầu là loại tốt.

Bảo quản:

Để nơi khô ráo thoáng gió, phòng mọt.

Tính vị và công hiệu:

Mè đen tính bình, vị ngọt, lợi về kinh can, thận, đại trường. Có công hiệu bổ gan, bổ thận, bổ tinh, huyết, nhuận tràng. Dùng thích hợp với người đầu váng mắt hoa, tai ù, tai điếc, râu tóc sớm bạc, rụng tóc sau khi ốm dậy, ruột táo bí ỉa v.v…

Những cấm kỵ khi dùng thuốc:

Người nào tỳ hư ỉa lỏng kiêng không dùng.

Hạt vừng có tác dụng bổ can thận, ích tinh huyết
Hạt Mè có tác dụng bổ can thận, ích tinh huyết

Bài thuốc hay có tác dụng chữa bệnh từ hạt Mè

Bài 1. Thuốc chữa bệnh cao huyết áp

+ Mè đen 150g

+ Hà thủ ô 150g

+ Ngưu tất 150g

+ Mật 50g

Các vị thuốc đem tán bột, luyện viên bằng mật, to như hạt ngô, phơi khô. Người bệnh ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 viên trước khi ăn. cần uống liên tục trong nhiều ngày.

Bài 2. Thuốc chữa kiết lỵ

+ Mè đen

+ Lá mơ lông

Cả hai thứ giã nhỏ lọc lấy nước uống, ngày 3 lần, trước khi ăn. Cần uống liền 11 ngày.

Hạt vừng có tác dụng chữa bệnh váng đầu ù tai
Hạt Mè có tác dụng chữa bệnh váng đầu ù tai

Bài 3. Thuốc chữa bệnh váng đầu ù tai

+ Mè đen 60g

+ Lá dâu 250g

+ Mật mía 100ml

Các vị thuốc tán bột vo viên với mật mía bằng hạt ngô phơi khô. Người bệnh ngày uống 3 lần mỗi lần 10 viên, sau khi ăn. Cần uống liền 7-9 ngày.

Các bài thuốc bổ dưỡng thường dùng:

Chi ma chúc (cháo Mè)

Mè đen 20g – Gạo lức 50g

Rang chín Mè cho vào với gạo nấu cháo, pha đường vào ăn.

Dùng cho người can thận tinh huyết bất túc, đầu váng mắt hoa tóc sớm bạc, lưng đau gôi mỏi, mềm nhũn, âm dịch bất túc, gây nên táo ruột bí ỉa, da khô, huyết hư, phong tê v.v…

Chi ma câu kỷ ẩm (thuốc sắc Mè đen câu kỷ tử)

Mè đen 15g

Hà thủ ô 15g

Câu kỷ tử 15g

Hoa cúc Hàng Châu 9g

sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần sớm, tối.

Dùng cho người đầu váng mắt hoa, tóc bạc sớm, bí ỉa v.v…

Chi ma hạch đào hồ (hồ Mè đen, hồ đào)

Mè đen, cùi hồ đào (giã nát), quả dâu (nghiền bột) lượng bằng nhau.

Ba vị trên trộn lẫn, cho mật ong vào đánh đều uống lúc đói ngày 3 lần, mỗi lần 2-3 thìa canh.

Dùng cho người thận hư sinh ra đầu váng mắt hoa, bí ỉa v.v…

Hắc chi ma diêm (muối Mè đen)

Mè đen 50g – Muối ăn 25g

Bỏ cả vào nồi rang cho Mè chín, để nguội giã bột. Có thể làm nhân bánh hoặc chấm thức ăn ăn cơm.

Dùng cho sản phụ ít sữa hoặc ngừng sữa.

Chi ma hạch đào đường (mứt Mè đen hạch đào)

Đường đỏ 500g – Mè đen 250g

Hạch đào nhân 250g

Mè đen và hạch đào nhân rang chín. Đường đỏ cho vào nồi, cho thêm ít nước đun nhỏ lửa, khi nào thấy tương đối sánh thì đổ Mè và hạch đào vào, trộn đều, rụt lửa, đổ ngay ra đĩa men nhân khi đang nóng. Chờ nguội se se mặt, cán mặt trên cho phẳng, dùng dao cắt mứt ra thành miếng nhỏ.

Dùng cho người suy nhược thần kinh, hay quên, tóc sớm bạc, rụng tóc V. V…

Chi ma hạch đào tửu (rượu Mè .đen, hạch đào)

Mè đen 25g – Hạch đào nhân 25g

Rượu trắng 500 ml

Ngâm 15 ngày đem ra uống ngày 2 lần, mỗi lần 15 – 20ml.

Dùng cho người thận hư, ho, suyễn và ỉa táo.

Hắc chi ma cao (cao Mè đen)

Mè đen 250g

Nước gừng tươi 100g

Mật ong 100g

Đường phèn 100g

Nghiền Mè đen thành bột lỏng, cho nước gừng, mật ong, đường phèn vào trộn đều, đun cách thuỷ 2 giờ. Uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa.

Dùng cho người già tính thể hư, hen suyễn.

Hắc chi ma sinh khương trà (trà Mè đen gừng tươi)

Mè đen 20g – Gừng tươi 5 lát

Trà 6g – Đường phèn 2 g

Trước hết cho trà và gừng vào nồi đun sôi 2 lần, cho thêm đường phèn, Mè đen vào, trộn đều, nhân lúc còn nóng uống hết 1 lần.

Dùng cho người mới bị cảm cúm, trong thời gian bị cảm cúm, uống thuốc ngay thay trà. Có thể phòng chống cảm cúm, tăng cường chức năng miễn dịch cho cơ thể.

Chi ma phục linh bính (bánh Mè đen, phục linh)

Phục linh 25g – Bột mì vừa phải

Mè đen 20g – Mật trắng một ít.

Phục linh và Mè đen giã nát, trộn bột mì vào làm thành bánh, hấp lâu, pha thêm chút mật ong vào là có thể đem ra ăn.

Ăn thường xuyên, lâu ngày khí lực sẽ không suy giảm, có thể tăng cường thể lực, chống được bệnh tật.

Chi ma chỉ khái tán (thuốc bột Mè đen giảm ho)

Mè đen 125g – Đường phèn 30g

Nghiền chung thành bột. Uống bằng nước sôi ấm mỗi lần 15 – 30g

Dùng cho người ho lâu ngày, phế âm hư tổn sinh ra ho khan ít đờm.

Chi ma ích trí cao (Cao Mè thông minh)

Mè đen 50g – Thủ ô 50g

Trai ngọc 20g – Bạch truật 50g

Thần khúc 50g – vỏ trong mề gà 10g

Phục linh 50g – Trần bì 20g

Đào nhân 10g

Nghiền chung thành bột mịn, cho mật ong vào đánh thành cao, bỏ vào miệng nhai uống mỗi ngày 10 – 20g.

Nếu uống thường xuyên sẽ có tác dụng kiện tì, cường thận, tóc đen, sinh tuỷ, long đờm, tăng cường trí tuệ.

Chi ma tráng dương hoàn (Viên Mè cường dương)

Mè đen 100g – Gạo nếp 100g

Nhau bà đẻ 1 bộ

Sấy khô, nghiền bột, trộn mật vê viên. Uống ngày 2 lần sớm tối, mỗi lần 15g. Dùng cho nam giới bị liệt dương.

Hắc chi ma thôi nhũ thang (thang Mè đen tăng sữa)

Mè đen 50g – Chân giò 1 chiếc

Mè đen nghiền bột. Chân giò nấu thang, cho bột Mè đen vào. Uống ngày 1 lần.

Dùng cho người huyết hư thiếu sữa.

Hắc chi ma giáng áp cao (cao Mè đen hạ huyết áp)

Mè đen 30g – Mật ong 30ml

Giấm 30 ml

Lòng trắng trứng gà vỏ đỏ 1 quả

Mè đen rang chín, nghiền bột, cho các vị khác vào trộn đều, uống ngày 3 lần, nội trong 2 ngày uống hết.

Dùng cho người khí huyết âm dương mất điều hoà nên huyết áp tăng cao. Uống lâu dài có thể đề phòng bệnh cao huyết áp.

Hắc chi ma hạnh nhân chúc (cháo Mè đen hạnh nhân)

Mè đen 90g – Đương qui 9g

Hạnh nhân 60g – Đường trắng vừa phải.

Gạo tẻ 90g

Mè đen, hạnh nhân, gạo tẻ ngâm nước, sau đó xay thành bột hồ, nấu chín, sau đó dùng đương qui, đường trắng sắc thang pha vào uống, ngày 1 lần uống liền một số ngày. Dùng cho người huyết hư bí ỉa.

0/50 ratings
Bình luận đóng