Khái niệm
Trịnh thanh là một chứng trạng có đặc trưng là thần chí hôn trầm, nói lắp, tiếng nói thấp, nặng không liên tục. Là loại bệnh ở thời kỳ cuối, biểu hiện tinh thần tán loạn rất nghiêm trọng.
Chứng Trịnh thanh bắt đầu có từ Thương hàn luận, về sau có ghi chép trong các sách Thương hàn minh lý luận, Đông viên thập thư, Toàn sinh tập, Phổ tế phương… Chứng này khác với chứng Thiềm ngữ vì Thiềm ngữ là chứng trạng thần thức không tỉnh táo, nói năng vô luân, tiếng cao có lực, phần nhiều thuộc chứng thực nhiệt. Còn Trịnh thanh thuộc phạm vi thần thức hư suy, bệnh sẩy ra ở thời kỳ cuối, bệnh tình nghiêm trọng, tinh khí bị mất từ bên trong, cho nên tiếng nói thấp, đoản hơi, sắc mặt tất úa vàng, tinh thần tất mỏi mệt, lẩm bẩm nói không gọn câu, tự nói một mình, gọi không thưa, hỏi không biết… Thương hàn luận – Biện Dương minh bệnh mạch chứng tính trị có viết: “Thực chứng là Thiềm ngữ, hư chứng là Trịnh thanh; Trinh thanh là nói lắp”.
Phân biệt
Chứng hậu thường gặp
- Trịnh thanh do vong âm: Có chứng lẩm bẩm nói lắp, thần thức không tỉnh, quầng mắt lõm sâu, bì phu khô ráo, vã mồ hôi và hơi dính, thở gấp gáp, khát thích ucíng nước lạnh, tứ chi ấm, môi lưỡi khô hồng, mạch Hư Sác Đại.
- Trịnh thanh do vong dương: Có chứng lẩm bẩm tự nói một mình, nói lắp đứt đứt nối nối, tinh thần ủy mị, gọi hỏi không đáp ứng, sắc mặt xanh nhợt, tứ chi quyết nghịch, đoản hơi thở nhẹ, ra mồ hôi dính và lạnh, không khát, ưa uống nóng, môi lưỡi trắng nhợt, nặng hơn thì tím tái, mạch Vi muốn tuyệt, hoặc Phù Sác mà rỗng không.
Phân tích
- Chứng Trịnh thanh do vong âm với chứng Trịnh thanh do vong dương: Hai chứng đều là bệnh tình nguy hiểm đều có chứng hậu đó. Trịnh thanh là do vong âm phần nhiều xảy ra khi nôn mửa, ỉa chảy, ra mồ hôi quá nhiều, sau khi đẻ bị mất huyết hoặc ngoại thương xuất huyết, hoặc nhiệt tà ấp ủ lâu ngày đến nỗi âm tinh hao kiệt tâm thần tán loạn. Yếu điểm biện chứng là: cơ phu đau, tay chân âm, ra mồ hôi hơi dính, miệng khát uống nước lạnh, thở hổn hển, môi lưỡi đỏ khô, mạch Hư Đại mà Sác. Chứng Trịnh thanh do vong dương phần nhiều do vong âm phát triển thành hoặc do ốm lâu không khỏi, nguyên khí suy vi hoặc hàn khí tiết ra nhiều, nguyên dương thoát đột ngột hoặc Tâm khí hao tán, chân dương muốn tuyệt gây nên. Yếu điểm biện chứng là: vã mồ hôi đầm đìa, tứ chi quyết nghịch, sắc mặt trắng xanh, đoản hơi thở khẽ, không khát thích uống nước nóng, môi lưỡi trắng nhợt hoặc tím tái, mạch Vi muốn tuyệt. Loại trên điều trị nên cứu âm liễm dương dùng phương Sinh mạch tán gia vị. Loại sau điều trị nên hồi dương cứu nghịch dùng phương Sâm phụ thang hoặc Sâm phụ long mẫu thang gia giảm.
Chứng Trịnh thanh tuy có vong âm vong dương khác nhau nhưng vì âm dương hỗ căn, âm kiệt thì dương không có chỗ dựa mà tán loạn, dương vong thì âm không hóa được mà cáo chung. Cho nên vong âm với vong dương thường kế tiếp xuất hiện, trong đó vong âm dẫn đến vong dương thường gặp nhiều nhất. Khi điều trị trong thuốc cứu âm nên hợp với thuôc hồi dương, trong thucíc hồi dương cần kèm theo thuốc liễm âm; chỉ có chiếu cố cả âm dương mới có thể thu được công hiệu tốt đẹp.
Trích dẫn y văn
– Trịnh thanh là nói lắp, chính là một cách chuyển giọng. Nếu như tiếng nặng mà chuyển lại âm gôc cũng là loại này. Những người kém cỏi thường không biết điều này, nói bừa là ngữ âm trùng lắp chồng chất, để rồi bàn lẫn lộn với Thiềm ngữ, rồi chỉ lấy các chứng mình nóng, mạch Sác phiền khát, đại tiện khó và lắm lời cho là Thiềm ngữ. Lại lấy chứng mình mát mạch Tiểu, tự lợi không khát mà lắm lời là Trịnh thanh. Nếu như vậy là mất đi cái bản ý của Trọng Cảnh, huống chi sách vỡ của Trọng cảnh hơn 390 điều đều nói đầy đủ về loại hình chứng hậu Thương hàn chưa hề rơi rụng một điều nào. Nếu lấy Trịnh thanh là lắm lời thì trong môn Tam âm đều thấy xuất hiện. Còn Trịnh thanh thì không có chứng trị nào cả, đó là không lấy theo loại Thiềm ngữ. Tuy nói rằng hư cũng là chỉ chính khí hư mà không trọn vẹn cho nên mới chuyển tiếng không được đúng, người sáng suốt xem xét chỗ này hy vọng nghiên cứu cho rõ. (Phổ tế phương – Thương hàn môn).
– Trịnh thanh là hư, hư tức là thần hư… nếu xét đúng là hư thì tối kỵ dùng bừa thuốc công phạt, chỉ sai lầm chút ít có thể chết ngay. Chữa chứng này cần phải xem xét khẩn cấp tới tinh khí, phân biệt được âm dương, loại bỏ ngoại chứng để cứu từ gốc rễ. Nếu chậm chạp sợ rằng không kịp còn nói gì đến chữa nhầm nữa? Thậm chí có chứng tự lợi mình lạnh hoặc lần áo quờ quạng đều là dấu hiệu nghịch rất xấu ị Cảnh Nhạc toàn thư – Thương hàn điển hạ).