Sulfamethoxazol+trimethoprim

Cotrimoxazol – tên thông dụng Cotrimazol fort (Ratiopharm). Bactrim © (Roche).

Eusaprim® (Glaxo Wellcome).

Các tên khác: Cotrimoxazol, cotrimazol, TMP-SMX.

Tính chất: sự phối hợp của một sulfamid thải trừ chậm (Sulfamethoxazol) với một chất ức chế men khử dihydrofolat (trimethoprim) có tác dụng cộng hợp hệ quả lên nhiều loại vi khuẩn và động vật nguyên sinh.

Chỉ định

Nhiễm trùng tiết niệu biến chứng và/hay ở phần trên; Cotrimoxazol không được khuyên dùng trong nhiễm trùng tiết niệu dưới, không biến chứng do có các tác dụng phụ.

Viêm tuyến tiền liệt cấp hay mạn tính: phải điều trị ít nhất trong 4 tuần với các thể cấp và 6 tuần với thể mạn tính.

Viêm phế quản mạn đợt cấp tính (10-14 ngày).

Viêm tai, viêm xoang cấp trong (5 ngày).

Bệnh lý phổi do Pneumocystis carinii.

Nhiễm trùng dạ dày-ruột do Shigella, Yersinia enterocolitica, do các chủng colibacille gây bệnh (trong 5 ngày).

Thương hàn và phó thương hàn đã kháng penicillin và ampicillin.

Bệnh do Toxoplasma (Toxoplasma gondii): thể nặng, thể toàn thân, khi bị suy giảm miễn dịch; thể bẩm sinh; viêm màng mạch – võng mạc.

Bệnh hạ cam (Haemophylus ducreyi).

Bệnh do Pseudomonas pseudomallei.

Bệnh do Brucella: khi không dung nạp được tetracyclin.

Bệnh tả: để rút ngắn thời hạn ỉa chảy và giảm lan truyền mầm bệnh ở trẻ em.

Liều dùng

Người lớn:

Liều uống trung bình: 800mg Sulfamethoxazol (SMX) và 160mg trimethoprim (TMP) cách quãng 12 giờ.

Nhiễm trùng nặng, nhiễm trùng

máu do chủng gram âm: theo đường  uống    800mg

Sulfamethoxazol và 160g trimethoprim cách quãng 6 giờ; hoặc truyền tĩnh mạch tới 3 ống cách quãng 12 giờ (mỗi ống phaỉ hoà loãng vào 125 ml dung dịch glucose 5%).

Bệnh lý phổi do Pneumocystis carinii: Theo đường uống 100 mg/kg Sulfamethoxazol và 20 mg/kg trimethoprim mỗi ngày chia 2-4 lần, trong 2-3 tuần.

Truyền tĩnh mạch (cho bệnh nhân bị nặng): 75 mg/kg Sulfamethoxazol và 15 mg/kg trimethoprim mỗi ngày truyền tĩnh mạch 4 lần, mỗi lần trong 60 phút, đã pha loãng vào dung dịch glucose 5%; người ta chuyển ngay sang đường uống khi người bệnh có thể nuốt các viên nén; những người bệnh không khá lên sau 4 ngày thì phải chuyển cho dùng pentamidin.

Điều trị loại trừ khi bị suy giảm miễn dịch:  25 mg/kg

Sulfamethoxazol và 5 mg/kg trimethoprim mỗi ngày, chia 2 lần, dùng 3 ngày liên tục mỗi tuần khi bị suy giảm miễn dịch.

Nhiễm lậu cầu khuẩn cấp: theo đường uống 1600 mg Sulfamethoxazol và 320 mg trimethoprim, mỗi buổi sáng và buổi tối trong 2 ngày.

Nhiễm trùng tiết niệu không biến chứng ở phụ nữ: uống một liều duy nhất 2400mg Sulfamethoxazol và 480mg trimethoprim.

Bệnh tả:   25 mg/kg

Sulfamethoxazol và 5 mg/kg trimethoprim 2 lần một ngày trong 3 ngày.

Trẻ em 40 mg/kg Sulfamethoxazol và 8 mg/kg trimethoprim mỗi ngày, chia 2 lần cách nhau 12 giờ. Chống chỉ định tiêm bắp thịt với trẻ em dưới 6 tuổi.

Thận trọng

Bù nhiều nước (sao cho lượng nước tiểu trên 1500ml) và kiềm hoá nước tiểu (dùng bicarbonat) để phòng việc tạo các tinh thể trong thận và đường tiểu.

Giảm liều khi suy thận (không sẽ không bị nặng thêm).

Khi độ thanh thải Creatinin 15- 30ml/phút: nửa liều.

Khi độ thanh thải Creatinin dưới 15ml/phút: chống chỉ định.

Cho dùng thận trọng ở người trên 60 tuổi (tăng nguy cơ độc về huyết học, độc gan và thận; nguy cơ này tỷ lệ với liều dùng và thời hạn điều trị).

Theo dõi về huyết học khi điều trị kéo dài; người có tuổi nhạy cảm hơn và có thể bị rối loạn về máu.

Cho dùng cẩn thận khi bị giảm bạch cầu, thiếu máu, rối loạn về đông máu và ở người đã bị dị ứng với các thuốc khác.

Ngừng ngay điều trị khi có dấu hiệu dị ứng da, nước tiểu sẫm màu hay ban xuất huyết.

Lời khuyên với người bệnh: hỏi lại thầy thuốc nếu bị đau họng hay sốt trong khi điều trị.

Chống chỉ định

Đã từng không dung nạp hay dị ứng với sulfamid hay trimethoprim.

Trẻ sơ sinh, đẻ non.

Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, giảm tiểu cầu.

Bệnh lý thận tiến triển: nguy cơ bị suy thận không phục hồi.

Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic.

Thiếu G6PD: nguy cơ tan huyết.

Khi có thai (trừ khi có nguy cơ đến tính mạng) và cho con bú.

Tác dụng phụ

Rối loạn tiêu hoá: chán ăn, buồn nôn, nôn.

Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic (dự phòng bằng 5 mg calci folinat mỗi ngày).

ức chế tuỷ xương: giảm bạch cầu, hiếm khi mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết.

Rối loạn đông máu, nhiễm sulfhemoglobin huyết.

Phản ứng dị ứng da: ban đỏ thoáng qua, ban đỏ đa hình nặng (hội chứng Stevens – Johnson), hoại tử biểu bì (hội chứng Lyell).

Vàng da ứ mật; cá biệt viêm gan.

Giảm tạm thời độ thanh thải creatinin mà không thấy tổn thương thận trước đó.

Đã thấy báo cáo về trường hợp viêm phế nang dị ứng.

Sốt mà không có triệu chứng nào khác.

Run không kèm triệu chứng nào khác.

Quá liều: nôn, chóng mặt, lẫn lộn, rối loạn thị giác, ban đôm xuất huyết, vàng da, đái tinh thể, đái máu và vô niệu; chữa triệu chứng; rửa dạ dày, cần làm trong vài giờ sau khi uống; nếu lượng nước tiểu thoả đáng, bù nước ở mức cao; thẩm phân máu.

Tương tác: như với các sulfamid, đặc biệt là với các thuốc uống chữa tiểu đường và chống đông máu dạng

coumarin mà liều dùng có thể hiệu chỉnh khi cho dùng đồng thời; thêm nữa với các thuốc kháng folic, nhất là methotrexat do tăng độc tính. Không nên phối hợp với các thuốc như acid para-aminobenzoic, ciclosprin, phenytoin, methotrexat, pyrimethamin (cộng hợp tác dụng kháng folic và nguy cơ giảm toàn bộ các tế bào máu).

CÁC THUỐC TƯƠNG TỰ

Sulfadiazin+Trimethoprim

Cotrimazin

Antrima ® (Doms – Adrian).

Liều dùng: 400mg Sulfadiazin và 80mg trimethoprim cách quãng 12h.

Sulfadiazin

Adiazin ® (Doms – Adrian).

Thuốc cùng tên:             Sulfadiazin,

sulfapyrimidin.

Chỉ định

Nhiễm trùng không biến chứng ở hệ tiết niệu do các chủng nhạy cảm.

Nhiễm Chlamydia trachomatis ở đường tiết niệu, ở mắt (bệnh mắt hột, viêm kết mạc) hay đường hô hấp: các sulfamid có hiệu quả nhưng tetracyclin và erythromycin là những thuốc được ưa chọn; Sulfadiazin không hiệu quả với bệnh Sốt vẹt.

Bệnh do toxoplasma ở ngoài thai kỳ, phối hợp với spiramycin, trong những thể ở não của những người bị AIDS và các thể bẩm sinh, phối hợp với pyrimethamin.

Tại các nước đang phát triển, vẫn còn các chủng liên cầu beta tan huyết, não mô cầu và Shigella nhạy cảm và các sulfamid được dùng rộng rãi trong các nhiễm trùng hô hấp và lỵ trực trùng; chúng có lợi thế là rẻ tiền so với các thuốc kháng sinh khác.

Bệnh hoa liễu u hạt lympho, bệnh do Nocardia.

Liều dùng

Người lớn

Liều tấn công: uống 2 g rồi cứ 6 h sau uống lg.

Với bệnh do Toxoplasma não trong trong diễn biến AIDS, liều dùng 6-8 g/ngày uôrig hay tiêm tĩnh mạch, trong ít nhất 6 tuần, tiếp theo một liều đã giảm còn 2 – 4 g/ngày. Nên luôn luôn phối hợp pyrimethamin bằng đường uống theo liều 200mg trong nhiều lần vào ngày đầu rồi tiếp theo là 75 – 100 mg/ngày trong 6 tuần và một liều giảm còn 25-50 mg/ngày.

Trẻ em: 150 mg/kg/ngày chia 4-6 lần.

Thận trọng

Bù nhiều nước (sao cho lượng nước tiểu trên 1500ml) và kiềm hoá nước tiểu (bằng bicarbonat) để phòng tạo các tinh thể trong thận và đường tiết niệu.

Theo dõi về huyết học khi cho dùng kéo dài; người có tuổi có thể nhạy cảm hơn và có các rối loạn về máu.

Ngừng điều trị nếu thấy dị ứng da, nước tiểu sẫm màu hay ban xuất huyết.

Lời khuyên cho người bệnh: hỏi thầy thuốc nếu thấy đau họng hay sốt trong khi điều trị.

Chống chỉ định

Đã từng không dung nạp hay dị ứng với sulfamid.

Thiểu năng thận hay gan, vàng da.

Thiếu G6PD: nguy cơ tan huyết.

Bệnh Porphyrin huyết.

Khi có thai, nhất là quý đầu và tuần đến cữ (nguy cơ tăng bilirubin huyết ở trẻ sơ sinh), cho con bú.

Trẻ mối đẻ và nhũ nhi (nguy cơ tăng bilirubin huyết).

Tác dụng phụ

Rối loạn dạ dày-ruột: chán ăn, buồn nôn và nôn.

ức chế tuỷ xương: giảm bạch cầu, sẽ tiến triển đến ngày thứ 10 thành mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu.

Thiếu máu tan huyết: hay nhận thấy nhất khi có thiếu G6PD, bệnh xuất hiện đột ngột trong tuần đầu điều trị và có thể kèm theo tình trạng sôc và hoại tử ống thận cấp.

Tạo các tinh thể sulfamid trong thận và đường tiết niệu; cơn đau quặn thận, tinh thể trong nước tiểu, đái máu, thiểu niệu.

Phản ứng dị ứng: ban đỏ thoảng qua, ban đỏ đa hình nặng (hội chứng Stevens-Johnson), có thể hoại tử biểu bì (hội chứng Lyell); sốt, viêm gan với vàng da ứ mật, ban xuất huyết, viêm đa khốp.

Độc với tuỷ: giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu bất sản.

Quá liều: điều trị triệu chứng, bài niệu cưỡng bức liên tục và làm kiềm nước tiểu.

Tương tác:    với acid para aminobenzoic (giảm tác dụng kháng khuẩn của sulfamid); với phenylbutazon hay oxyphenylbutazon (cộng hợp tác dụng), với thuốc uống chống đông máu và hạ đường huyết, phenytoin, thuốc lợi tiểu dẫn xuất từ thiazid, methotrexat (liều dùng của các thuốc này phải được hiệu chỉnh do tác dụng của chúng có thể tăng lên); với nhóm penicillin (không nên phối hợp do các sulfamid có thể ảnh hưởng đến tác dụng kháng khuẩn của penicillin); với probenecid, indometacin và các salicylat (giảm tiết nước tiểu và tăng độc tính của sulfamid).

Sulfamethizol xem mục riêng về thuốc

THUỐC PHỐI HỢP Sulfafurazol+erythromycin

Pediazole ® (Abbott).

Dành do điều trị viêm tai giữa cấp tính do các chủng nhạy cảm ở trẻ em, nhất là do Haemophylus influenzae.

0/50 ratings
Bình luận đóng