Các khoang bên họng là khoang ảo, dễ bóc tách tụ mủ, tạo bởi các cân cổ nông và sâu, thông với nhau và thông với trung thất, vì thế nhiễm trùng thường lan tỏa.
Nội dung bên trong các khoang có thể là mạch máu, thần kinh quan trọng nên khi tổn thương có rất nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.
Nguyên nhân gây bệnh thường vi khuẩn kỵ khí nên tổn thương rất trầm trọng.
Giải phẫu rất phức tạp, liên quan nhiều bình diện và nhiều mạch máu lớn, thần kinh quan trọng nên phẫu thuật dẫn lưu phải do các phẫu thuật viên Đầu cổ, có kinh nghiệm, trang thiết bị thích hợp và có sự hỗ trợ thường trực của các phẫu thuật viên Mạch máu.
Giải phẫu
Là 1 trong 11 khoảng của vùng cổ sâu, còn có rất nhiều tên khác là: Khoang bên họng (lateral pharyngeal space), Khoang họng hàm (pharyngomaxillary space), Khoang chân bướm hàm (pterygomaxillary space), Khoang chân bướm Họng (pterygopharyngeal space)
- Các khoảng đó là:
- Khoang quanh họng (Pharyngomaxillary hay là Parapharyngeal space): khoảng trước trâm, khoảng sau trâm
- Khoang quanh Amiđan (Peritonsillar space)
- Khoang sau họng (Retropharyngeal space)
- Khoang trước cột sống (Prevertebral space)
- Khoang “Nguy hiểm” sát trước cột sống (Danger space)
- Khoang mạch cảnh (Vascular visceral space)
- Khoang cơ nhai( Masticator space)
- Khoang dưới hàm (Submandibular space)
- Khoang trước khí quản(Pretracheal hay là anterior visceral space)
- Khoang quanh tuyến mang tai( Parotid space)
- Khoang Thái dương( Temporal space)
Ngoài ra còn một số khoảng nhỏ khác như : Trên xương móng(Suprahyoid space), dưới xương móng( Infrahyoid space)
Mô tả giải phẫu:
- Hình tháp ngược: Đáy là nền sọ, Đỉnh là sừng lớn xương móng, Trên là xương thái dương,
Dưới là phần nối của bụng sau cơ nhị thân và xương móng
- Giữa: Cân họng và thành họng bên
- Thành bên: Cân cơ chân bướm giữa, Ngành đứng xương hàm dưới, Phần sâu của Tuyến mang tai, Bụng sau cơ nhị thân. Hai dây chằng: bướm hàm, trâm hàm
- Thành sau: cột sống, các cơ cạnh sống
- Thành trước: Cơ chân bướm giữa
- Hoành trâm chia khoang này ra hai vùng: Trước trâm, Sau trâm
- Khoảng trước trâm:
- Phần sâu tuyến mang tai
- Tuyến nước bọt phụ
- Nhánh dây V cho cơ căng màn hầu
- Động mạch hầu xuống và đám rối tĩnh mạch
- Khoảng sau trâm
- Động mạch cảnh trong
- Tĩnh mạch cảnh trong
- IX, X, XI, XII
- Glomus, tiểu thể quanh mạch máu lớn vùng cổ
- Hạch thần kinh giao cảm cổ
Triệu chứng lâm sàng:
- Đau họng
- Nuốt đau
- Sưng cổ
- Cứng cổ
- Khít hàm
- Đau tai
- Khàn tiếng
- Sốt cao
- Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc
- Đẩy phồng trụ sau Amiđan, giọng nói thay đổi
- Chèn ép thần kinh, IX, X, XI, XII, giao cảm cổ…
- CT Scanner: khối mủ đẩy động mạch, bóc tách các khoang lân cận, phân biệt giữa ổ áp xe và viêm tấy tỏa lan vùng cổ sâu
- MRI: Nhìn được rõ ràng các lớp tổn thương hơn CT Scanner
Xử trí
- Nội khoa
- Kháng sinh phổ rộng kết hợp chống kỵ khí
- Corticoid liệu pháp
- Điều trị triệu chứng
- Nếu sau 24h các triệu chứng không thuyên giảm thì chỉ định phẫu thuật
- Ngoại khoa
- Vùng can thiệp rất nhiều tổ chức quan trọng và rất khó bộc lộ nên phải được thực hiện tại các Trung tâm phẫu thuật Đầu cổ lớn, và có sự hỗ trợ thường trực của các phẫu thuật viên mạch máu.
- Chọc hút kim nhỏ
- Trích rạch dẫn lưu ổ mủ: Lưu ý là nên trích rạch từ trên cao xuống, không chọc ngay vào chỗ thấp, căng, đặc biệt khi ổ mủ lớn ở trẻ nhỏ, dễ bị sặc vào đường thở. Hút dần giảm áp lực ổ mủ rồi tiếp tục trích rạch rộng, dẫn lưu.
- Dẫn lưu đường ngoài: Rạch rộng dọc theo bờ cơ ức đòn chũm, bộc lộ toàn bộ vùng máng cảnh, với nguyên tắc từ nông vào sâu theo bình diện ngang thật rộng rãi, từ vùng ít nguy hiểm đến vùng nguy hiểm, từ vùng dễ bóc tách đến vùng xơ dính, luôn sẵn sàng xử trí tai biến mạch máu lớn vì các mạch này rất dễ bị rách, thủng do nhiễm trùng.
Tai biến
- Chảy máu các mạch lớn: tỷ lệ tử vong rất cao
- Viêm trung thất, hay kèm nhiễm trùng nhiễm độc
- Nhiễm trùng máu
- Viêm tắc tĩnh mạch cảnh trong
- Viêm phổi