Bệnh sinh: bức xạ ion hoá xuất phát từ các nguồn là các máy bức xạ trị liệu, chẩn đoán X quang, các lò phản ứng hạt nhân, những máy cyclotron, và những chất phóng xạ sử dụng trong y học và trong công nghiệp.
Bảng 19.8. Các đơn vị bức xạ ion hoá
* Liều sinh học hiệu quả, xác định bằng Rem hoặc bằng Sievert là giống nhau đối với tia X và tia gamma. Với lượng Rad bằng nhau thì liều này cao hơn (do đó độc hơn) đối với bức xạ nơtron. |
Dù là tia X, nơtron, prôton, những hạt bêta hoặc alpha hoặc tia gamma, thì tổn thương do các nguồn bức xạ này gây ra cũng đều phụ thuộc vào năng lượng được giải phóng ra (tính theo đơn vị rad hoặc gray), phụ thuộc vào bản chất của loại tia (rem hoặc Sievert), vào thời gian phơi nhiễm (với năng lượng và thời gian bằng nhau, nhưng liều ngắt quãng thì kém độc hơn so với phơi nhiễm liên tục), vào diện tích bề mặt cơ thể bị phơi nhiễm (cùng một liều nhưng chiếu toàn thân thì có hại hơn là tập trung vào một vùng nhỏ).
Hiệu quả của bức xạ là tích dồn. Liều bức xạ mạnh gây hoại tử tế bào, những tế bào thuộc hệ thống tạo huyết, tạo tế bào lympho, hệ thống sinh sản là những cơ quan đặc biệt nhạy cảm. Liều gần tử vong làm giảm tổng hợp acid desoxyribonucleic và giảm khả hăng phân chia và sinh sản tế bào.
Những triệu chứng nhiễm bức xạ cấp tính toàn thân: những liều rất cao, lớn hơn 30 gray gây tử vong trong vòng vài giờ. Đối tượng nhiễm bức xạ nhanh chóng bị nôn, tiếp theo bởi suy sụp nặng, chứng thất điều, co giật, và hôn mê. Với liều cao hơn 6 gray thì tử vong xảy ra sau từ 2-3 ngày tới 2-3 tuần. Mới đầu thấy hội chứng dạ dày-ruột (nôn, ỉa chảy, mất nước, hạ huyết áp, tình trạng sốc), tiếp theo là hội chứng tạo huyết, nếu bệnh nhân không bị tử vong do rối loạn tiêu hoá ở giai đoạn trước (giảm toàn bộ tế bào máu vì bất sản tuỷ xương, giảm tế bào lympho hầu như tức thì, tiếp sau bởi giảm bạch cầu hạt trung tính, rồi giảm tiểu cầu).
Trong thời kỳ này, bệnh nhân trở nên rất dễ nhiễm khuẩn thông thường và nhiễm vi khuẩn ở bệnh viện. Với những liều thấp hơn 6 gray, thì tỷ lệ tử vong vào khoảng 50% sau một tháng với liều 4-5 gray, và khoảng 10% sau 3 tháng với liều 3 gray.
Các triệu chứng muộn do nhiễm bức xạ nhiều lẩn hoặc khu trú: mất tinh trùng ở nam giới, vô sinh ở nữ giới, rối loạn tạo huyết (thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu), rụng tóc (hói đầu), loét tiêu hoá. Những triệu chứng sau bức xạ khác nhau tuỳ theo cơ quan được chiếu xạ: suy thận, tổn thương phổi, màng phổi, ngoại tâm mạc, cơ tim, bàng quang, trực tràng, đục thuỷ tinh thể (đục nhân mắt), V..V…
Hiệu quả dài hạn sau khi phơi nhiễm với bức xạ ion hoá, là xu hướng giảm tuổi thọ, dễ bị bệnh u ác tính (bệnh bạch cầu, ung thư da, xương, tuyến giáp). Bức xạ ion hoá có tác dụng sinh biến dị (nếu các tế bào sinh sản bị phơi nhiễm) và có thể gây phát sinh dị dạng bẩm sinh cho các thế hệ con cháu.
Dự phòng: Phải theo dỗi cẩn thận tỷ mỷ những chỉ định có tính pháp lý về phương diện bảo vệ chống bức xạ ion hoá. Thầy thuốc giữ vai trò quan trọng trong việc chỉ định các xét nghiệm X quang thật sự cần thiết cho chẩn đoán và điều trị.
Có nhiều phim chụp X quang được yêu cầu thực hiện trong bệnh viện và trong khám chữa bệnh ngoại trú chỉ là theo thường quy, theo thói quen hoặc chỉ để hoàn vôn cho những máy đắt tiền, mà không mang lại một đóng góp nào cho chẩn đoán và điều trị.
Để bảo vệ cho những quần thể dễ bị nhiễm xạ do hoàn cảnh, người ta khuyên nên uống 1 viên 100mg iodua kali.
Điều trị: khử độc bằng tắm nhiều nước hoặc bằng những dung dịch đặc biệt. Trong trường hợp bất sản tuỷ xương, thì ghép tuỷ xương ở một trung tâm chuyên sâu.