Lỵ amip là một bệnh nhiễm khuẩn đường ruột do một loại nguyên sinh động vật cấp tính có khuynh hướng chuyển thành mạn tính.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN

  1. Tác nhân gây bệnh là Entamoeba dysenteriae:

Trong cơ thể người có 3 dạng chủ yếu:

  • Dạng lớn hoạt động (forma magna) có hai lớp chất nguyên sinh, lớp ngoài trong suốt, lớp trong có hạt nhỏ có hồng cầu trong những đợt cấp tính và không có giữa các đợt trên. Dạng phát triển này chỉ thấy ở trong ruột già và biến rất nhanh khi ra ngoài cơ thể.
  • Dạng nhỏ (forma minuta) hay tiền kén (precystica): lớp chất nguyên sinh ở ngoài phát triển yếu, lớp chất nguyên sinh ở trong có nhiều lỗ khí, có những vạch nhiễm sắc (bắt màu sắt hematoxylin feric).
  • Dạng kén (forma cystica) hình tròn, có màng kén thật rất rõ và 4 nhân, các lỗ khí nhỏ lại các vạch nhiễm sắc đã thu gọn thể tích lại. Kén là dạng chịu đựng có thể tồn tại khá lâu ở ngoại cảnh.

Có thể nuôi cấy amip trên môi trường đặc biệt

Bệnh sinh: kén lỵ là yếu tố truyền bệnh chủ yếu, tuy người ta đã có thể truyền bệnh thực nghiệm cho người và súc vật bằng dạng phát triển của amip lỵ

Lây bệnh xảy ra khi nuốt phải kén. Trong ruột, dưới ảnh hưởng của trypsin, màng bọc bị phá huỷ, amip ra khỏi kén, chuyển đến ruột già, sinh sản ở đó, rồi xâm nhập vào thành ruột non. Amip tiết ra một thứ men phân huỷ protid nên gây vết loét hẹp và sâu hình quả bầu.

Nếu xâm nhập vào mạch máu, amip có thể gây bệnh ở gan, phổi, não và đôi khi ở da.

Biểu hiện lâm sàng: thời kỳ ủ bệnh trung bình là 3 tuần lễ, nhưng có thể dao động từ vài ngày đến 3 tháng. Biểu hiện lâm sàng gồm:

  • Thể cấp tính: phân có lẫn máu mũi, đau quặn, mót rặn
  • Thể bán cấp tính: phân có lẫn máu mũi, hoặc lỏng hoặc sệt
  • Thể mạn tính: ỉa chảy xen kẽ với táo bón, có những đợt cấp diễn
  • Thể nhẹ: không có biểu hiện lâm sàng tuy có kén lỵ ở trong phân.
  1. Xét nghiệm chẩn đoán:

Xác định bệnh bằng xét nghiệm phân. Dạng phát triển chóng chết khi ra ngoài cơ thể, nên cần xét nghiệm phân tươi, ở nhiệt độ 37°. Để phát hiện kén, phải dùng phương pháp phong phú phân và cần phải tìm trong một tuần lễ, vì kén chỉ được giải phóng một cách gián đoạn. Có thể nhuộm kén lỵ bằng hema­toxylin ferric.

QUÁ TRÌNH DỊCH

  1. Nguồn truyền nhiễm:

Nguồn truyền nhiễm duy nhất là loài người. Người ta thấy chó và mèo tự nhiên bị lỵ amip, nhưng vai trò truyền bệnh của các súc vật này không đáng kể. Nguồn truyền bệnh là người mắc bệnh lỵ cấp tính hay mạn tính. Vì bệnh có kèm theo ỉa chảy (20-30 lần một ngày), nên người bệnh gieo rắc rất nhiều tác nhân gây bệnh ra môi trường bên ngoài. Dạng amip hoạt động được giải phóng khỏi ruột sẽ chết nhanh chóng, nhưng ở cuối thời kỳ phát bệnh có rất nhiều kén ở trong phân.

Kén còn tiếp tục được giải phóng ra rất lâu, sau khi đã khỏi bệnh. Người khỏi mang kén amip mạn tính rất nguy hiểm vì thải rắc lẫn trong phân, hàng tháng có khi hàng năm. Cũng có trường hợp người lành mang kén amip , nhưng sự mang kén này chỉ nhất thời, nên không có ý nghĩa lớn về mặt dịch tễ học.

Ở ngoài cơ thể, kén sống tương dối lâu. Trong phân ở nhiệt độ bình thường, chúng sống 1-2 tuần. Trong nước, chúng sống đến 8 tháng. Trong các chất tẩy uế, thì dung dịch cresol xà phòng (40% trong nước ở nồng độ pha loãng bình thường 3-10%), diệt kén trong 5-10 phút. Những chất khác có ít tác dụng vì thấm ít qua màng bọc của chúng. Để tiệt khuẩn bằng clo phải dùng liều lượng lớn hơn liều thường dùng thì mới có kết quả. Khi đun nóng đến 50°, kén lỵ chết trong 5 phút.

  1. Đường truyền nhiễm:

Kén lỵ có thể thấy trong mủ những áp xe ở gan, phổi ; nhưng bệnh thường truyền bằng phân. Kén lỵ có thể sông lâu trong nước, nên phải coi nước là yếu tố truyền nhiễm quan trọng nhất. Đặc biệt nguy hiểm là nước hồ và kênh đào, vừa dùng để ăn uống, lại vừa dùng trong sinh hoạt. Nhưng nước bẩn không gây những vụ dịch bùng nổ nnư trong bệnh thương hàn.

Rau quả ăn sống có thể gây bệnh vì bón phân tươi. Các thức ăn khác có thể bị ô nhiễm, bẻrỶuồi và tay bẩn của người bệnh hay người mang kén lỵ. Người ta đã tìm thấy kén lỵ ở kẽ móng tay những người mang kén lỵ. Trong ruột của ruồi, kén lỵ có thể sống ít ra 2 ngày.

  1. Tính cảm thụ:

Loài người có tính cảm nhiễm cao nhất đối với lỵ amip . Người ta đã phát hiện rằng lợn và chuột cũng mang amip lỵ, nhưng đa số các nhà nghiên cứu còn nghi ngờ vai trò làm lây truyền bệnh lỵ sang người của các động vật này.

Hình như người không có miễn dịch khi khỏi bệnh.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

Trái với lỵ trực khuẩn thường gây những vụ dịch lớn, lỵ amip có tính chất tản phát, và chỉ gây những vụ dịch nhỏ ở những nước nhiệt đới. Tỷ lệ mắc bệnh tăng trong mùa hè.

Lý do là nhiệt độ và độ ẩm cao của khí hậu nhiệt đới là những điều kiện thuận lợi cho ruồi sinh sản nhiều.

BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH

  1. Biện pháp phòng dịch:

Ớ những nơi có bệnh lỵ tiềm tàng, cần phải thực hiện những biện pháp vệ sinh để quản lý nước (tiệt khuẩn nước bằng clo thừa), thức ăn và diệt ruồi. Phương pháp phòng bệnh bằng stovarsol ít có tác dụng.

  1. Biện pháp chông dịch:

Để phát hiện người bệnh, song song với chẩn đoán lâm sàng, người ta còn xét nghiệm phân (soi phân bằng phương pháp nhuộm tiêu bản).

Người bệnh nhất thiết phải đưa vào bệnh viện. Điều trị bằng emetin, stovar- sol.yatren và những thuốc khác (biomyxin, terramycin, mixiot) kết hợp vào.

Tẩy uế phân bằng dung dịch lysol 30% pha thành hai thể tích và để trong 2 giờ ; đồ vải bị nhiễm phân nên ngâm trong dung dịch lysol trong 3 giờ.

Những người mang kén không thể cách ly lâu được, cho nên phải chấp hành triệt để những biện pháp vệ sinh (như rửa tay sau khi đi đại tiện, tẩy uế phân). Những người mang kén lỵ mà làm việc tại các cơ sở thực phẩm, nhà máy nước, nhà trẻ vẫn để làm việc như cũ nhưng tất cả đều phải chữa ngoại trú đến khi hết kén trong phân.

LỴ DO NGUYÊN SINH ĐỘNG VẬT KHÁC

Các bệnh lỵ này không quan trọng bằng lỵ amip và chỉ kết hợp với lỵ amip

  1. Lỵ do Lamblỉa intestinalis:

Lamblia intestinalis là một nguyên sinh động vật nhỏ (10-20 micromet) có lông. Kén Lamblia là dạng chịu đựng ở ngoại cảnh.

Lamblia gây những trường hợp ỉa chảy tiến triển dưới hình thức tản phát. Nguồn truyền nhiễm là người ốm (thể cấp tính, mạn tính) và người mang kén. Đường truyền nhiễm là nước, thực phẩm, ruồi

Ngoài những biện pháp vệ sinh phân, nước, thực phẩm và diệt ruồi như trong lỵ amip , còn phải tiêu diệt ký sinh vật ở người ốm và người mang kén bằng quinacrin hoặc nivaquin.

  1. Ly do Balantidium coli:

Balantidium coli là một nguyên sinh động vật có lông. Dạng phát triển to 30-200 micromet, dạng kén to 80 micromet (thấy trong phân lợn)

Lỵ do Balantidium tiến triển dưới hình thức tản phát. Bệnh truyền sang người bằng thịt lợn bị ô nhiễm phân lợn, cho nên người chăn nuôi, công nhân lò sát sinh, người bán thịt lợn thường nhiễm.

Những biện pháp phòng bệnh gồm: phát hiện lợn bị nhiễm, vệ sinh chuồng lợn, vệ sinh chế biến và bảo quản thịt lợn.

Bệnh lỵ amip

0/50 ratings
Bình luận đóng