Tên khác: nhiễm khuẩn nội trú.

Định nghĩa: là những trường hợp nhiễm khuẩn xảy ra ở một bệnh nhân đang điều trị nội trú trong bệnh viện, hoặc xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi bệnh nhân này xuất viện, nhưng nhiễm khuẩn đó chưa xảy ra cả ở trong thời kỳ ủ bệnh lẫn vào lúc nhập viện.

Căn nguyên

Nhiễm khuẩn nội trú là biến chứng của từ 5 đến 19% các bệnh nhân điều trị nội trú trong các bệnh viện đa khoa, và của tối 30% các bệnh nhân điều trị ở các khoa chăm sóc tăng cường. Trung bình, những nhiễm khuẩn nội trú này làm cho thời gian nằm viện của bệnh nhân phải kéo dài thêm từ 4 đến 5 ngày.

Số lượng những trường hợp nhiễm khuẩn nội trú tăng lên có liên quan tối những tiến bộ về chẩn đoán và điều trị trong ngành y tế: những bệnh nhân được chăm sóc trong bệnh viện ngày càng là những đối tượng kém đề kháng hơn, đặc biệt là những người mắc bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, hoặc phổ biến hơn là những người bị suy giảm miễn dịch mắc phải do dùng những thuốc ức chế miễn dịch trong điều trị ung thư và trong phẫu thuật ghép tạng, hoặc trong điều trị các bệnh tự miễn. Những trẻ sơ sinh, trẻ thiếu tháng, và người già là những đối tượng đặc biệt dễ bị nhiễm khuẩn nội trú.

Những kỹ thuật xâm hại được sử dụng trong các bệnh viện để chẩn đoán, theo dõi và điều trị thường hay tạo cơ hội mới cho nhiễm khuẩn: ống thông (sonde) niệu đạo để lưu, đo áp huyệt tĩnh mạch trung tâm, truyền dịch thuộc mọi loại, đặt bộ phận giả V..V… Trong các khoa chăm sóc tăng cường, những máy móc có thể là những nguồn lây nhiễm, nếu chúng bị dây bẩn.

Những mầm bệnh (xem bảng): tất cả mọi mầm bệnh ở trong bệnh viện, nói chung, đều có khả năng tồn tại trong một môi trường chống lại chúng. Những mầm bệnh này còn có khả năng phát triển tính kháng thuốc đối với các thuốc kháng sinh thông dụng cho nên, một số bệnh viện đã phải đối mặt với những vấn đề liên quan tới sự xuất hiện các chủng tụ cầu khuẩn, cầu khuẩn và trực khuẩn đường ruột Gram âm, kháng lại nhiều thuốc kháng sinh khác nhau.

Liệu pháp kháng sinh: những thuốc kháng sinh dùng cho bệnh nhân không với lý do xác đáng chính là nguyên nhân chính của nhiễm khuẩn nội trú. Thật vậy, những thuốc này làm cho một số vi sinh vật trở thành kháng thuốc và góp phần vào quá trình tồn tại chọn lọc của những chủng kháng đa thuốc ở trong bệnh viện, chúng lây truyền từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác.

– Những yếu tố thuận lợi khác: thiếu buồng tắm và vòi tắm, thái độ của những nhân viên y tế, những người này có khi hiểu biết chưa đầy đủ về vấn đề nhiễm khuẩn nội trú, việc di chuyển bệnh nhân từ khoa này sang khoa khác ở trong bệnh viện.

Bảng 2.7. Những vi sinh vật chính tham gia vào nhiễm khuẩn ở bệnh viện

Bệnh mất bạch cầu hạtPseudomonas, tụ cầu khuẩn*
Bệnh đái tháo đườngTụ cầu khuẩn*, trực khuẩn Gram âm, Candida
Điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịchPseudomonas, Klebsiella, Enterobacter, Tụ cầu khuẩn*, Listeria, Nocardia, Candida, Aspergillus, Cryptococcus, virus cự bào, virus bệnh thuỷ đậu và zona, Pneumocystis carinii
Thông tĩnh mạchTụ cầu khuẩn*, Pseudomonas, Candida Acinetobacter (Mima)
Làm thủ thuật ở đường tiết niệu bằng dụng cụTrực khuẩn Gram âm, cầu khuẩn đường ruột
Mỏ khí quản, hô hấp hỗ trợ, chăm sóc tăng cườngPseudomonas, Klebsiella, tụ cầu khuẩn*, Serratia, Candida
Phẫu thuật bụngTrực khuẩn Gram âm, liên cầu khuẩn (cầu khuẩn đường ruột), tụ cầu khuẩn
Phẫu thuật timTụ cầu khuẩn, trực khuẩn Gram âm, Candida
Bỏng, chấn thươngPseudomonas, Proteus, Serratia, tụ cẩu khuẩn*, Candida

* Những chủng ngày càng kháng nhiều loại thuốc kháng sinh hoặc MRSA (“Methicillin-Resistant Staphylococcus Aureus1‘ – “Tụ cầu vàng kháng methicillin”)

 

Các thể lâm sàng

NHIỄM khuẩn tiết niệu (chiếm 40% các trường hợp): là biến chứng của việc sử dụng các ống thông (xông) tiết niệu và thực hiện những thủ thuật bằng dụng cụ ở niệu đạo, ở bàng quang, và thận. Trung bình, mỗi trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu kéo dài thời gian bệnh nhân ở lại bệnh viện thêm 3 ngày.

NHIỄM KHUÂN hậu phẫu (chiếm 25% số trường hợp): nhiễm khuẩn vết mổ xuất hiện từ 3-7 ngày sau phẫu thuật, và mầm bệnh là từ da bệnh nhân lan tới vết thương. Cho kháng sinh sau mổ có thể làm chậm xảy ra nhiễm khuẩn vết mổ. Những trường hợp nhiễm khuẩn ở sâu đôi khi xảy ra sau phẫu thuật ruột. Trung bình nhiễm khuẩn vết mổ kéo dài gấp đôi thời gian hậu phẫu so với trường hợp không bị nhiễm khuẩn.

NHIỄM khuẩn phoi (chiếm từ 10-30% số trường hợp): ở bệnh viện viêm phổi là nguyên nhân chính gây tử vong vì nhiễm khuẩn nội trú, và chủ yếu xảy ra ở những bệnh nhân được làm hô hấp hỗ trợ. Mầm bệnh hay gặp nhất là các trực khuẩn Gram âm (chiếm 50% các trường hợp) và tụ cầu vàng. Nhiễm khuẩn lan vào phổi qua đường hô hấp, hiếm khi qua đường máu.

Trong những khoa nhi, bệnh cúm và những trường hợp nhiễm virus hô hấp họp bào (ở nhũ nhi) có thê rất nặng. Trung bình, viêm phổi kéo dài thời gian nằm viện của bệnh nhi thêm 7 đến 10 ngày.

NHIỄM KHUẨN TOÀN THÂN (chiếm 5-10% số trường hợp): nhiễm khuẩn huyết nội trú là nguyên nhân gây ra tỷ lệ tử vong ở bệnh viện cao, và tỷ lệ này tăng dần kể từ khoảng 10 năm gần đầy. Trung bình, nhiễm khuẩn huyết kéo dài thời gian nằm viện thêm từ 2 đến 3 tuần.

NHIỄM VIRUS: xảy ra ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo và sau khi truyền máu. Lây truyền bệnh viêm gan virus c là hay gặp hơn hẳn (chiếm 90% số trường hợp viêm gan sau truyền máu). Tần suất viêm gan B đã giảm xuống kể từ khi có phương pháp phát hiện kháng nguyên HBsAg (kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B) ở những người cho máu. Nhiễm virus cự bào xảy ra chủ yếu ở bệnh nhân được truyền một lượng lớn máu tươi.

Phòng bệnh

Cách ly về “nhiễm khuẩn” các bệnh nhân dễ làm lan truyền các tác nhân lây nhiễm:

+ Cách ly nghiêm ngặt: được yêu cầu trong trường hợp bệnh bạch hầu, bệnh sốt xuất huyết dịch tễ (xem từ này), bệnh thuỷ đậu, bệnh zona.

+ Cách ly hô hấp: phải thực hiện trong trường hợp nhiễm Haemophilus influenzae hoặc nhiễm màng não cầu khuẩn, ban nhiễm khuẩn, bệnh quai bị, viêm phổi nhiễm khuẩn, bệnh sởi.

+ Cách ly không tiếp xúc: phải thực hiện trong trường hợp viêm tiểu phế quản trẻ em, bệnh ho gà, bệnh mụn rộp da-niêm mạc, bệnh rubeon, bệnh nhiễm virus hô hấp hợp bào.

+ Cách ly đối với bệnh lao trong lúc chờ đợi hiệu quả điều trị lao.

Cách ly “bảo vệ” những đối tượng đặc biệt dễ bị nhiễm khuẩn.

Giám sát việc sử dụng các thuốc kháng sinh ở trong bệnh viện.

Giám sát các dịch vụ kỹ thuật (như thông khí, nước), nhà bếp, và xưởng giặt.

Đào tạo và kiểm tra y tế từng thời kỳ cho những nhân viên của bệnh viện.

Thành lập một uỷ ban của bệnh viện phụ trách chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn nội trú.

0/50 ratings
Bình luận đóng