Hệ thống phân loại nhiễm HIV được chấp nhận rộng rãi nhất, được công bố ban đầu bởi Trung tâm Phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) vào năm 1986, dựa trên những bệnh lý nhất định có liên quan tới nhiễm HIV (xem Bảng 1). Hệ thống phân loại này được dự định để dùng trong các điều tra sức khỏe cộng đồng và nó đã là công cụ dịch tễ học hữu ích trong nhiều năm. Năm 1993, phân loại CDC được sửa lại (CDC 1993b). Từ đó, định nghĩa lâm sàng của AIDS đã được mở rộng ở Mỹ (không ở Châu Âu) bao gồm những bệnh nhân nhiễm HIV với số lượng tế bào T CD4 ít hơn 200 tế bào/µl hoặc ít hơn 14% tổng tế bào lympho, ngay cả trong lúc không có những tình trạng bệnh lý đã liệt kê.

Vì vậy, phân loại CDC hiện nay phân chia những người nhiễm HIV trên cơ sở biểu hiện lâm sàng và số lượng tế bào lympho T CD4. Có 3 nhóm phân loại lâm sàng (A, B, C xem Bảng 1) và 3 nhóm phân loại tế bào lympho T CD4 (1, 2, 3 xem Bảng 2). Ví dụ, một bệnh nhân có nấm Candida miệng họng và số tế bào T CD4 là 250/µl sẽ được phân loại là B2; người nào  đó có nhiễm trùng không triệu chứng và số tế bào T CD4 là 500/µl sẽ là loại A1. Việc phân loại tế bào T CD4 nên được dựa trên số lượng tế bào T CD4 chính xác thấp nhất (“số lượng CD4 thấp nhất”) và không dựa trên số lượng tế bào T CD4 gần đây nhất.

Với trẻ dưới 13 tuổi, hệ thống phân loại đã được sửa lại và bổ sung (xem chương “HAART ở trẻ em”). Cũng nên chú ý rằng, bên cạnh phân loại CDC, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã công bố hệ thống chia giai đoạn đối với nhiễm HIV. Sự phân loại của WHO là một cách tiếp cận để sử dụng trong những nơi có nguồn lực hạn chế và được dùng rộng rãi ở châu Phi và châu Á.

Bảng 1. Phân loại lâm sàng của hệ thống phân loại CDC ở người nhiễm HIV
Loại A

 

Nhiễm HIV không triệu chứng

 

Nhiễm HIV cấp (tiên phát) với bệnh lý kèm theo hoặc bệnh sử nhiễm HIV cấp

Bệnh hạch lympho toàn thể dai dẳng

 

Loại B

 

Những tình trạng bệnh có triệu chứng mà không được bao gồm trong những tình trạng được liệt kê ở phân loại lâm sàng C. Ví dụ bao gồm, nhưng không giới hạn:

U mạch trực khuẩn

 

Nhiễm nấm candida, miệng hầu (tưa miệng)

 

Nhiễm trùng nấm candida, âm hộ âm đạo; dai dẳng, thường xuyên, hoặc dáp ứng kém với điều trị

Loạn sản cổ tử cung (trung bình hoặc nặng)/ung thư cổ tử cung tại chỗ

Những triệu chứng thực thể, như là sốt (38,50C) hoặc

ỉa chảy kéo dài hơn 1 tháng Bạch sản lông ở miệng

Herpes zoster (bệnh zona), với ít nhất 2 đợt bệnh khác nhau hoặc lan rộng nhiều hơn 1 khúc bì

Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát Bệnh do Listeria monocytogenes

Bệnh viêm tiểu khung, đặc biệt nếu biến chứng áp xe

ống vòi trứng

 

Bệnh thần kinh ngoại vi

Loại C – những bệnh xác định AIDS **

 

Nhiễm trùng nấm candida phế quản, khí quản, hoặc phổi

Nhiễm trùng nấm candida, thực quản Ung thư cổ tử cung, có xâm nhập*

Nhiễm nấm Coccidioides immitis lan tỏa hoặc ngoài phổi

Nhiễm Cryptococcus ngoài phổi

 

Nhiễm Cryptosporidium mạn tính ở ruột (kéo dài hơn 1 tháng)

Bệnh do Cytomegalovirus (ngoài gan, lách, hoặc hạch)

Viêm võng mạc do Cytomegalovirus (với mất thị lực)

Bệnh não, liên quan đến HIV

 

Herpes simplex: loét mạn tính (kéo dài hơn 1 tháng); hoặc viêm phế quản, viêm phổi, hoặc viêm thực quản

Nhiễm trùng do Histoplasma capsulatum, lan tỏa hoặc ngoài phổi

Isosporiasis mạn tính ở ruột (kéo dài hơn 1 tháng) Kaposi’s sarcoma

Lymphoma, Burkitt’s (hoặc thuật ngữ tương đương)

 

Lymphoma, nguyên bào miễn dịch (hoặc tương

đương)

 

Lymphoma tiên phát ở não

 

Mycobacterium avium complex hoặc M. kansasii, lan tỏa hoặc ngoài phổi

Mycobacterium tuberculosis, bất kỳ vị trí (phổi hoặc ngoài phổi)

Mycobacterium, loài khác hoặc không định danh được loài, lan tỏa hoặc ngoài phổi

Pneumocystis pneumonia

Viêm phổi, tái diễn*

Bệnh não chất trắng đa ổ tiến triển

Nhiễm trùng huyết do Salmonella, tái diễn

Toxoplasmosis não

Hội chứng suy mòn do HIV

* Những bệnh lý này phải có ít nhất 1 trong những tiêu chuẩn sau: a) Những bệnh lý được quy cho nhiễm HIV hoặc là biểu thị của thiếu hụt trong miễn dịch qua trung gian tế bào; hoặc b) Những bệnh lý được bác sĩ cho rằng quá trình diễn biến lâm sàng hoặc đòi hỏi xử trí phức tạp hơn do hậu quả của nhiễm HIV

** Một khi bệnh lý loại C đã xảy ra, người đó sẽ vẫn ở trong loại C

Bảng 2. Phân loại số tế bào lympho T lượng CD4*
Loại 1: >500 tế bào T CD4/µl

Loại 2: 200-499 tế bào T CD4/µl

Loại 3: <200 tế bào T CD4/µl

* Sự phân loại được dựa trên số lượng tế bào T CD4 thấp nhất, không phải kết quả gần đây nhất

0/50 ratings
Bình luận đóng