Nguyên nhân bệnh nhiệt miệng
NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH NHIỆT MIỆNG
Hiện nay về nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh “ nhiệt miệng ” chưa thực sự rõ ràng, chưa có nhiều nghiên cứu sâu về căn nguyên và cơ chế sinh bệnh cũng như liệu trình điều trị, cho nên có nhiều thuyết trình về nguyên nhân của bệnh theo các quan điểm khác nhau
Theo quan điểm của y học cổ truyền về nhiệt miệng:
Y học phương đông cho rằng nhiệt miệng thuộc chứng “khẩu cam” , bệnh phát sinh do hoả độc, nhiệt độc,thấp nhiệt ở tỳ, vị, tâm, can, thận; hay gặp nhất là ở tỳ vị. Hoả độc, nhiệt độc bốc lên sinh lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng, lưỡi đỏ. từ đó : Phương pháp chữa trị nhiệt miệng theo Đông Y là thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm, lương huyết. Các bài thuốc cổ phương như Thanh vị tán, Cẩm liên xích đạo thang, Địa hoàng cốt bì thang,…là những bài thuốc chữa trị và ngăn ngừa tái phát bệnh nhiệt miệng. Các bài thuốc này phối hợp các vị thuốc theo nguyên lý Y học cổ truyền như: Hoàng liên, Sinh địa, Bạch mao căn, Đương qui, Đan bì,… có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, chữa viêm loét miệng, lưỡi, nhiệt miệng, viêm lợi, chảy máu chân răng, hôi miệng, phòng bệnh tái phát. Kháng sinh thực vật chứa trong Hoàng liên ; Đương qui, Sinh địa cung cấp các vitamin khoáng chất thường bị thiếu trong bệnh nhiệt miệng, giúp cho sự tái tạo niêm mạc miệng nhanh chóng. – Phối hợp với các phương pháp chữa trị trên, cần hạn chế các đồ cay, nóng như gừng, ớt,…
Theo y học hiện đại về nhiệt miệng:
– Người ta nhận thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh bệnh như: áp lực tinh thần lớn, công việc căng thẳng stress khiến cho chức năng miễn dịch bị suy giảm ; các rối loạn bài tiết bên trong, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt; dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm… trong đó suy giảm miễn dịch được xem là nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhiệt miệng
– Các trường hợp suy giảm chức năng khử độc của gan , các chất độc ( chủ yếu là kim loại nặng như Asen , chì … ) tích tụ lại ở niêm mạc đường tiêu hóa ( chủ yếu là niêm mạc miệng ) khi lượng chất độc đủ lớn tạo nên ổ hoại tử rồi vỡ ra tạo thành vết loét ( nhiệt miệng )
– Bệnh có nhiều liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể , bệnh mang tính chất tự miễn , tức là tự cơ thể hình thành dị nguyên ( có một số trường hợp liên quan đến độc tố tồn tại nhiều trong máu , chức năng khử độc của gan kém ) , rồi cơ thể lại phải tự sinh ra kháng thể để dung giải chất độc đó đi , phản ứng này sinh ra ổ hoại tử , từ đó vỡ ra hình thành nên vết loét , đồng thời vết loét lại thường xuyên bị ướt do nước bọt cộng với dịch thức ăn phức tạp cho nên rất lâu lành
– Nhiễm khuẩn: Do mất cân bằng sinh học của tạp khuẩn trong miệng bao gồm: các vi khuẩn ái khí, kỵ khí và nấm cộng sinh.
– Yếu tố nội tiết: Thể hiện khá rõ ở phụ nữ dễ bị áp-tơ ( nhiệt miệng ) trong thời kỳ sau đẻ, thời kỳ mãn kinh hoặc trong khi mang thai.
– Một số yếu tố nguy cơ: Thiếu hụt các chất tạo máu: iron, folic acid, vitamin B12. – Bất thường miễn dịch.
– Nhiễm khuẩn: herpes simplex virus (HSV), human herpesvirus (HHV), varicella-zoster virus (VZV), cytomegalovirus (CMV), Streptococcus sanguis, Helicobacter pylori,…
Tóm lại :
Nhiệt miệng có liên quan đến tính tự miễn và rối loạn thể dịch do ( Hàm lượng các chất trong máu thay đổi , các chất có hại trong máu nhiều … ) Hiện tượng này lại là hệ quả của một số bệnh toàn thân khác như chức năng khử độc của gan – thận , chế độ làm việc ăn uống thiếu axit Folic, sắt…, tâm lý căng thẳng( stress ) , Thay đổi đột ngột chế độ ăn uống sinh hoạt , môi trường sống ( chủ yếu là nguồn nước ) có nhiều độc chất kim loại nặng , nghề nghiệp độc hại …