– Vi phẫu và soi bột: Tham khảo DĐVN IV.
– Định tính. DĐVN dựa vào kết quả phân tích bẳng sắc ký lớp mỏng để phát hiện acid oleanolic: chiết xuất saponin bằng ethanol 96o, thủy phân saponin bằng acid hydrochloric, chiết acid oleanolic bằng ether dầu hỏa, bốc hơi dung môi rồi cho hòa tan cắn trong ethanol dùng làm dung dịch thử. Bản mỏng là silicagel H trộn với dung dịch cellulose carboxymethyl natri 0,5%. Dung môi khai triển là hỗn hợp chloroform-methanol 40:1. Thuốc thử phát hiện là dung dịch acid phosphomolybdic 5% trong ethanol và sấy ở 110oC trong 10’. Kết quả đối chiếu với acid oleanolic chuẩn.
Tác dụng và công dụng
+ Rễ ngưu tất đã được GS Đoàn Thị Nhu và cộng sự chứng minh có tác dụng hạ cholesterol máu và có tác dụng hạ huyết áp. Viện Dược liệu (Bộ Ytế VN) đã sản xuất cao toàn phần bào chế dưới dạng viên đem thử tại viện Bảo vệ sức khoẻ người có tuổi do GS Phạm Khuê và cộng sự đã đi đến kết luận sau:
– Ngưu tất có tác dụng làm giảm cholesterol máu trên 65% số bệnh nhân có cholesterol máu cao được điều trị.
– Ngưu tất có tác dụng làm giảm tỉ lệ b /a lipoprotein máu ở 82% số bệnh nhân có tỉ lệ b /a lipoprotein máu cao điều trị.
– So sánh với Clofibrat (một loại thuốc hóa học được dùng phổ biến điều trị các bệnh nhân trên) thì tác dụng hạ cholesterol máu cao hơi yếu hơn, còn tác dụng hạ tỉ lệ b /a lipoprotein thì gần tương đương.
– Phạm Kim Mãn (luận án PTS1992) đã nghiên cứu đưa ra chế phẩm “Bidentin” mà thành phần có saponin của rễ ngưu tất cộng với chất phụ gia để làm thuốc hạ cholesterol. Thuốc đã được thử lâm sàng có kết quả tốt, thuốc ổn định và không gây tác dụng phụ.
+ Saponin của ngưu tất cũng được các tác giả An Độ nghiên cứu thấy có tác dụng trợ lực tử cung.
+ Trong đông y vị ngưu tất được dùng phối hợp với một số dược liệu khác để chữa chứng mất kinh, đẻ khó. Ngoài ra còn dùng để chữa bệnh thấp khớp, đau lưng, bí tiểu tiện.
Chú thích: ở nước ta còn có cây cỏ xước – Achyranthes aspera L., mọc hoang, nếu cây được trồng và chăm bón thì cũng cho rễ mềm và cũng có thể dùng được như ngưu tất. Cây này khác cây trên ở chỗ lá có khía răng, lá to hơn và bông dài hơn.
Rễ cỏ xước có saponin nhóm olean. Hạt có các saponin sau đã xác định cấu trúc:
R R1
Achyranthes saponin A – glc A4 – glc4 – rha – H
Achyranthes saponin B – glc A4 – glc4 – rha – gal
Achyranthes saponin C – glc A4 – rha – glc A
Achyranthes saponin D – glc A4 – glc4 – rha – glc A
Ngoài ra còn có ecdysteron, betain.
Hỗn hợp saponin phân lập từ hạt cỏ xước có tác dụng tăng sức co bóp tim cô lập của ếch, chuột lang, thỏ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật