Loãng xương là bệnh lý xương khớp có tính chất toàn thân do chất lượng xương bị giảm, thoái hóa kết cấu vi thể xương làm xương giòn, dễ phát sinh gãy xương.Quá trình bệnh của người bệnh loãng xương tương đối dài (lâu), điều trị 3 tháng rưỡi cũng không thể phục hồi hoàn toàn.
Biểu hiện loãng xương
-Xương dễ gãy hoặc gãy xương do chấn thương rất nhẹ.
-Đau.
-Giảm chiều cao.
-Giảm khả năng vận động.
Sau đây là các món ăn bổ sung canxi có tác dụng phòng chống và hỗ trợ trong điều trị bệnh loãng xương ở tuổi già.
Món 1: CANH BỔ XƯƠNG
Nguyên liệu:
Xương heo tươi 100gr, đậu tương 250gr, tử đan sâm 50gr.
Cách chế biến:
Đan sâm rửa sạch loại bỏ đi những tạp chất cho nước vào nấu trong 1 giờ. Sau đó cho xương heo, đậu tương vào nấu tiếp, nêm thêm một ít muối.
Cách ăn: Uống canh xương heo, ăn đậu tương.
Công hiệu: Bổ xương, bổ tủy
Món 2: CHÁO THỊT CUA
Nguyên liệu:
- Cua nước ngọt 2 con
- gạo tẻ 50gr
Cách chế biến:
Gạo tẻ nấu cháo trước, đến lúc chín cho thịt cua vào nấu một lúc, sau đó cho một ít gừng tươi, dấm, tương dầu vào là được.
Cách ăn: Ăn cơm, làm canh.
Công hiệu: Nối xương, nối gân.
Món 3: GÀ BỔ GÂN
Nguyên liệu:
- Gà ác (trống) 1 con
- tam thất 5gr.
Cách chế biến:
Gà làm xong rửa sạch bỏ hết lòng. Tam thất rửa sạch xắt nhỏ ra từng miếng cho vào trong bụng gà thêm một ít rượu màu, chưng cách thúy.
Cách ăn: Ngon cơm, uống canh ăn thịt
Công hiệu: Khỏe gân, nối xương. Ăn những thực vật có nhiều hàm lượng canxi.
Món 4: CANH BẮC CÔ PHƯỢNG TRẢO
Nguyên liệu:
- Bắc cô 100gr
- chân gà 16 cái
- thịt nạc 250gr
- gừng tươi 5 lát
- rượu nửa muỗng canh.
Cách chế biến:
Bắc cô ngâm mềm bóc cuống rửa sạch, chân gà bóc hết da đất và móng. Thịt nạc cho vào nước sôi nấu lên 5 phút lấy ra rửa sạch. Với lượng nước vừa đủ cho chân gà thịt nạc vào nấu 1 giờ, cho thêm đông cô, gừng, rượu trắng nấu cho đến khi chân gà chín nhừ là được.
Cách ăn: Ngon miệng.
Công hiệu: Khỏe gân, liền xương.