Mục lục
Tên khác:
Dương ma cô, ma cô nấm, ma cô.
Nguồn gốc:
Đây là mũ và cuống nấm, thực thể của loài thực vật họ hắc tản.
Phân biệt tính chất, hình dạng:
Dược liệu này mũ nấm rộng 5 – 12 cm, lúc đầu là hình bán cầu, sau đó nở phẳng, màu trắng, bóng loáng, khi khô thì chuyển dần sang màu vàng nhạt, diềm chung quanh mới đầu cuộn vào bên trong. Cùi nấm dày, màu trắng, sau khi bị nứt ra, hơi có mầu hồng nhạt, tán nấm mới đầu màu phấn hồng, sau chuyển thành màu nâu đến nâu đen. Cuống nấm màu trắng, nhẵn bóng, gần như hình trụ, bên trong mềm hoặc rỗng. Lớp hoàn đơn của nấm màu trắng, nằm ở giữa cuống, rất dễ rụng.
Loại nào thân to, màu trắng, tán nấm chưa xoè, cùi dầy là nấm tốt.
Tính vị, công hiệu:
Vị thuốc tính mát, vị ngọt, lợi về các kinh tì, vị, phế. Có công hiệu bổ ích ruột và dạ dày, hoá đờm lý khí, kích sởi cho mọc đều, giải độc.
Chủ trị:
Tỳ vị hư nhược dẫn tới ăn uống không ngon miệng, thân thể mệt mỏi, phế hư đờm nhiều, xơ cứng gan, đái đường v.v…
Theo những nghiên cứu của y học hiện đại thì dược liệu có hàm chứa chất albumin, chất mỡ, chất đường, các nguyên tố calci, phospho, sắt, các vitamin B1, B2, nhiều acid, sinh vật tố, chất diệp toan v.v… có tác dụng kháng khuẩn và hạ đường huyết.
Bảo quản :
Để nơi khô ráo râm mát, phòng mọt.
Các phương thuốc bổ dưỡng thường dùng Nấm:
Tiên ma ích tỳ thang (nấm tươi bổ tì)
Nấm tươi 100g – Thịt nạc tươi 100g
Gia vị vừa phải
Nấm tươi rửa sạch, lan nấm xé thành miếng nhỏ, cuống nấm thái vát, thịt nạc rửa sạch thái miếng mỏng; nồi đun nóng, tráng mỡ, đổ thịt vào xào cho tới khi miếng thịt có màu trắng, cho nước vừa phải, đổ nấm vào, nấu chín, cho mắm muối gia vị vào, àn.
Dùng cho người tỳ hư khí nhược, ăn uống không ngon miệng, người mệt mỏi, hoặc phụ nữ trong thời kỳ cho con bú bị ít sữa v.v…
Sao ma cô (nấm xào)
Nấm 50g
Bột tể 20g – Gia vị vừa phải.
Măng xuân 50g (măng tre lấy vào mùa xuân)
Nấm bỏ rễ con, rửa sạch, bắc chảo mỡ đun to lửa xào qua. Bột tể bỏ vỏ, thái miếng mỏng, măng xuân thái miếng mỏng, đổ cả vào chảo nấm đang xào, cho thêm ít nước, nấu một lát, cho muối.tinh, mì chính, đánh bột vừa cho dẻo, rưới mỡ, bắc chảo ra.
Ăn thường xuyên, bồi bổ sức khoẻ, có thể phòng bệnh suy kiệt.
Sao tiên cô (nấm tươi xào)
Nấm tươi vừa phải, nhặt rửa sạch sẽ, hoặc xào, hoặc nấu, hoặc nấu canh. Ăn thường xuyên.
Dùng cho người viêm gan siêu vi trùng và bệnh bạch cầu giảm.
Ma cô hoàng đậu nha thang (thang nấm, giá đậu tương)
Giá đậu tương 250g – Nấm tươi 50g
Gia vị vừa phải.
Giá đậu tương bỏ rể, rửa sạch, cho nước vào nấu 20 phút, cho nấm thái miếng vào, cho mắm muối mì chính, đun tiếp 30 phút nữa, dùng làm thức ăn ăn cơm.
Dùng cho người chửa bị phù thũng, người có ung nhọt, đàn bà chửa bị cao huyết áp v.v…
Tiên ma bạch thái thuỷ giảo (vằn thắn, nấm tươi, rau cải)
Nấm tươi 100g – Rau cải trắng 500g
Bột mì 500g – Gia vị vừa phải
Bột mì pha một ít muối, nhào với 200ml nước thành bột dẻo đậy vung ủ nở 15 phút. Rau cải rửa sạch, nhúng nước sôi cho mềm, băm nát, trộn đều với nấm tươi băm vụn, cho thêm nước gừng, hanh hoa, rượu gia vị, muối tinh, dầu vừng, mì chính, trộn đều thành nhân bánh, lấy bột dẻo nặn thành bánh chẻo (vằn thắn), luộc trong nước sôi, ăn tuỳ ý.
Dùng cho người bị bệnh máu trắng, ung thư dạ con, ung thư da, mụn nhọt v.v…
Tiên ma phát thái (nấm tươi, rau phát)
Nấm tươi 150g – Thịt gà 100g
Rau phát 25g – Gia vị vừa phải.
Rau phất ngâm nước cho nở, rửa sạch, để ráo nước. Thịt gà bóp muối, chần nước sôi cho thấu, xé ra thành sợi. Đổ mỡ lợn ra chảo đun nóng già, phi gừng giã nhỏ cho thơm, đổ nấm tươi thái miếng vào, đảo qua, đổ nước luộc gà và rau phát vào, đun nhỏ lửa om 15 phút, sau đó cho thịt gà xé vào trong 5 phút, cho mắm muối mì chính vào, món ăn có dạng keo trong suốt, dùng làm món ăn ăn cơm.
Dùng cho người bị thương tổn đầu dây thần kinh dẫn tới bệnh mất thăng bằng trong chức năng của da, như bệnh sần mũi, bệnh bạch tạng, đốm da, bìu dái phát ban V.V….
Ma cô dã bồ đào căn thang (thang nấm, rễ nho dại)
Dã bồ đào căn (rễ nho dại) 60g
Nấm 30g – Mật ong vừa phải
Sắc rễ nho dại và nấm lấy nước, cho mật ong vào khuấy đều lên uống. Ngày một thang, Uống thường xuyên.
Dùng cho người ung thư phổi, phổi nhiệt tắc đờm, người bệnh thường ho có đờm, đờm đặc quánh, bứt rứt trong ngực, miệng khô lưỡi rộp, đại tiện táo v.v…
Tiên cô thang (thang nấm tươi)
Nấm tươi 18g, rửa sạch, sắc lên bỏ bà, hoặc cho thêm cá diếc tươi 1 con vào luộc. Ngày 3 lần, uống cho nóng.
Đùng cho trẻ con lên sởi mọc không đều, khó mọc.
Ma cô kiện khang ẩm liệu (nước giải khát nấm tăng lực)
Nấm, đường, acid trái cây với lượng vừa phải.
Giầm nát nấm, ngâm nước nóng, lọc bỏ bã, nước lọc để chỗ lạnh, nhiệt độ không quá 10°c , cho đường và acid trái cây vào đánh tan. Uống tuỳ ý.
Dùng cho người già chức năng tiêu hóa bị suy giảm, và người bị bệnh mụn nhọt.
Ma cô hoả thoái chưng đông qua (nấm chân giò muối hấp bí đao)
Chân giò muối 60g – Bí đao 500g
Nấm khô 15g – Gia vị vừa phải
Chân giò muối rửa sạch, thái mỏng quân chì. Nấm khô rửa sạch, lọc khô, dùng một cái chậu có từ tính, cho bí đao thái mỏng vào chậu, rắc muối lên trên (một ít, hơi nhạt), xếp các miếng chân giò muối lên trên, xung quanh là nấm, rưới 1 thìa rượu gia vị lên trên, rắc hành tươi lên trên, đun cách thủy lửa to 1 giờ.
Dùng cho người bị bệnh xơ gan. Có tác dụng trị liệu bổ trợ cho bệnh gan, và phòng ngừa bệnh ung thư.
Ma cô sao đậu phụ (nấm om đậu phụ)
Dầu thơm 30g
Nấm tươi 100g
Gia vị vừa phải.
Đậu phụ non (còn gọi là nam đậu phụ) 250g
Đậu phụ rửa sạch, thái miếng nhỏ; nấm tươi rửa sạch thái mỏng, bỏ cả vào nồi đất. Cho muối và nước (ngập đầu), đun vừa lửa cho sôi, để nhỏ lửa om 15 phút. Cho ma-di, mì chính, rưới dầu thơm lên. Ăn tuỳ ý.
Dùng cho người tỳ vị hư nhược, ăn ít đờm nhiều, trong lúc đau ốm hoặc khi ốm dậy thân thể mệt mỏi, khí chất hư nhược, hoặc phế hư hữu nhiệt, ho đờm nhiều, người có bệnh đái đường v.v…
Những cấm kị trong khi dùng thuốc:
Quan niệm truyền thống cho rằng vị thuốc ăn nhiều dễ sinh ra bệnh tật, người nào có bệnh mạn tính khi dùng nên thận trọng.