MORINDA CITRIFOLIA L.
(Có tên là nhàu hay nhàu núi)
            Cây nhỏ nhẵn. Lá mọc đối, mặt trên láng bóng hình bầu dục, có mũi ngắn ở đầu, hình nêm ở gốc, dài 12 – 30cm rộng 6 – 15cm. Lá kèm gần tròn hay thuôn, nguyên hay chẻ 2 – 3 thùy ở đỉnh. Hoa màu trắng, tập hợp thành hình đầu ở nách lá, đường kính 2 – 4cm. Cây có hoa vào tháng 1 – 2. Qủa hình trứng dài 2,5 – 4cm, qủa kép do nhiều qủa dính lại với nhau, chín vào tháng 7 – 8. Ruột qủa có lớp cơm mềm ăn được. Cây có được trồng ở một số nơi miền trung và miền nam nước ta.
Bộ phận dùng
            Rễ, qủa, lá.
Thành phần hóa học
            Vỏ rễ chứa các dẫn chất anthranoid: alizarin -1 methyl ether (I), rubiadin -1 methyl ether (II), soranjidiol (III), damnacanthol (IV). Người ta cũng đã phân lập được glycosid: morindin (= morindon (V) -primeverose).
Tác dụng công dụng
            Các tác giả Pháp (Planta Med. 56 (1990) 430) nghiên cứu dịch nước rễ nhàu thí nghiệm trên chuột cho thấy có tác dụng giảm đau, an thần, gây ngủ.
            Nhân dân ta có dùng rễ sắc uống để chữa đau lưng, chữa cao huyết áp. Qủa nhàu ăn với muối để làm thuốc điều kinh, dễ tiêu, nhuận tràng, chữa cao huyết áp.
            Lá đắp chữa vết thương, mụn nhọt, làm chóng lên sẹo. sắc uống chữa lỵ, chữa sốt và làm thuốc bổ.
https://hoibacsy.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y

học

Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

0/50 ratings
Bình luận đóng