Mã đâu linh ( 马兜铃 )
Tên và nguồn gốc
+ Tên thuốc: Mã đâu linh (Xuất xứ: Dược tính luận).
+ Tên khác: Đâu linh (兜铃), Thủy mã hương quả (水马香果), Hồ lô quán(葫芦罐), Xú linh đang (臭铃铛), Xà sâm quả (蛇参果).
+ Tên Trung văn: 马兜铃 MADOULING
+ Tên Anh văn: Dutchmanspipe Fruit.
+ Tên La tinh:
1.Aristolochia contorta Bunge.2.Aristolochia debilis Seib.et Zucc.
+ Nguồn gốc: Là quả đã chín của thực vật Bắc mã đâu linh hoặc Mã đâu linh, họ Mã đâu linh (Aristolochiaceae).
Thu hái
Tháng 9 ~ 10 lúc quả từ xanh ngã sang vàng hái xuống liền cuống, phơi khô.
Dược liệu
Quả khô, hình tròn trứng hoặc hình tròn dài, dài 3 ~ 5 cm, đường kính 2 ~3 cm. Ngòai vỏ sắc xanh hoặc vàng nâu, góc dọc hình sóng có 6 đường nổi lên , khỏan giửa nó kèm có 6 đường vân xuôi và vân nhỏ hướng ngang. Một mặt khá bằng, có núm nhỏ, 1 mặt có cuống nhỏ. Vỏ quả giòn nhẹ, dễ nứt thành 6 múi, cuống quả cũng theo đó tách thành 6 dây sợi. Trong quả có 6 hàng hạt chồng nhau bằng phẳng. Hạt bẹt bằng hình tam giác hoặc hình quạt dạng phiến, bên rìa mép sắc cọ nhạt, giửa sắc cọ, 1 mặt kèm có màng mỏng. Nhân sắc trắng sữa, có dầu. Mùi đặc dị, vị đắng.
Dùng quả to, hòan chỉnh, sắc xanh tro là tốt.
Phân bố
Chủ yếu sản xuất ở các vùng như Hà Bắc, Sơn Đông, Thiểm Tây, Liêu Ninh, Sơn Tây, Hà Nam, Hắc Long Giang (Trung Quốc).
Bào chế
Mã đâu linh: Tay xát vụn bỏ gân, rây sạch đất.
Mã đâu linh mật: Lấy Mã đâu linh sạch, thêm mật ong luyện chín và nước đun sôi chút ít trộn đều, đậy kín qua cho ngấm, bỏ vào trong chảo dùng lửa nhỏ sao đến khi không dính tay là độ, lấy ra, để nguội. (Mỗi 100 cân Mã đâu linh, dùng mật ong luyện chín 25 ~ 30 cân).
Tính vị
– Trung dược đại từ điển: Đắng, hàn.
– Trung dược học: Đắng, hơi cay, lạnh
– Dược tính luận: Bình.
– Khai bảo bản thảo: Vị đắng, lạnh, không độc.
– Cương mục: Hơi đắng, cay.
Qui kinh
– Trung dược đại từ điển: Vào kinh Phế.
– Trung dược học: Vào kinh Phế, Đại trường.
– Lý Cảo: Vào kinh thủ thiếu âm.
– Lôi công bào chế dược tính giải: Vào kinh Phế.
Công dụng và chủ trị
Thanh phế giáng khí, hóa đàm cầm ho. Dùng trị ho suyễn phế nhiệt, trong đàm kèm máu, khạc máu, mất tiếng, trĩ lậu sưng đau.
Thanh phế giáng khí, có cầm ho bình suyễn, thanh trường tiêu trĩ. Dùng trị phế nhiệt ho suyễn, phối hợp Tang bạch bì, Bối mẫu. Cũng có dùng trị ho suyễn phế âm hư có nhiệt, có thể phối hợp với A giao.
– Dược tính luận: Chủ Phế khí thượng cấp, ngồi nghỉ không được, ho nghịch liền liền.
– Nhật Hoa tử bản thảo: Trị trĩ lậu lở lóet, dùng thuốc bỏ vào trong bình, đốt xông chổ bệnh.
– Khai bảo bản thảo: Chủ phế nhiệt ho, đàm kết suyễn xúc, huyết trĩ lậu sang.
– Trân châu nang: Lợi tiểu tiện. Chủ phế nhiệt, an phế khí, bổ phế.
– Bản thảo cầu nguyên: Trị phế trung thấp nhiệt, âm thanh không rõ, đàm suyễn ho. Trẻ con ban sơi hãm vào trong, suyễn đầy tiếng ngầm nên gia dùng vậy.
– Hiện đại thực dụng Trung dược: Trị khạc huyết.
Cách dùng và liều dùng
Sắc uống 3 ~ 10g. Dùng ngòai lượng thích hợp, sắc thang xông rửa. Thường dùng sống, người Phế hư ho lâu dùng chích.
Kiêng kỵ
– Người hư hàn ho suyễn và Tỳ yếu tiết tả cẩn thận dùng.
– Liều lượng không nên quá lớn, để tránh gây nôn.
Nghiên cứu hiện đại
- Thành phần hóa học: Quả và hạt hàm chứa Aristolochic acid、Aristolochinic acid、Magnoflorine、Debilic acid v.v… (Trung dược đại từ điển).
- Tác dụng dược lý: Có tác dụng cầm ho rõ rệt, thuốc sắc có tác dụng trừ đàm hơi yếu; còn có thể thư giãn phế quản, hõan giải phế quản co quắp. Có tác dụng ức chế đối với nhiều lọai chân khuẩn gây bệnh.
- Phản ứng không tốt: Uống Mã đâu linh 30 ~ 90g có thể gây phản ứng trúng độc, do hàm chứa Magnoflorine có tác dụng ngăn chặn hạch thần kinh, và có tác dụng dạng nhựa độc cura. Lâm sàng biểu hiện triệu chứng là nhiều lần liên tục lợm lòng, tâm phiền, nôn mửa, đầu chóang, ngắn hơi v.v…, nghiêm trọng thì có thể hạ lỵ xuất huyết, cảm giác tê liệt, thích ngủ, đồng tử giãn lớn, hô hấp khó khăn, do thận viêm mà gây ra tiểu albumin và tiểu máu. Nếu triệu chứng nhẹ như lợm lòng, nôn mửa v.v.. sau dùng Mã đâu linh chích mật rồi cho vào thuốc, có thể tránh sự cố;
Khá nghiêm trọng cần xử lý đối chứng, có thể rửa dạ dày, uống trà đặc hoặc tannic acid v.v…Tiêm trong cơ Vitamin B1, 1 ngày 2 lần, mỗi lần 20mg, tiêm tĩnh mạch dịch glucôza 25% hoặc tiêm nhỏ giọt tĩnh mạch nước muối đường glucôza 1000 ~ 1500ml. Lúc xuất hiện tê liệt hoặc hô hấp khó khăn, có thể dùng sodium benzoate, caffeine, nikethamide, hoặc Sodium Camphorsulfonate v.v… tiêm trong cơ.
Bài thuốc cổ kim tham khảo
+ Phương thuốc 1:
Trị bụng nước lâu ngày như cái trống lớn: Nấu nước Mã đâu linh uống vậy.
(Thiên kim phương)
+ Phương thuốc 2:
Trị tâm thống : Mã đâu lớn 1 quả, đốt tồn tính trên đèn, nghiền nhỏ, uống với rượu ấm.
(Trích nguyên phương)
+ Phương thuốc 3:
Trị trẻ con phế hư, thở to suyễn gấp: A giao 1 luợng 5 chỉ (sao cám), Thử niêm tử (sao thơm), Cam thảo (Chích) mỗi vị 2,5 chỉ, Mã đâu linh 5 chỉ, Hạnh nhân 7 cái (bỏ vỏ, nhọn), gạo nếp 1 lượng (sao). Thuốc trên nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1,2 chỉ, nước 1 chén , sắc còn 6 phân, uống ấm sau bửa ăn.
(Giản yếu tế chúng phương)
+ Phương thuốc 4:
Trị phế khí ho suyễn: Mã đâu linh (chỉ dùng mặt trong, bỏ vỏ, bơ nửa lượng, đổ vào chén trộn hòa đều, lửa nhỏ sao khô), Cam thảo 1 lượng (chích). 2 vị nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1chỉ, nước 1 chén, sắc còn 6 phân, nhắp uống ấm, hoặc dùng thuốc bột ngậm nuốt nước cũng được.
(Tiểu nhi dược chứng trực quyết – A giao tán)