Song song với việc hình thành Đông y, Đông dược cũng được hình thành. Chúng ta có thể tự hào với nguồn dược liệu phong phú của dân tộc ở thực vật, đông y và khoáng vật. Nguồn dược liệu này, nhân dân ta trước kia và cả ngày nay đã chiến thắng bao tật bệnh để tồn tại. Đáng tiếc là những kinh nghiệm về dùng thuốc đó hiện vẫn còn phân tán trong nhân dân, tài liệu ghi chép lưu lại quá ít ỏi. Nhưng chúng cũng đã có những bộ sách nam dược có giá trị như bộ “Nam dược thần hiệu” của cụ Tuệ Tĩnh (sinh vào đời Trần Duệ Tôn 1372 – 1377). về những sách vở Trung Quốc chuyển sang ta khá nhiều và khá sớm, từ năm 206 trước công nguyên đã có sách ghi chép về dược. Trong đó đáng được chú ý nhất là bộ “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân (1518 – 1953) đã ghi lại 1892 vị thuốc.
Riêng về nhãn khoa cũng có nhiều sách có giá trị. Trong vốn phong phú của Đông y dược có rất nhiều vấn đề chúng ta chưa giải thích được như cách bào chế, sao tẩm, bảo quản, hay như tính dược, vị dược, tác dụng theo kinh lạc,v.v…
Dưới đây chỉ có một số nét cơ bản và thực dụng để tránh sai sót trong khi tiến hành công tác kết hợp Đông và Tây y như vấn đề tính dược, vị dược, thăng giáng, phù, trầm, dùng thuốc theo kinh lạc V.V….
Mục lục
1. Tính dược
Đông y căn cứ vào tác dụng điều trị của dược liệu, phân loại dược liệu làm 4 tính chất khác nhau: hàn, nhiệt, ôn, lương. Nhưng theo học thuyết âm dương thì có thể phân hàn, lương thuộc âm; nhiệt, ôn thuộc dương, hàn, lương hay ôn nhiệt, bản chất mỗi nhóm là một loại nhưng khác nhau về trình độ. Nói khác đi, những vị thuốc điều trị bệnh nóng sốt thuộc tính hàn lương, những vị thuốc điều trị bệnh rét lạnh thuộc tính dược ôn nhiệt. Cho nên các vị thuốc có tính dược hàn, lương, thường dùng để thanh nhiệt, tả hoả, các vị thuốc tính dược ôn, nhiệt thường để khu hàn, trợ dương.
Ngoài ra, có một số vị thuốc tính dược không được rõ ràng gọi là tính “bình” tức là không nóng và cũng không lạnh.
2. Vị dược
Nhận xét tác dụng của dược liệu trên lâm sàng, căn cứ vào mùi vị của thuốc. Đông y phân các dược liệu theo 5 vị khác nhau:
1. Tân (cay)
2. Cam (ngọt).
3. Toan (chua).
4. Khổ (đắng).
5. Hàm (mặn).
Vị của thuốc khác nhau có tác dụng khác nhau, ví dụ: Vị tân tán tác dụng làm ra mồ hôi, trị các bệnh ở biểu (giải biếu, lý khí, thông khứu v.v…)
Vị cam (ngọt) có tác dụng điều hoà như dùng điều hoà tỳ vị, bồi bô như dùng bổ khí huyết.
Vị toan (chua) có tác dụng co săn, sinh tân dịch, giải khát v.v…
Vị khổ (đắng) có tác dụng thanh nhiệt, tả hoả, trừ thấp, thông giáng V. V…
Vị hàm (mặn) có tác dụng nhuật táo, tán kết.
Ngoài ra còn có một số dược liệu không có mùi gọi là vị nhạt, thường có tác dụng lợi tiểu, thẩm thấu.
Quy nạp về âm dương thì: tân, cam, nhạt, thuộc dương; toan, khổ, hàm thuộc âm.
Áp dụng trong lâm sàng cần chú ý, ví dụ: bụng đầy thuộc thấp, không dùng vị cam (ngọt), vì tính hàn và bô của nó làm đầy thêm. Hay bệnh nhân mất nước không nên dùng vị đắng vì vị đắng làm táo thấp mất dịch, háo người.
Tính năng của dược liệu là do tính vị được hợp thành cho nên hai mặt rất quan hệ với nhau. Vì thế mỗi vị thuốc thường có tính dược và vị dược. Ví dụ: gừng: tân ôn, hạt ngũ vị: toan ôn; tắc kè: hàm ôn; bạc hà: tân lương; phụ tử: tân nhiệt. Cũng có vị thuốc có một tính mà có trên hai vị. Ví dụ: quế chi: tân, cam và ôn; sinh địa: khổ, cam và hàn. Ngoài ra còn có rất nhiều vấn đề phức tạp trong phân biệt tính dược và vị dược.
3. Chiều hướng tác dụng của thuốc
Theo Đông y, một vị thuốc có tác dụng theo một hướng nhất định, ví dụ: như vị thuốc có tinh dầu thường có hướng tăng phù, vì thế phân chiều hướng tác dụng đó chia thành 4 loại: thăng, giáng, phù, trầm.
Thăng phù là có ý toả lên trên, ra ngoài, ví dụ: thuốc ra mồ hôi, thuốc làm nôn mửa, thuốc thăng dương: giáng trầm có ý là hướng vào trong, xuống dưới, ví dụ: thuốc chống nôn, chống suyễn, cầm mồ hôi, nhuận tràng, giáng khí.
Nếu quy theo tính vị dược thì thường: vị tân cam hay thắng, tính nhiệt hay phù, vị toan, hàm hay giáng, tính hàn hay trầm..
Chiều hướng tác dụng của thuốc quan hệ mật thiết với tính vị đậm nhạt và trọng lượng nặng nhẹ của vị thuốc.
Nếu là thực vật, thường hoa, lá và thuốc có trọng lượng nhẹ đều thăng phù.
Ví dụ: hoa kinh giới, lá tía tô, bạc hà, thăng ma v.v… Nếu là hạt là củ, là thân hay có trọng lượng nặng thường là giáng, trầm, ví dụ: hạt cải, hạt mã đề, hạt cau, từ thạch, mẫu lệ, thục địa, nhục thung dung v.v…
Trong lâm sàng có thể dùng đặc tính này để điều trị, ví dụ: cảm cúm dùng ma hoàng, quế chi làm ra mồ hôi, táo bón dùng đại hoàng, chỉ thực, nhuận tràng, lòi dom, sa tử cung dùng thăng ma, sài hồ, thăng dương v.v…
Bảng 26.7: Quan hệ âm dương và tác dụng tính vị của thuốc
Khu hàn trợ dương ← nhiệt ôn | Tính dược | Hàn lương thanh nhiệt, tả hoả |
Phát tán tỳ khi ← tân tán | Toan → co săn | |
Điều bổ ← cam | Vị dược | Khổ → táo thấp |
Lợi tiểu ← nhạt | Hàn → nhuận, tân táo | |
Đưa lên trên← thăng | Giáng →chống nôn | |
Đưa lên, ra mồ hôi ← phù | Tác dụng | Trầm→ xuống dưới, lợi tiểu |
4. Tác dụng theo kinh lạc của thuốc
Vì tính dược khác nhau, tác dụng khác nhau. Tuy rằng thuốc ôn nhiệt trị bệnh lương hàn và thuốc hàn lương trị bệnh nhiệt. Nhưng bản thân bệnh nhiệt ở mỗi tạng phủ có khác nhau, ví dụ: phế nhiệt, can nhiệt, vị nhiệt V. V… đều không giống nhau. Về bệnh hàn cũng thế, tỳ hàn, phế nhiệt không chắc đã trị được bệnh can nhiệt, thuốc ôn được tỳ hàn không chắc đã ôn được phế hàn.
Nói khác đi, tức là giới hạn hiệu quả tác dụng của từng vị thuốc, không phải là vị thuốc trị bệnh mà nó chỉ có trong phạm vi nhất định, tác dụng theo kinh của thuốc cũng tức là nhận xét tác dụng của thuốc với bệnh của lục phủ ngũ tạng và 12 kinh. Quan hệ đó dựa vào vị dược, sắc dược và tạng phủ kinh lạc, ví dụ theo bảng sau:
Bảng 26.8.
Màu vị dươc liêu | Ngũ hành | Ngũ tang | Kinh lạc | Ví dụ: Thuốc vào kinh lạc |
Xanh Toan | Mộc | Can | Can kinh | Thanh bì, ngô phù, xuyên khung, sài hồ… |
Đởm kinh | Sài hổ, thanh bì…. | |||
Đỏ Khổ | Hoả | Tâm | Tam tiêu kinh | Liên kiều, sài hổ, địa cốt bì (thương) thanh bì (trung), phụ tử… |
Tâm bào kinh | Đan bì, sài hồ….. | |||
Tâm kinh | Hoàng liên, tề tân… | |||
Vàng Cam | Thổ | Tỳ | Tiểu tràng kinh | Cao bản, hoàng bá…. |
Tỳ kinh | Thương truật, cát căn, bạch thi/ơc…. |
5. Phân loại thuốc
Căn cứ vào tính dược, vị dược, quy kinh và tác dụng Đông y chia các vị thuốc sau ra thành 18 loại sau:
5.1. Thuốc giải biểu. Điều trị những bệnh ở biểu như sốt, đau đầu, sợ gió v.v…
Trong loại này còn chia làm 2 loại:
– Trị phong hàn thường dùng: quế chi, ma hoàng, kinh giới, tía tô v.v…
– Trị phong nhiệt dùng: bạc hà, cúc hoa, thăng ma, sài hồ v.v…
5.2. Thuốc làm nôn, mửa: như thường sơn.
5.3. Thuốc chống nôn: như gừng sống, bán hạ, trúc nhự…
5.4. Thuốc nhuận tràng:
– Mạnh: đại hoàng, ba đậu.
– Nhẹ: lô hội, chút chít, phan tả diệp v.v…
Thuốc lợi niệu như: mộc thông, hạt mã đề, phục linh, trạch tả, thông thảo, miết giáp, hoạt thạch.
5.5. Thuốc trừ phong thấp: khương hoạt, độc hoạt, khương truật, tần cứu, ngũ gia bì, v.v…
5.6. Thuốc trừ hàn chống lanh: gừng nướng, phụ tử, quế chi, ngô thù, hồi hương, thảo quả, ngải cứu, v.v…
5.7. Thuốc thanh nhiệt: Thạch cao, chi mẫu, huyền sâm, chí tử, hạ khô thảo, quyết minh thảo, dạ minh xạ, hoàng liên, hoàng cầm, hoàng bá, nhân trần, v.v… là loại thanh nhiệt giáng hoả.
Sinh địa, đan bì, địa cốt bì, sài hồ, thanh thảo, kim ngân hoa, liên kiều, bồ công anh, rau sam, tê giác v.v… là loại thanh nhiệt lương huyết.
5.8. Thuốc trị ho trừ đờm: hạnh nhân, cát cánh, tiền hồ, bách bộ, lại phu tử, ngưu hoàng, bội mẫu, bạch phụ tử.
5.9. Thuốc điều khí: bao gồm khí trệ, bổ khí hư: hương phụ, mộc hương, thanh bì, sa nhân, hậu phác, chỉ thực, trầm hương.
5.10. Thuốc hoạt huyết và thuốc cầm máu.
— Hoạt huyết đan sâm, xích thược, uất kim, tật lệ, nhũ hương, mộc dược, sơn giáp, ngưu tất, kê huyết đằng, huyết kiệt, đào nhân, hồng hoa, mật gấu, mủ cây si.
— Cầm máu: tam thất, bạch mao căn, nhọ nồi, trắc bách diệp, ngẫu tiết, địa du, hoè hoa, ô tặc cốt, liên phòng.
5.11. Thuốc bổ dưỡng: bao gồm bổ khí, bổ huyết, trợ dương, bổ âm.
— Bổ khí: nhân sâm, hoàng kỳ, bạch truật, cam thảo.
— Bổ huyết: thục địa, đương quy, bạch thược, hà thủ ô, a giao, tử hà xa (Rau người đẻ).
— Dưỡng âm: sa sâm, thạch học, thiên môn, mạch môn, cầu kỳ tử, quy bản, thục địa, đương quy v.v…
— Trợ dương: nhục thung dung, lộc nhung, ba kích, đỗ trọng, tục đoạn, đông trùng thảo, thỏ ty tử, tật lê, phụ tử, quế chi v.v…
5.12. Thuốc thông khứu: như xạ hương, địa liền.
5.13. Thuốc an thần: lạc tiên, hạt sen, long nhãn, cỏ bợ, phục thần, táo nhân, bạch tử nhân, viễn chí, trân châu, hổ phách, từ thạch, dương linh giác, thảo quyết minh, thiên ma, câu đằng, ngô công, bạch cương tàm.
5.14. Thuốc giúp tiêu hoá: sơn tra, mạch nha, thần khúc, kê nội kim v.v…
5.15. Thuốc tẩy giun: sử quân tử, hạt cau, lô hội, lôi phàn v.v…
5.16. Thuốc dùng ngoài da: lưu huỳnh, thủy ngân, hồng hoàng, băng sa, sà sàng tử, phèn trắng, phèn xanh, lô cam thạch, băng phiến …
Ngoài ra, theo kinh nghiệm gia truyền trong nhân dân thường dùng một số vị thuốc thuộc nguồn gốc thực vật, động vật hay khoáng vật để chữa bệnh sẽ giới thiệu sau.
Những thứ thuốc trên có thể dùng dưới dạng độc vị, ví dụ: nhân sâm, rượu hà thủ ô, cao lạc tiên v.v… cũng có thể dùng dưới dạng một đơn thuốc tổng hợp.
6. Cấu tạo của một đơn thuốc đông y
Cấu tạo của một đơn thuốc thường có chủ yếu và có thứ yếu, Đông y dùng quân thần, tá sử để diễn đạt.
– Quân là vị thuốc chính trong đơn.
– Thần là vị thuốc phối hợp sẽ làm tăng tác dụng của vị thuốc chính.
– Tả là vị thuốc có thể tạm thời không chế một phần tác dụng của thuốc chính như quá độc, hay phối hợp với thuốc chính, trị một số triệu chứng phụ.
– Sử có hai ý, một là làm thuốc dẫn kinh, ví dụ: khương hoạt là thuốc dẫn vào kinh dương minh còn để điều hoà các vị thuốc.
Trong Đông y, tuỳ theo tình hình bệnh, thể trạng bệnh nhân tuổi khác nhau và cơ thể, gia giảm. Vấn đề này thường dùng gồm 3 nội dung sau:
– Gia giảm về lượng của các vị thuốc.
– Gia giảm về vị thuốc.
– Hợp số đơn lại rồi gia giảm.
Nắm vững nguyên tắc đó sẽ dễ dàng sử dụng trong lâm sàng.