Khái niệm
Lưỡi phá lở là chỉ thể biểu của lưỡi bị vỡ loét, xuất hiện một nốt hoặc nhiều nốt nhỏ vị vỡ loét.
Lưỡi phá lở với các chứng “Thiệt đinh”, “Thiệt khuẩn” , “Thiệt nham”, “Thiệt cam” khác nhau. Đời sau chỉ bề mặt lưỡi sưng lở hoặc có vật sưng, loại này không thuộc phạm vi thảo luận ở mục này.
Phân biệt
Chứng hậu thường gặp
- Lưỡi phá lở do Tâm hỏa quá thịnh: Có chứng thể lưỡi vỡ loét có mầu đỏ tươi và đau, nhất là ở đầu lưỡi, kiêm các chứng mặt đỏ khát nước, trong ngực phiền nhiệt, đêm ngủ không yên,tiểu tiện đỏ rít, lưỡi đỏ hoặc đầu lưỡi đỏ tía mạch Sác hoặc tả thốn Sác Đại.
- Lưỡi phá lở do Vị hỏa hun đốt: Có chứng thể lưỡi phá lở diện rộng kiêm chứng hơi miệng rất hôi, khát ưa uống lạnh, cồn cào dễ đói, đại tiện bí kết rêu lưỡi vàng khô hoặc vàng dầy mạch Hoạt Sác.
- Lưỡi phá lở do khí hư kiêm nhiệt: Có chứng thể lưỡi phá lở kéo dài, chữa lâu không khỏi miệng mụn lõm xuống đồng thời tứ chi mệt mỏi, đoản hơi biếng nói, sốt nhẹ lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng, mạch Nhuyễn vô lực hoặc Hư Đại mà Sác.
- Lưỡi phá lở do huyết hư táo nhiệt: Có chứng lưỡi phá lở lâu ngày không khỏi, kiêm chứng miệng kho nhưng không muốn uốnơ nước, đầu choáng mắt hoa, đêm ngủ không yên giấc, chân tay phát nhiệt, mệt mỏi yếu sức, yết hầu không lợi, sắc lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc không có rêu, mạch Tế Sác hoặc Hư Nhược.
- Lưỡi phá lở do Thận âm hư: Có chứng thể lưỡi phá lở kéo dài không khỏi, kiêm chứng họng đau miệng khô, tai ù, đầu choáng, mộng di lưng mỏi về chiều càng tăng, lưỡi hồng mà khô, mạch Tế Sác.
- Lưỡi phá lở do Thận dương hư: Có chứng thể lưỡi phá lở dằng dai không khỏi, kiêm chứng sắc mặt trắng nhợt, chân tay lạnh, đại tiện nhão, dương nuy tiểu tiện vặt, lưng gối yếu mỏi vô lực, lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng, mạch Trầm Trì mà Nhuyễn.
Phân tích
- Chứng Lưỡi phá lở do Tâm hỏa quá thịnh với chứng Lưỡi phá lở do Vị nhiệt hun đốt: cả hai đều do thực hỏa gây nên, nhưng loại trên phần nhiều do nhân tố tinh thần lao tâm quá sức mà thành bệnh, đó là loại biến hóa của ngũ chí quá cực, tuy là thực hỏa nhưng không có dấu hiệu uất trệ. Vì Tâm khai khiếu lên lưỡi, Tâm hỏa bốc lên cho nên lưỡi dễ phá lở, hơn nữa hỏa quấy rối thần minh cho nên còn xuất hiện các chứng trong hung phiền nhiệt, đêm ngủ không yên, mạch lạc của Dương minh dồn lên mặt cho nên mặt hồng lưỡi đỏ, phần lý không có uất trệ nên rêu lưỡi vẫn mỏng. Loại sau thường do đam mê rượu chè, ăn quá mức những đồ xào nấu cay nóng dẫn đến tích nhiệt ở Vị trường hóa hỏa mà thành, Vì VỊ chủ nạp và giáng, nếu sự thăng giáng thất thường. Vị nhiệt uất kết, hỏa tà bốc lên lưỡi mà phả lở,Thực hỏa lại kiêm cả dấu hiệu thực trệ cho nên chẩn đoán phân biệt lấy lở loét ở miệng khá nặng kèm theo hơi miệng hôi, táo bón, rêu lưỡi dầy nhớt được coi là yếu điểm. Phép trị cũng khác nhau, Tâm hỏa quá thịnh*cần chú trọng vào phép thanh, có thể dùng Xuyên tiêu, Xương bồ sắc uống, Nếu tiểu tiện đỏ rít thì nên kiêm lợi niệu để dẫn hỏa đi xuống,dùng phương Đạo xích tán gia Huyền sâm, Tiêu sơn chi, Xuyên liên, Vị hỏa hun đốt thì nên thanh hỏa giải độc, tả nhiệt thông tiện dùng phương Lương cách tán gia giảm.
- Chứng lưỡi phá lở do khí hư kiêm nhiệt với chứng Lưỡi phá lở do huyết hư táo nhiệt: Loại trên chủ yếu là trung khí hư, phần nhiều do ăn uống không điều độ mệt nhọc nội thương dẫn đến hao tổn trung khí, hư nhiệt từ trong sinh ra cho nên các dấu hiệu trung khí hư yêu như lưỡi phá lở chân tay rã rời đoản hơi biếng nói, miệng mụn hạ hãm, điều trị chủ yếu nên ôn dưỡng trung khí tức như nói” Cam ôn trừ nhiệt” dùng phương Bổ trung ích khí thang gia Mạch đông, Ngũ Vị tử, Loại sau nên nắm vững hai đặc điểm là huyết hư như: miệng khô không muốn uống, thể trạng mệt mỏi vô lực, lưỡi nhợt mạch Tế và láo nhiệt như lòng bàn chân tay nóng, yết hầu không lợi, mạch Sác. Điều trị chủ yếu phải dưỡng huyết kiêm thanh táo nhiệt cho uống Tứ vật thang gia Tri mẫu, Hoàng bá, Đan bì, Ngũ vị tử, Phục linh, Bạch truật hoặc Quy Tỳ thang gia giảm.
- Chứng Lưỡi phá lở do Thận âm hư với chứng Lưỡi phá lở do Thận dương hư: ốm lâu thể trạng suy yếu, mệt nhọc quá sức hoặc phòng thất không hạn chế đều có thể tạo nên Thận âm hoặc Thận dương bất túc. Nếu là Thận âm bất túc thì âm tinh thiếu thốn, tướng hỏa thịnh một phía, sắc mụn phần nhiều đỏ hồng, chất lưỡi cũng đỏ tía thường là không có rêu mà khô hoặc nứt đồng thời kiêm các chứng tai ù, đầu choáng họng đau, miệng khô, miệng đắng, mỏi lưng. Nếu là Thận dương hư sự kín đáo không bền, hỏa vô căn sẽ trôi nổi lên trên có chứng; sắc mụn và chất lưỡi đều đỏ nhạt, mạch Trầm Trì hoặc Hư Đại kiêm các chứng môi nhợt sợ lạnh hoặc có mầu đỏ non, chân tay lạnh đại tiện nhão, dương nuy tiểu tiện vặt. về phép trị đối với Thận âm hư mà hỏa thịnh ở trong thì nên tư âm giáng hỏa, dùng phương Tri bá địa hoàng thang. Đối với Thận dương hư mà hỏa trôi nổi lên trên thì nên ôn bổ Thận dương không chế cái hỏa trôi nổi, bên trong thì cho uống Hắc tích đan hoặc Dưỡng chính đan, bên ngoài thì dùng Ngô thù du giã nát trộn với dấm sao nóng đắp vào lòng bàn chân.
- Chứng Lưỡi phá lở do Thận âm hư với chứng Lưỡi phá lở do huyết táo nhiệt: Cái hư của loại trên là do âm tinh thiếu thốn đặc điểm là: đầu choáng mắt hoa, tai ù lưng mỏi, Cái hư của loại sau là ở doa.nh huyết, đặc trưng chủ yếu là sắc môi lưỡi nhợt, mệt mỏi yếu sức. Cái hỏa của loại trên là thuộc âm dưong mất cân bằng, tướng hỏa thịnh một bên cho nên họng đau miệng khô và di tinh. Cái nhiệt của loại sau là doanh huyết hư thiếu, táo mà sinh nhiệt cho nên kém ngủ, chân tay nóng, yết hầu không lợi. Hai loại này chủ yếu phân biệt ở chỗ đó.
Chứng Lưỡi phá lở do khí hư kiêm nhiệt với chứng Lưỡi phá lở do Thận dương hư: Cái hư của loại trên là ở trung khí, cái hư của loại sau là ở Thận dương. Cho nên trung khí hư thì chân tay rã rời, đoản hơi biếng nói mà Thận dương hư thì dương nuy, tiểu tiện vặt, lưng gối yếu mỏi. Cái nhiệt của loại trên là do trung hư gây nên, cho nên dùng thuốc cam ôn thì trừ được. Cái hỏa của loại sau là cái hỏa phù du cần phải bổ Thận trấn nhiếp mới xong.
Tóm lại chứng Lưỡi phá lở đều có cả hư và thực, Thực chứng phần nhiều do hỏa thịnh mà coi Tâm hỏa và Vị hỏa chiếm đa số. Hư chứng phần nhiều là âm huyết bất túc mà dương khí hư yếu cũng thường gặp luôn. Thuộc thực thì nên thanh nên tiết. Thuộc hư thì nên tư nên bổ, cần phải nhận rõ đặc điểm, phân tích hư thực mới tránh khỏi cái lỗi thực thực hư hư.
Trích dẫn y văn
Tâm mạch phân bố ở trên lưỡi, nếu Tâm hỏa bốc lên hun đốt miệng thì miệng lưỡi phá lở, Tỳ mạch phân bố ở dưới lưỡi, nếu Tỳ nhiệt sinh đờm, nhiệt với dãi chống trọi nhau theo tướng hỏa mà bốc lên cũng mọc mụn khá nhiều. Hai bệnh nói trên dùng các thuốc hàn lương đều chữa được nhưng nếu có dãi thì nên chữa kiêm cả dãi (Chứng trị chuẩn thằng – Khẩu sương).
Nghĩ như hỏa có hư có thực, vì các kinh vốn có nhiệt mà là động thì gọi là Thực, vốn không có nhiệt mà bị động thì gọi là Hư. Thực thì phải chính trị, nghĩa là dùng các thuốc hàn lương. Hư thì phải tòng trị như các loại ôn nhiệt vậy.
Thánh tế tổng lục cho là nguyên tạng hư lạnh công lên trên mà thành miệng lở (Chứng trị chuẩn thằng).
Đây là chứng trên miệng lưỡi phá lở thè ra ngoài miệng phía trên kết vẩy khó ăn uống nên dùng Băng phiến 1 phân bỏ vào trong mật ong sẽ biến thành nước, lấy lông ngỗng nhúng thuốc rồi quét vào chỗ phá lở sẽ khỏi. (Trung Quốc y học đại từ điển – Thiệt suy).