Khái niệm
Lưỡi thè ra liên tục khỏi miệng rồi lại rụt vào ngay và đảo đầu lưỡi hướng trên, hướng dưới, hướng tả và hữu không ngừng giống như lưỡi rắn gọi là Lộng thiệt.
Trong các y thư cổ, Lộng thiệt còn gọi là “Thổ thiệt”, “Thư thiệt”, “Tan tự thiệt”. Sách Thần nghiệm y tông thiệt kính viết: “Lưỡi luôn luôn thò ra ngoài rồi lại rụt vào”tức là chỉ chứng Lộng thiệt”, các sách Y tông kim giám, Biện thiệt chỉ nam đem chứng lưỡi thò ra thụt vào gọi là “Thổ thiệt”, còn lưỡi chỉ thò ra chút ít khỏi miệng rồi thụt vào ngay mới gọi là Lộng thiệt. Đối chiếu với lâm sàng, cơ chế bệnh và chứng trị hai loại này khônơ khác nhau rõ rệt, có thể không cần thiết phân biệt, cho nên đều thuộc vào phạm vi Lộng thiệt.
Chứng này phần nhiều phát sinh ở trẻ em, người lớn đôi khi cũng phát sinh.
Phân biệt
Chứng hậu thường gặp
- Lộng thiệt do Tâm Tỳ thực nhiệt: Có chứng lưỡi thè ra thụt vào, đảo sang trái và phải như chém mép, mình nóng, mặt đỏ có lúc phiền táo khát nước ưa uống lạnh, môi xe miệng ráo, miệng lưỡi phá lở, đại tiện bí kết hoặc bài tiết ra chất uế tạp khó chịu, chất lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng khó”, mạch Huyền Sác hoặc Hồng Sác.
- Lộng thiệt do Tỳ Thận hư nhiệt: Có chứng lưỡi thè ra khỏi miệng liên tục, mép chầy dãi, ngũ tâm phiền nhiệt, khát nước thích uống nóng, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Tế Sác.
- Lộng thiệt của chứng Giản: Bệnh này phát từng cơn, biểu hiện lâm sàng chủ yếu là ngã lăn đột ngột hôn mê bất tỉnh, miệng mửa ra bọt dãi, hai mắt trợn ngược, chân tay co giật, lắc đầu chém mép, khi tỉnh dậy lại như người bình thường.
Phân tích
– Chứng Lộng thiệt do Tâm Tỳ thực nhiệt với chứng Lộng thiệt do Tỳ Thận hư nhiệt, cả hai tuy đều thuộc nhiệt chứng nhưng có hư thực khác nhau không thể không phân biệt. Chứng Lộng thiệt do Tâm Tỳ thực nhiệt thường phát sinh ở trẻ em phát sốt, phần nhiều do nhiệt tà nung nấu ở hai kinh Tâm Tỳ, Tâm hỏa quá thịnh quấy rối thần minh dẫn dụ nội phong, Tỳ nhiệt thịnh thì tân dịch bị tổn thương. Tâm buộc vào gốc lưỡi, đường lạc của Tỳ liền với lưỡi, phong chủ về giao động cho nên Lộng thiệt là dấu hiệu động phong. Khi tân dịch khô thì lưỡi cứng khô khan không chịu nổi cho nên thè lưỡi ra cho dễ chịu. Tào Bính Chương, tác giả sách (Biện thiệt chỉ nam có viết: “Tâm hỏa quá thịnh, Thận âm không ức chế được ở trên cho nên lưỡi thò ra ngoài cho dễ chịu. Can hỏa làm tăng sức mạnh ngùn ngụt, phong chủ về lay động. Vị nhiệt hun đối. lười khó phóng ra bình thường cho nên như dạng lưỡi rắn múa, trên dưới trái phải thè ra rụt vào rung động”. Yếu điểm biện chứng là: lưỡi thè ra thụt vào ngay, mức độ thò thụt rất nhanh, lưỡi đỏ trướng dầy, rêu lưỡi vàng khô có thêm các chứng Tâm hỏa bốc lên như, mình nóng, mặt đỏ phiền táo đồng thời có các chứng Tỳ nhiệt hun đốt tân dịch như miệng khô thích uống lạnh, táo bón. Điều trị nên thanh Tâm hỏa, tả Tỳ nhiệt chọn dùng phương Tả Tâm đạo xích thang hợp với Tả hoàng tán. Nếu nhiệt nặng có thể dùng chút ít băng phiến chấm vào dưới lưỡi cũng thu được hiệu quả. Lộng thiệt do Tỳ Thận hư nhiệt khác với chứng nói trên. Nói chung phát sinh ở thời kỳ cuối của nhiệt bệnh, bệnh tà tuy đã rút mà phần âm ở Tỳ Thận đã suy. Hoặc do các bệnh mạn tính khác dần dà dẫn đến Tỳ Thận hư tổn, âm khuy dịch hao đường lạc ở lưỡi mất sự tư nhuận cho nên thường thè lưỡi để cho dễ chịu. Yếu điểm biện chứng là lưỡi thè ra dài mà rụt vào từ từ, lưỡi không sưng đỏ, ít rêu, đồng thời xuất hiện các chứng trạng âm hư như ngũ tâm phiền nhiệt, mạch Tế Sác… Điều trị nên kiện Tỳ ích Thận, tư âm thanh nhiệt chọn dùng phương Tứ quân tử thang hợp với Tri bá địa hoàng hoàn cũng có thể dùng thêm cả Tả hoàng tán.
– Chứng Lộng thiệt do Giản chứng: Do tình chí mất hài hòa ăn uống không điều độ, mệt nhọc quá mức hoặc do bị tổn thương vùng não gây nên. ở trẻ em phần nhiều liên quan đến nhân tố tiên thiên. Tất cả là do ba tạng Can Tỳ Thận gây bệnh, vì Thận hư ữiì Can mộc không được nhu dưỡng, thể lực yếu lại lao động nặng. Tỳ hư thì đơm dãi kết ở trong, Can phong kèm với đờm khí nghịch lên, thanh khiếu bị che lấp phát cơn đột ngột. Lộng thiệt cũng do phong đàm khí nghịch quấy rối ở trên gây nên. Khi biện chứng phải căn cứ vào bệnh sử quá khứ, tính chất phát cơn sau khi tỉnh thì lại như người bình thường đó là đặc điểm chủ yếu để phận biệt chẩn đoán đối với chứng Lộng thiệt do các nguyên nhân khác gây nên. Sách (Biện thiệt chỉ nam có viết: “Lộng thiệt mà đầu lắc lư là bệnh Giản, bệnh nhân có vẻ mừng rỡ mà giương mắt thè lưỡi là chứng dương Giản”. Yếu điểm biện chứng lè lưỡi thè ra kiêm các chứng trạng của bệnh Giản như hôn mê ngã lăn, miệng mửa ra bọt trắng, co giật mắt trực thị. Điều trị nên quét đàm khai khiếu dẹp phong địch Giản dùng phương “Định giản trấn thống hợp tễ” hợp với “Yết ngô phiến” uông ở trong có hiệu quả nhât định.
Ngoài ra lâm sàng còn có bệnh “Lộng thiệt hầu phong” là do đờm nhiệt câu kết kèm theo phong quấy rối ở yết hầu mà thành bệnh. Có chứng yết hầu sưng đau, đờm dãi úng tắc, khàn tiếng, thè lưỡi không thụt vào, luôn luôn múa mép và thường muốn lấy tay sờ vào, điều trị nên thanh nhiệt giải độc khư phong, bên trong thì cho uống Thanh yết lợi cách thang, bên ngoài thì thổi Băng bằng tán lên bề mặt lưỡi.
Lại căn cứ vào ghi chép ở sách Tiểu nhị vệ sinh tổng nghi luận thì Lộng thiệt mà kèm chứng mặt vàng mình gầy ngũ tâm phiền nhiệt là chứng Cam. Tất cả là do ăn uống không điều độ Tỳ Vị bị tổn thương hình thành tích trệ lâu ngày thành Cam. Có chứng thể trạng gầy còm, lông tóc bơ phờ hoặc vùng bụng trướng to nổi gân xanh, có lúc chém mép, điều trị nên kiện Tỳ tiêu cam dùng các phương Tiêu cam lý Tỳ thang, Sâm linh bạch truật tán.
Trích dẫn y văn
- Sau khi ốm nặng tinh thần khốn đốn, ăn uống kém mà Lộng thiệt là dấu hiệu rất xấu. Bởi vì khí huyết đều hư tinh thần sắp thoát phải dùng ngay Thập toàn đại bổ thang mà cứu vãn (Ấu ấu tập thành).
- Trẻ em luôn luôn thè lưỡi, múa đầu lưỡi trên dưới trái phải như lưỡi rắn, phần nhiều là do Tâm Vị nhiệt nung nấu kiêm cả Can phong, Bên trong cho uống Thanh vị tán, bên ngoài dùng Ngưu hoàng chút ít bôi vào lưỡi (Trung y lâm chứng bị yếu).
- Lưỡi thè ra mà thường liếm môi miệng liên tục không ngừng, sắc tía tối đó là dấu hiệu nhiệt độc xông lên Tâm.
- Lưỡi có lúc thè ra mà múa quanh môi đó là trúng độc rắn (Quốc y thiệt chẩn học).
- Có hai chứng Lộng thiệt. Một là do Tâm nhiệt, Tâm hệ lên gốc lưỡi, nhiệt thì gốc lưỡi khô rít mà căng ra cho nên luôn luôn phải thè ra cho dễ chịu. Hai là Tỳ nhiệt đường lạc của Tỳ liền với lưỡi nếu bị khô rít mà căng thì thè lưỡi ra luôn luôn cho dễ chịu đều có ý muốn uống nước. Bởi vì Tâm nhiệt thì sinh khát Tỳ nhiệt thì hao tân dịch cả hai chứng tuy giống nhau về khát nước, nhưng Tâm nhiệt thì mặt đỏ khi ngủ hơi trong miệng cũng nóng luôn luôn phiền táo, ưa lạnh mà nghiến răng. Điều trị nên thanh nhiệt ở Tâm kinh. Nếu là Tỳ nhiệt thì thân mình và mặt hơi vàng, đại tiện hơi rắn, sắc vàng đỏ, điều trị nên khơi thông nhẹ nhàng (Tiểu nhi vệ sinh tổng vi luận).