Định nghĩa: một hoặc hai nhãn cầu lồi ra trước.
Căn nguyên
LỒI MỘT BÊN: không được nhầm lẫn lồi mắt với cận thị một bên (nhãn cầu to hơn) hoặc với mi trên bị co làm hở giác mạc.
- Tăng thể tích của một nhãn cầu: cận thị nặng, glô côm bẩm sinh.
- Viêm: nhọt hốc mắt, áp xe dưới màng xương, viêm bao Tenon, viêm xoang bướm, viêm xương sàng ở trẻ em, áp xe răng, u giả hoặc chấn thương bị nhiễm khuẩn ở hốc mắt.
- Ư trong hôc mắt, u màng não, u nhãn cầu (u võng mạc, u cơ ác tính, u lympho).
- Tắc xoang tĩnh mạch hang.
- Phình động – tĩnh mạch cảnh trong và xoang tĩnh mạch hang có thể gây lồi mắt có nhịp đập, có tiếng thổi khi nghe nhãn cầu.
- Bệnh Hand – Schuller Christian.
- U máu sau nhãn cầu sau chấn thương.
- Nang nước.
LỒI HAI BÊN:
- Bệnh Basedow
- Lồi mắt ác tính.
- Tăng thể tích cả hai nhãn cầu: cận thị nặng, glô côm bẩm sinh.
- Co mi.
- DỊ dạng bốc mắt (hộp sọ nhỏ do đóng thóp sớm).
- Tắc xoang tĩnh mạch hang.
- Rối loạn cốt hoá xương sọ – xương mặt.
Lồi mắt ác tính
Tên khác: bệnh mắt xâm nhiễm, bệnh mắt ác tính do Basedow, lồi mắt có phù, lồi mắt do nội tiết.
Định nghĩa: các nhãn cầu bị lồi ra dần dần, kèm theo có rối loạn tuần hoàn ở hốc mắt, gặp trong bệnh Basedow hoặc không phụ thuộc vào bệnh Basedow.
Căn nguyên
Lồi mắt ác tính xảy ra ở T0% số b ằnh nhân bị Basedow, sau khi bị cắt bỏ tuyến giáp, sau khi dùng th lốc kháng giáp hoặc tự phát. Nguyên nhân được cho là do quá thừa TSH, do yếu tố gây lồi mắt (EPS) hoặc do các globulin miễn dịch kháng các cơ ngoài nhẫn cầu. Lồi mắt ác tính nhưng chức năng giáp lại bình thường được gọi là “bệnh Basedow bình giáp”.
Giải phẫu bệnh lý
Tăng các mô nằm sau nhãn cầu làm mắt bị lồi ra trước; các cơ nhãn cầu bị thâm nhiễm lympho.
Triệu chứng
Bệnh gặp ở cả hai giới, nhất là người trên 40 tuổi.
- Dấu hiệu chủ quan: chảy nước mắt, nhức đầu sau nhãn cầu (đôi khi rất dữ dội), song thị nặng (có khi không làm việc được), sợ ánh sáng.
- Khám: mi mắt phù, cứng làm mắt bị lồi thêm, mi trên bị co lại và không nhắm mắt hoàn toàn được. Lồi mắt cả hai bên và đối xứng, kèm theo có viêm kết mạc, phù kết mạc, viêm giác mạc và rối loạn vận nhãn, nhìn đôi, lác, thậm chí có thể bị liệt mắt. Các thể nặng: loét giác mạc, phù mi và xuất huyết võng mạc. Đến khi có di chứng: co thắt cơ mi, lác.
- Triệu chứng ngoài nhãn cầu:có xu hướng giữ nước, phù cứng ở trước xương chày (xem thuật ngữ này), đôi khi có hội chứng nhược cơ ở cơ tứ đầu.
- Chức năng tuyến giáp phụ thuộc vào căn nguyên lồi mắt.
Xét nghiệm bổ sung: chụp cắt lóp cho thấy các cơ nhãn cầu bị dày lên, có thể chèn ép dây thần kinh thị giác.
Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán phân biệt dễ dàng với các thể xảy ra sau cắt bỏ tuyến giáp hoặc sau điều trị bằng thuốc kháng giáp ở người bị Basedow. Với các thể tự phát, cần phân biệt với mắt to do bị cận thị nặng. Cũng cần phải xét đến các nguyên nhân khác có thể gây lồi mắt hai bên, nhất là viêm tắc xoang tĩnh mạch hang, u đối xứng hai bên của hoc mắt (u lymphô, bệnh Mikulicz) và rối loạn cốt hoá xương sọ – mặt.
Điều trị
Xem bệnh Basedow. Các thể nặng: tác dụng của corticoid thay đổi. Phẫu thuật, cắt sụn mi được chỉ định khi không nhắm được mắt và cần phải bảo vệ mắt khỏi các tác nhân có hại từ bên ngoài. Mổ để làm giảm chèn ép hốc mắt trong trường hợp bị loét giác mạc, thị giác giảm dần, phù kết mạc nặng và để phẫu thuật thẩm mỹ lồi mắt đã ổn định.