Nguyên nhân
Đây là hiện tượng các cơ bắp ở tay, ở chân hoặc ở cả tay – chân không còn duy trì được chức năng của mình nữa. Nếu chỉ ở một bên thường được dân gian gọi là: bán thân bất toại. Nếu ở bên phải thường có kèm theo rối loạn về nói – hiểu.
Sức lực của cơ bắp và sự hoạt động của chân tay phụ thuộc vào một chuỗi các tế bào thần kinh xuất phát từ não để đi tới các cơ bắp. Các hiệu lệnh được phát ra từ vỏ não ở vùng trán. Các tế bào thần kinh điều khiển các hoạt động của đầu và 2 tay là loại tế bào rất phát triển. Suốt dọc cột sống có nhiều trạm để các tế bào chuyển tiếp các tín hiệu cho nhau, cho tới khi đến các cơ bắp.
Nếu não bị tổn thương (do khối u, tai biến mạch máu,) thì một bên cơ thể sẽ bị liệt. Bị tổn thương bên trái não thì bị liệt cơ thể bên phải và ngược lại, tổn thương bên phải thì liệt bên trái. Não bị tổn thương càng nặng thì tình trạng liệt càng trầm trọng. Bị tổn thương ở phần trên cột sống, ở cổ sẽ dẫn tới hiện tượng liệt cả tứ chi. Bị tổn thương cột sống ở lưng sẽ gây ra liệt 2 chân và thường làm rối loạn việc tiểu tiện và đại tiện. Sự tổn thương ở hệ thần kinh ngoại biên có thể chỉ gây ra hiện tượng liệt ở một chi. Các cơ bắp bị tổn thương cũng có thể dẫn tới sự tê liệt.
Triệu chứng
Một khi não đã bị tổn thương thì hiện tượng liệt tay, chân là việc ắt phải xảy ra. Bệnh nhân không cử động được một bên tay, chân (khác bên với bán cầu não bị tổn thương) và thường kèm theo cả hiện tượng liệt mặt.
Trường hợp nhẹ, bệnh nhân còn hơi cử động được chân, tay bên bị liệt nhưng sức lực ở bên này kém hẳn so với bên kia. Cũng có trường hợp nhẹ hơn, bệnh nhân chỉ bị liệt một tay hoặc một chân thôi. Bi chấn thương nặng ở cột sống có thể làm cho cả 2 chân bị liệt.
ở đàn ông, dương vật có thể vẫn còn khả năng cương cứng nhưng thường bị rối loạn về tiểu tiện và đại tiện, không tự chủ được nữa. Hiện tượng chỉ có một chi bị liệt có thể do có một dây thần kinh hoặc gốc một dây thần kinh bị tổn thương ở đoạn vừa ra khỏi tủy sống. Sự rối loạn về việc nói và nuốt thường do những khuyết tật bẩm sinh.
Cần phải làm gì
Hiện tượng bị liệt đột ngột, dù nhẹ, cũng cần phải tới bác sĩ để khám bệnh ngay. Đôi khi, sự rối loạn nhẹ này lại là biểu hiện của hiện tượng tắc nghẽn mạch máu não, bởi vậy phải tới bác sĩ ngay. Nếu bệnh nhân bị sặc khi uống nước, cần ngưng không cho uống tiếp để bác sĩ xác định xem có bị chứng nuốt sai đường không.
Chẩn đoán và điều trị
Dù bị liệt nhẹ hay nặng, bác sĩ cũng sẽ đo huyết áp và X-quang não để xem xét toàn bộ não.
Bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm sau: Chụp X-quang sọ não và cột sống, chụp scanner 3 chiều sọ, não; thử máu, siêu âm các mạch cổ. Đôi khi phải chọc cột sống để lấy dịch tủy, dùng dòng điện thử phản ứng dây thần kinh, cơ bắp
Việc phục hồi chức năng của não có được hoàn toàn hay không phụ thuộc vào vị trí ở não và diện tích não bị tổn thương. Hiện tượng bị liệt có thể do một số nguyên nhân sau:
- Bị chấn thương ở sọ não gây xuất huyết, tụ máu ở não, hoặc ở cột sống làm giập, gãy hoặc tụ máu ở cột sống.
- Hiện tượng bị liệt ở người trên 50 tuổi thường do tai biến mạch máu não, tắc mạch, xuất huyết, tụ máu ở não.
- ở người trẻ, thường do tắc mạch não. Vật cản có thể đến não từ tim, từ một mạch máu, từ một điểm tụ máu.
- Hiện tượng liệt các dây thần kinh ngoại biên có thể do virus, do bị ngộ độc rượu hoặc chất kích thích khác, do bị căng thẳng thần kinh, do vẩy trong máu. Ở lớp người trẻ, hiện tượng này thường làm cho phần vỏ các dây thần kinh bị suy thoái dẫn tới sự tê liệt trong thời gian ngắn hoặc các giác quan bị rối loạn, kém nhạy cảm.