Định nghĩa

Liệt nửa người là liệt một nửa cơ thể.

Căn nguyên

  • Nguyên nhân mạch máu:liệt nửa người đột ngột thường do tai biến mạch não, nhất là ở người có tuổi hay bị huyết áp cao. Ở người trẻ tuổi có thể do vỡ phình động mạch não bẩm sinh kèm theo xuất huyết dưới khoang nhện (hội chứng màng não).
  • Chấn thương:có thể bị liệt nửa người ngay do vỏ não vận động bị tổn thương hay xuất hiện sau chấn thương một thời gian (khoảng tỉnh). Nếu có máu tụ ngoài màng cứng và dưới màng cứng. Liệt cũng có thể xuất hiện khi bệnh nhân đã hết hôn mê.
  • U não: liệt nửa người thường tiến triển từ từ, ngày càng lan rộng, đôi khi trước đó có động kinh kiểu Bravais- Các triệu chứng tăng áp lực nội sọ, nhất là sung huyết gai thị rất hay gặp.
  • Nhiễm khuẩn:có thể gặp liệt nửa người trong một số trường hợp viêm màng não, nhất là viêm màng não do lao ở người lớn, trong áp xe não và một số viêm não.
  • Bệnh bẩm sinh:trong các bệnh bẩm sinh, liệt nửa người ít gặp hơn là liệt nửa thân và cũng có thể do cùng nguyên nhân (sang chấn sản khoa, bệnh bẩm sinh). Chi tiết xem bệnh não ở trẻ nhỏ.
  • Các nguyên nhân khác:nhiễm độc oxyd carbon, sốcphản vệ, truyền sai nhóm máu, tắc mạch do hợi (chọc dò màng phổi, tràn khí màng phổi, gây sẩy thai bằng cách bơm nước xà phòng), liệt nửa người sau cơn đột quỵ.

Định khu

LIỆT NỬA NGƯỜI DO TổN THƯƠNG ở vỏ NÃO: do vùng vỏ não vận động ở hồi trán lên rộng nên liệt nửa người là một phần hoặc không theo tỷ lệ (mức độ liệt của mặt, chi trên và chi dưới không như nhau) và không hoàn toàn (bại nửa người). Rối loạn vận động chủ yếu ở các phần xa và có các triệu chứng khác của tổn thương vỏ não:

  • Rối loạn cảm giác:khi tổn thương lan sang hồi đỉnh lên, có các rôi loạn cảm giác kèm theo, nhất là cảm giác sâu và nhận biết đồ vật qua sờ nắm.
  • Mất lời: có khi tổn thương ở bán cầu ưu thế (bán cầu trái ở người thuận tay phải). Thường đi kèm liệt nửa người phải. Mất lời là mất vận động hay mất cảm giác tuỳ thuộc vào tổn thương là ở trước hay ở sau. Trong trường hợp bị ở bên bán cầu không ưu thế thì bệnh nhân bị rối loạn về nhận biết cơ thể mình.
  • Bán manh:khi tổn thương lan tới thuỳ chẩm thì có thể gặp bán manh cùng bên ở cùng bên bị liệt. Thường là bán manh góc tư.
  • Cơn co giật:thường có động kinh kiểu Bravais-Jackson.

LIỆT NỬA NGƯỜI DO TổN THƯƠNG Ở BAO TRONG: các sợi của bó tháp tập trung ở bao trong; tổn thương ở đây gây liệt cả một nửa người (liệt toàn thể và theo tỷ lệ). Các chi (trên và dưới) đều bị. Liệt nửa người thường “thuần tuý”, không có rối loạn cảm giác kèm theo, trừ khi tổn thương lan đến đồi thị (liệt bao-đồi thị, có hội chứng đồi thị).

LIỆT NỬA NGƯỜI DO TỔN THƯƠNG CUỐNG NÃO

  • Hội chứng Weber (tổn thương trên):

+ Liệt hoàn toàn nửa người đối bên (mặt và các chi).

+ Liệt dây III cùng bên: sụp mi trên; vì dây IV và dây VI nguyên vẹn nên mắt bị lệch ra ngoài và hơi lên trên, có lác và song thị.

  • Hội chứng Benedikt(tổn thương dưới): ngoài các triệu chứng trên có hội chứng bán cầu tiểu não, run các chi bị liệt.
  • Hội chứng cuống của Foville:ngoài liệt hoàn toàn nửa người đối bên, có liệt các cử động của mắt về bên bị liệt.
  • Hội chứng nhân đỏ: trong các tổn thương ở cuống, liệt nửa người có thể không hoàn toàn, run nửa người đôi bên rất rõ và đôi khi có múa vờn, múa giật.

LIỆT NỬA NGƯỜI DO TỔN THƯƠNG CẦU NÃO

  • Hội chứng Millard-Gubler:

+ Liệt các chi ở nửa người đối bên.

+ Liệt dây VII (dây mặt) cùng bên kiểu liệt ngoại biên.

+ Đôi khi bị liệt dây VI cùng bên.

  • Hội chứng Foville ở cầu não trên:

+ Liệt các chi đối bên.

+ Liệt mặt đối bên kiểu liệt ngoại biên.

+ Liệt các cử động của mắt sang phía có tổn thương.

  • Hội chứng Foville ở cầu não dưới:

+ Liệt các chi đối bên.

+ Liệt mặt cùng bên kiểu liệt ngoại biên.

+ Liệt các cử động của mắt sang phía có tổn thương.

LIỆT NỬA NGƯỜI DO HÀNH NÃO VÀ HỘI CHỨNG HÀNH NÃO: liệt nửa người đối bên, có tổn thương các cặp dây sọ não cuối cùng ở bên tổn thương. Có thể gặp các hội chứng sau:

  • Hội chứng hành não trước:

+ Liệt mặt cùng bên kiểu liệt ngoại biên.

+ Liệt một nửa và teo một nửa lưỡi (tổn thương dây thần kinh XII).

  • Hội chứng hành não bên:kín đáo, không có cơn nguy cấp, bắt đầu là thấy mệt mỏi và chóng mặt, sau đó là khó nuốt do liệt một nửa vòm hầu.
  • Hội chứng Avellis:do tổn thương nhánh trong của dây thần kinh XI và nhân mơ hồ của dây thần kinh X; có liệt một nửa vòm hầu, khó phát âm, khó nuổt, mất cảm giác hầu và thanh quản.
  • Hội chứng Schmidt:do tổn thương nhân mơ hồ của dây thần kinh X, nhánh ngoài và nhân dây thần kinh XI, có các triệu chứng sau:

+ Liệt một nửa màn hầu-hầu-thanh quản, mất cảm giác hầu và thanh quản.

+ Liệt cơ ức đòn chũm cùng bên và đôi khi cả cơ thang, không quay được đầu về bên đối diện và không nhấc được vai (tổn thương phần tủy của dây thần kinh XI)

  • Hội chứng Jackson:tổn thương dây thần kinh X, XI và XII. Có các triệu chứng sau:

+ Liệt một nửa màn hầu-hầu-thanh quản (tổn thương dây thần kinh X).

+ Liệt cơ ức đòn chũm và cơ thang cùng bên (XI).

+ Liệt và teo nửa lưỡi cùng bên (XII).

  • Hội chứng Babinski-Nageotte:tổn thương dây thần kinh IX, X, phần trong hành não của dây thần kinh XI, một phần dây thần kinh V.

+ Bên tổn thương: liệt hầu họng thanh quản, mất cảm giác vị ở một phần ba sau lưỡi, hội chứng Claude Bernard-Horner và mất cảm giác nửa mặt.

+ Bên kia: liệt các chi và mất cảm giác kiểu xơ hốíc tuỷ.

LIỆT NỬA NGƯỜI DO TỦY SỐNG (hội chứng Brovvn-Séquard):

  • Bên tổn thương: liệt nửa người, trừ mặt; rối loạn cảm giác sâu.
  • Bên kia: mất cảm giác nhiệt và cảm giác đau.
0/50 ratings
Bình luận đóng