Mục lục
- Tên Khoa Học:
- Nguồn gốc
- Thu hái
- Phân bố
- Bào chế
- Phân biệt tính chất đặc điểm
- Bảo quản
- Tính vị
- Qui kinh
- Công dụng và chủ trị
- Liều dùng và cách dùng
- Kiêng kỵ
- Nghiên cứu hiện đại
- Bài thuốc cổ kim tham khảo
- Bài thuốc kinh nghiệm điều trị sử dụng kim ngân hoa
- Các bài thuốc chữa bệnh thường dùng:
- Theo “Dược phẩm vựng yếu”
Tên Khoa Học:
Lonicera japonica Thunb. Họ khoa học: Họ Cơm Cháy (Caprifolianceae).
Kim ngân hoa ( 金银花 )
+ Tên thuốc: Kim ngân hoa (Xuất xứ: Lý Sàm Nham bản thảo).
+ Tên khác: Nhẫn đông hoa (忍冬花), Ngân hoa (银花), Lộ tư hoa (鹭鸶花), Tô hoa (苏花), Kim hoa (金花), Kim đằng hoa (金藤花), Song hoa (双花), Song bao hoa (双苞花), Nhị hoa (二花), Nhị bửu hoa (二宝花).
+ Tên Trung văn: 金银花 JINYINHUA
+ Tên Anh Văn: Honeysuckle Flower, Japanese Honeysuckle
+ Tên La tinh:
1.Lonicera japonica Thunb.2.Lomicera confusa (Sweet) DC. [Nintooa con-fusa Sweet;Lonicera multiflora Champ.]3.Lonicera hypoglauca Miq.4.Lonicera fuluotomentosa Hsu et S.C. Cheng
Nguồn gốc
Bổn phẩm là búp hoa hoặc hoa mới nở khô ráo của Nhẫn đông Lonicera japonica Thunb., Hồng tuyến Nhẫn đông Lonicera hypoglau-ca Miq., Sơn Ngân hoa Lonicera confusa DC. hoặc Mao hoa trụ Nhẫn đông Lonicera dasystyla Rehd. thực vật Nhẫn Đông (Caprifoliaceae).
Nhẫn đông Lonicera japonica Thunb.
Sơn Ngân hoa Lonicera confusa DC.
Dược liệu Kim ngân hoa
Thu hái
Giữa tháng 5 ~ 6, vào ngày nắng lúc vừa hết sương hái lấy búp hoa, rải trên chiếu phơi nắng hoặc phơi âm can, và chú ý trở đổi, nếu không dễ biến đen. Kỵ phơi dưới ánh nắng gay gắt. Nên bảo quản nơi thông gió cao ráo, phòng ngừa sinh trùng biến đen.
Phân bố
Đại bộ phận các vùng đều sản xuất, mà Sơn Đông sản lượng lớn nhất, chất lượng sản xuất ở Hà Nam khá tốt.
Bào chế
Kim ngân hoa: sàng bỏ đất cát. Nhặt sạch tạp chất.
Ngân hoa thán: Lấy Kim ngân hoa lựa sạch, để vào trong nồi dùng lửa nhỏ sao đến cháy sém sắc nâu, phun dội nước sạch, lấy ra phơi khô.
Phân biệt tính chất đặc điểm
Nhẫn đông hình gậy, trên to dưới nhỏ, hơi cong, dài từ 2 – 3cm, bề mặt màu trắng vàng hoặc màu trắng lục. Để lâu sắc càng đậm, phủ bởi lớp lông mềm ngắn và dầy đặc.
Hồng tuyến nhẫn đông: dài 2,5cm – 4,5cm, bề mặt màu
trắng vàng đến nâu vàng, không có lông hoặc lông thưa thớt.
Sơn ngân hoa: dài 1,6 – 3,5cm, ống đài và thân hoa bị bao phủ bởi lớp lông mao trắng xám dày đặc.
Mao hoa trụ nhẩn đông: dài 2,5 – 4cm, bề mặt màu vàng nhạt, hơi ngả tím, không có lông.
Kim ngân hoa các loại đều lấy loại nào nụ hoa mập mạp, màu trắng xanh hoặc trắng vàng, hoa nở ít, không có lá đài là loại tốt.
Bảo quản
Để nơi khô ráo, thoáng gió, phòng mọt.
Tính vị
– Trung dược đại từ điển:Ngọt, lạnh.- Trung dược học: Ngọt, lạnh.
– Điền Nam bản thảo: Tính hàn, vị đắng.
– Bản thảo chính: Vị ngọt, khí bình, tính nó hơi lạnh.
Qui kinh
– Trung dược đại từ điển: Phế, Vị.- Trung dược học: Vào kinh Phế, Tâm, Vị.
– Lôi công bào chế dược tính giải: Vào kinh Phế.
– Đắc phối bản thảo: Vào kinh Túc dương minh, Thái âm.
Công dụng và chủ trị
Thanh nhiệt, giải độc.
Trị ôn bệnh phát nhiệt, nhiệt độc huyết lỵ, ung nhọt lóet, sưng độc, tràng nhạc, trĩ lậu.
– Điền Nam bản thảo: Thanh nhiệt, giải các chứng ghẻ lở, ung nhọt phát bối, đơn lưu tràng nhạc.
– Sinh thảo dược tính bị yếu: Có thể tiêu ung nhọt đinh đaộc, ngừng lỵ, tẩy cam sang, trừ bỏ huyết nhiệt ở bì phu.
– Bản thảo bị yếu: Dưỡng huyết ngừng khát. Trị ghẻ lở.
– Trùng Khánh đường tùy bút: Thanh lạc trúng phong hỏa thấp nhiệt, giải trọc tà ô uế ôn dịch, tức Can Đởm phù việt phong dương, trị các chứng kính quyết động kinh.
– Quảng châu bộ đội – Thường dùng trung thảo dược thủ sách: Thanh nhiệt giải độc. trị ngọai cảm phát sốt ho, viêm ruột, khuẩn lỵ, ban sởi, viêm tuyến mang tai, chứng bại huyết (nhiễm trùng máu), ghẻ nhọt sưng độc, viêm ruột thừa, nhiễm trùng vết thương ngòai, trẻ con rôm sảy độc. Chế thành trà mát, có thể phòng ngừa trúng nắng, cảm mạo và bệnh truyền nhiễm đường ruột.
Liều dùng và cách dùng
Sắc uống 6 ~ 15g. Sơ tán phong nhiệt, thanh tiết lý nhiệt dùng sống là tốt; Sao than nên dùng vào huyết lỵ nhiệt độc; Thuốc chưng cất dùng nhiều vào thử nhiệt phiền khát.
Kiêng kỵ
– Trung dược học: Người Tỳ vị hư hàn và khí hư nhọt lóet mủ trong kỵ dùng.
* Những cấm kỵ khi dùng thuốc:
Người nào bị viêm đại tràng mạn, viêm gan mạn, xơ cứng gan, ỉa chảy kinh niên, cấm không được uống thuốc 1 vị lâu ngày, khối lượng nhiều.
Người nào không bị nhiệt độc, không được uống mãi hoa kim ngân.
Nghiên cứu hiện đại
- Thành phần hóa học:
– Bổn phẩm hàm chứa dầu bay hơi, cyanidenon, phaseomannite, flavonoid, phaseomannite, saponin(e), tannin v.v… Chlorogenic acid và Isochlorogenic acid phân ly ra là là thành phần chủ yếu kháng khuẩn của bổn phẩm (Trung dược học).
– Nhẫn đông hoa hàm chứa chlorogenic acid, isochlorogenic acid [1], ginnol, β-sitosterol, stigmasterol, β-sitosteryl-D-gluco-side, stigmasteryl-D-glucoside [2];còn hàm chứa dầu bay hơi, thành phần của nó có mấy chục loại linalool, cis-2,6,6-trimethyl-2-vinyl-5-hydroxyte-trahydroxyran, ethylpalmitater, 1,1-bicyclohexyl, methylinoleate, 3-methyl-2-(-2pentenyl, trans-trans-farnesol, ethylli-nolenate, β-cubebene, cis-3-hex-en-1-ol, α-terpineol, geraniol, benzylbenzoate, 2-methyl-1-butanol, benzylalcohol, phenethylalcohol, cis-linalool oxide, eugenol, carvacrol v.v…)[3,4] (Trung Hoa bản thảo).
- Tác dụng dược lý:
Bổn phẩm có tác dụng kháng khuẩn rộng, có tác dụng ức chế khá mạnh đối với khuẩn gây bệnh như khuẩn cầu chùm sắc vàng kim, trực khuẩn lỵ, đối với nhiều lọai vi sinh vật gây bệnh như leptospira, vi rút cúm và khuẩn nấm gây bệnh v.v…cũng có tác dụng ức chế; thuốc sắc Kim ngân hoa có thể xúc tiến tác dụng bảo vệ của bạch cầu; Có tác dụng kháng viêm và giải nhiệt rõ rệt. Bổn phẩm có tác dụng giáng thấp cholesterol. Nước và dịch ngâm rượu của nó đối với bướu thịt 180 và ung thư bụng nước Ehrlich (Ehrlich ascites tumor) có tác dụng tế bào độc rõ rệt. Ngòai ra uống liều lớn có tác dụng phòng ngừa đối với lóet bao tử thực nghiệm. Có tác dụng hưng phấn nhất định đối với thần kinh trung khu (Trung dược học).
- Nghiên cứu lâm sàng:
– Theo báo cáo Kim ngân hoa còn cò thể dùng vào nhiều lọai bệnh khác, như Dùng Kim ngân hoa làm chủ phối ngũ thích hợp, có thể trị nhiều lọai ung thư như ung thư gan, ung thư máu, bướu thịt limphô, ung thư phổi, ung thư mũi họng v.v…có thể làm cho triệu chứng thuyên giảm, khối u thu nhỏ, đau nhức giảm nhẹ (Kháng nham trị nghiệm bản thảo 1994: 397).
– Uống Kim ngân hoa lộ (nước chưng cất) còn có thể dùng vào chứng khô miệng sau khi xạ trị, hóa trị khối u, điều trị 978 ca, có hiệu suất là 80 % (Giang Tô Trung y 1992, 6: 15).
Theo các nghiên cứu hiện đại, Kim ngân hoa có tác dụng kháng khuẩn rất rộng, có thể tăng cường chức năng phòng bệnh cho cơ thể, giảm bớt lượng mỡ trong máu, và có tác dụng cải thiện tình trạng bạch tế bào giảm sút do cơ thể trải qua các đợt điều trị bằng phóng xạ, bằng hoá chất gây ra.
Bài thuốc cổ kim tham khảo
+ Phương thuốc 1:Phòng ngừa viêm não B, viêm màng não: Kim ngân hoa, Liên kiều, Đại thanh căn, Lô căn, Cam thảo đều 3 chỉ. Sắc nước thay trà uống, mỗi ngày 1 thang, liên tục uống 3 ~ 5 ngày.
(Giang Tây thảo dược)
+ Phương thuốc 2:
Trị Thái âm phong ôn, ôn nhiệt, đông ôn mới phat, nhưng nóng không sợ lạnh mà khát: Liên kiều 1l ượng, Ngân hoa 1 lượng, Khổ cát cánh 6 chỉ, Bạc hà 6 chỉ, Trúc diệp 4 chỉ, Sanh cam thảo 5 chỉ, Kinh giới tuệ 4 chỉ, Đạm đậu xị 5 chỉ, Ngưu bàng từ 6 chỉ. Thuốc trên chày nghiền, mỗi lần uống 6 chỉ, Lô căn tươi làm thang sắc uống.
(Ôn bệnh điều biện – Ngân kiều tán).
+ Phương thuốc 3:
Trị kiết lỵ: Kim ngân hoa
(bỏ vào nồi đồng, sấy khô tồn tính) 5 chỉ. Lỵ đỏ dùng nước mật trắng hòa uống, lỵ trắng dùng nước đường cát hòa uống.
(Huệ trực đường kinh nghiệm phương – Nhẫn đông tán).
+ Phương thuốc 4:
Trị nhiễm trùng đường mật, nhiễm trùng miệng vết thương: Kim ngân hoa 1 lượng, Liên kiều, Đại thanh căn, Hòang cầm, Dã cúc hoa đều 5 chỉ. Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.
(Giang Tây thảo dược)
+ Phương thuốc 5:
Trị nhọt lóet đau nặng, sắc biến tím đen: Kim ngân hoa luôn cành lá (cắt) 2 lượng, Hòang kì 4 lượng, Cam thảo 1 lượng. Thuốc trên cắt nhỏ, dùng rượu 1 thăng, cùng cho vào trong hủ, đóng miệng ,
+ Phương thuốc 6:
Trị tất cả chứng sưng độc, không hỏi đã vỡ hay chưa vỡ, hoặc mới phát nhiệt và đinh nhọt tiện độc, hầu tý nhũ nga: Nước tự nhiên Kim ngân hoa (luôn cọng lá) nửa chén, sắc 8 phân uống vậy, dùng bã đắp lên, bại độc thác lý, tán khí hòa huyết, kỳ công độc thắng.
(Tích thiện đường kinh nghiệm phương).
+ Phương thuốc 7:
Trị ung nhọt phát bối mới phát: Kim ngân hoa nửa cân, nước 10 chén sắc đến 2 chén, cho vào Đương qui 2 lượng, cùng sắc đến 1 chén, 1 hơi uống vậy.
(Đỗng thiên áo chỉ)
+ Phương thuốc 8:
Trị tất cả chứng nội ngọai ung nhọt sưng: Kim ngân hoa 4 lượng, Cam thảo 3 lượng. Sắc nước liền uống, có thể dùng rượu uống vậy.
(Y học tâm ngộ – Nhẫn đông thang).
+ Phương thuốc 9:
Trị đại trường sanh nhọt, tay không ấn được, chân phải cong mà không duỗi: Kim ngân hoa 3 lượng, Đương qui 2 lượng, Địa du 1 lượng, Mạch đông 1 lượng, Mạch đông 1 lượng, Huyền sâm 1 lượng, Sanh cam thảo 3 chỉ, Dĩ nhân 5 chỉ, Hòang cầm 2 chỉ. Sắc nước uống.
(Đỗng thiên áo chỉ- Thanh trường phương)
+ Phương thuốc 10:
Trị mủ sưng ở phần sâu: Kim ngân hoa, Dã cúc hoa, Hải kim sa, Mã lan, Đại thanh diệp 1 lượng. Sắc nước uống, Cũng có thể trị ung nhọt đinh lở.
(Giang Tây thảo dược).
+ Phương thuốc 11:
Trị viêm tuyến vú cấp tính thời kì đầu: Ngân hoa 8 chỉ, Bồ công anh 5 chỉ, Liên kiều, Trần bì đều 3 chỉ; Thanh bì, Sanh cam thảo đều 2 chỉ. Thuốc trên là liều của 1 thang, sắc nước 2 lần, và phân 2 lần uống, mỗi ngày 1 thang. Nặng có thể 1 ngày uống 2 thang.
(Trung cấp y san (3): 167, 1964)
+ Phương thuốc 12:
Trị nhũ nham tích lâu dần lớn, sắc đỏ ra nước, trong lóet lỗ sâu: Kimngân hoa, Hòang kì (sống) đều 5 chỉ, Đương qui 8 chỉ, Cam thảo 1 chỉ 8 phân, Câu quất diệp (tức Xú quất diệp) 50 lá. Rượu nước đều 1 nửa sắc uống
(Trúc lâm nữ khoa – Ngân hoa thang)
+ Phương thuốc 13:
Trị dương mai kết độc: Kim ngân hoa 1 lượng, cam thảo 2 chỉ, Hắc liệu đậu 2 lượng, Thổ phục linh 4 lượng, sắc nước, mỗi ngày 1 thang, nên uống hết.
(Ngọai khoa thập pháp – Nhẫn đông thang)
+ Phương thuốc 14:
Dùng Kim ngân hoa sắc nước uống, điều trị 60 ca viêm thận bể thận cấp tính, có tổng hiệu suất 86, 86%.
(Tạp chí kết hợp Trung Tây y Hà Bắc 1999, 1: 67).
+ Phương thuốc 15:
Dùng nụ hoa Kim ngân hoa khô nghiền bột, dùng mỗi ngày sáng tối trước bửa ăn uống, dùng trị 48 ca loét tiêu hóa liên quan đến nhiễm Helicobacterium pylori (HP), tổng hiệu suất là 72,95.
(Tạp chí kết hợp Trung Tây y Trung Quốc 2000, 4: 284).
+ Phương thuốc 16:
– Chủ trị: Lợi răng sưng đau.
– Thành phần: Kim ngân hoa 15g, Đường trắng 5g.
– Cách dùng: Lấy Kin ngân hoa sắc nước bỏ bã, thêm vào đường trắng, phân 2 lần uống, sáng tối trước bửa ăn.
+ Phương thuốc 17:
– Chủ trị: Phòng trị nhọt loét mùa hè.
– Thành phần: Kim ngân hoa 30g, Dã cúc hoa 15g, Cam thảo 3g.
– Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.
+ Phương thuốc 18:
– Chủ trị: Viêm túi mật.
– Thành phần: Kim ngân hoa 30g, Bồ công anh 15g, Bản lam căn 15g.
– Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.
+ Phương thuốc 19:
– Chủ trị: Phòng ngừa dịch viêm màng não .
– Thành phần: Kim ngân hoa 15g, hạ khô thảo 15g, Đại thanh diệp 15g.
– Cách dùng: Vào thời kỳ dịch hòanh hành sắc uống thay trà.
+ Phương thuốc 20:
– Chủ trị: Viêm thận cấp tính.
– Thành phần: Kim ngân hoa 15g, Địa đinh 15g, Bạch mao căn 30g.
– Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày thang, liên tục uống 5 ~ 7 ngày.
+ Phương thuốc 21:
– Chủ trị: Chứng viêm có mủ ở phần mặt và hàm
– Thành phần: Kim ngân hoa 15g, Trúc diệp 10g, Dã cúc hoa 15g.
– Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang, liên tục uống 5 ~ 7 ngày.
+ Phương thuốc 22:
– Chủ trị: Ung nhọt sưng lóet.
– Thành phần: Kim ngân hoa 15g, Tạo giác thích 5g, Tử hoa địa đinh 30g, Dã cúc hoa 20g.
– Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.
+ Phương thuốc 23:
– Chủ trị: Chứng cảm mạo phong nhiệt.
– Thành phần: Ngân hoa 12g, Đại thanh diệp 15g, Bạc hà 9g.
– Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi 1 ngày thang.
+ Phương thuốc 24:
– Chủ trị: Phòng ngừa cảm cúm.
– Thành phần: Kim ngân hoa 6g, Dã cúc hoa 6g, Đại thanh diệp 10g.
– Cách dùng: Sắc nước phân 2 lần uống, thời kỳ dịch hòanh hành liên tục uống 5 ngày.
+ Phương thuốc 25:
– Chủ trị: Sản hậu âm hộ sưng đau.
– Thành phần: Kim ngân hoa 60g, Trần ngãi diệp 30g, Hòang bá 15g, Sanh cam thảo 30g.
– Cách dùng: Dùng nước sạch 2500ml, lấy thuốc trên sắc đặc đổ vào trong chậu, dặn người bệnh trước xông 1 lúc, chờ nước thuốc chuyển sang ấm, lại ngồi rửa phút chốc, mỗi ngày sáng, trưa, tối đều 1lần, bảo lưu nước thuốc, lần 2, lần 3 sau khi đun sôi lại dùng.
+ Phương thuốc 26:
– Chủ trị: Viêm bàng quang.
– Thành phần: Kim ngân hoa 9g, Thạch vi 10g, Bạch mao căn 30g, Xa tiền thảo 15g.
– Cách dùng: Sắc nước, phân 2 lần uống.
Bài thuốc kinh nghiệm điều trị sử dụng kim ngân hoa
Cây kim ngân thuộc loại dây leo, phát triển thành bụi. Hoa mọc ở kẽ lá, mỗi bên kẽ lá có 2 hoa, lúc mới nở hoa màu trắng, sau chuyển sang màu vàng, cuối cùng có màu nâu. Hoa kim ngân được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Theo Đông y, hoa kim ngân có vị ngọt, tính lạnh vào các kinh phế, tâm, tỳ, tác dụng thanh nhiệt giải độc, chữa một số bệnh ngoài da như dị ứng, ngứa, sởi, chữa cảm cúm, cảm mạo, sốt nóng, ho hen, viêm ruột, viêm não, viêm amidan, đi lỵ ra máu, kiết lỵ.
* Thuốc ứng dụng:
Bài 1. Thuốc chữa mụn nhọt
+ Hoa kim ngân | 40g |
+ Ké đầu ngựa | 13g |
+ Sài đất | 30g |
+ Thổ phục linh | 10g |
+ Cam thảo đất | 12g |
Các vị thuốc rửa sạch, cho vào nồi cùng 500ml nước, đun sôi kỹ, chắt 180ml nước đặc. Người bệnh chia làm 3 lần uống hết trong ngày, trước bữa ăn. cần uống liền 5 ngày.
Bài 2. Thuốc chữa bệnh dị ứng, ngứa lở
+ Hoa kim ngân 10g
+ Lá diếp cá 9g
+ Thổ phục linh 12g
+ Cam thảo đất 10g
Các vị thuốc rửa sạch, cho vào nồi cùng 500ml nước. Đun sôi kỹ, chắt 200ml nước đặc. Người bệnh chia đều 3 lần uống trong ngày, trước bữa ăn. cần uống liền 5 ngày.
Bài 3. Thuốc chữa bệnh viêm loét cổ tử cung
+ Hoa kim ngân 8g
+ Cam thảo 4g
Rửa sạch thuốc cho vào nồi cùng 400ml nước. Đun sôi kỹ, chắt lấy 150ml nước đặc. Người bệnh chia đều thuốc uống ngày 3 lần trước bữa ăn. cần uống liền 5-7 ngày.
Bài 4. Thuốc chữa bệnh viêm màng não
+ Hoa kim ngân | 15g |
+ Bồ công anh | 12g |
+ Hạ khô thảo | 15g |
Các vị thuốc cho vào nồi cùng 500ml nước, đun sôi kỹ, chắt 180ml nước đặc. Người bệnh chia đều thuốc uống ngày 3 lần. Cần uống liền 10-15 ngày.
Bài 5. Thuốc chữa bệnh viêm tắc mũi
+ Hoa kim ngân | 15g |
+ Ké đầu ngựa | 15g |
+ Cúc hoa | 9g |
+ Bạch chỉ | 5g |
+ Xuyên khung | 6g |
+ Tàn di | 9g |
+ Hoàng cầm | 9g |
+ Cam thảo | 5g |
Các vị thuốc rửa sạch, cho vào nồi cùng 500ml nước. Đun sôi kỹ, chắt 200ml nước đặc. Người bệnh chia thuốc làm 3 phần uống hết trong ngày, sau bữa ăn. cần uống liên tục 10-15 ngày.
Các bài thuốc chữa bệnh thường dùng:
Thoái nhiệt thang (thang thuốc hạ nhiệt)
Ngân hoa 15g – Xác ve 3g
Cương tàm 9g
Cương tàm: con tằm chết cứng do nhiễm phải bệnh nấm nào đó, cả bên trong bên ngoài cơ thể đều được phủ 1 lớp phấn trắng, đông y dùng để chữa bệnh trúng phong, mất tiếng v.v…
Sắc uống ngày 1 thang.
Dùng cho người nhiệt độ cơ thể cứ ở mức cao, không hạ xuống được.
Ngàn sơn ẩm (trà Kim ngân sơn tra)
Ngân hoa 30g
Sơn tra 10g
Mật ong vừa phải.
Ngân hoa hãm nước sôi, đánh mật ong vào uống thay trà.
Dùng cho người phong nhiệt cảm cúm, phát sốt đau đầu, viêm phổi giai đoạn đầu.
Tiêu ung tán (thuốc tán tiêu nhọt)
Hoa kim ngân 30g – Hoàng bá 30g
Đại hoàng 20g
Nghiền chung thành bột mịn, cho nước sôi vào đánh đặc như hồ, bôi vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Dùng để bôi những chỗ tây đỏ, nóng, sưng lên thành nhọt.
Thấp độc tẩy tễ (thuốc chữa phát ban)
Ngân hoa 9g – Hoa cúc dại 9g
Sà sàng tử 9g – Cam thảo 9g
Sắc 2 nước, trộn lẫn, lọc sạch, lấy để rửa vết thương ngày 2 – 3 lần.
Dùng cho trẻ bị phát ban.
Ngân thảo thang (thang thuốc kim ngân, cam thảo)
Hoa kim ngân 10g
Cam thảo 10g
Sắc 2 nước, lọc sạch. Dùng nước lọc nóng súc miệng hoặc rửa vết thương.
Dùng cho người viêm da bong từng lớp, viêm loét khoang miệng.
Minh mục dịch (thuốc rửa sáng mắt)
Kim ngân hoa 12g – Trần bì 12g
Bồ công anh 12g
Sắc 2 nước, trộn lẫn lọc sạch Rửa mắt nhiều lần trong ngày.
Dùng cho người đau mắt hột.
Ngân kiều ẩm (thuốc uống kim ngân liên kiều)
Hoa kim ngân 24g – Đan bì 9g
Liên kiều 9g – Cam thảo 15g
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sớm, tối.
Dùng cho người bị đau họng, nuốt khó.
Ngân hoa ẩm (thuốc uống hoa kim ngân)
Hoa kim ngân 30g – Hạ khô thảo 30g
Bồ công anh 30g
Ba vị hãm nước sôi uống thay trà. Dùng để chữa bệnh nổi mẩn.
Kim liên chúc (cháo kim ngân, hạt sen)
Hoa kim ngân 15g
Hạt sen (bỏ tâm) 30g
Sắc hoa kim ngân bỏ bã lấy nước, cho hạt sen vào nấu cháo, ăn vào hai bữa sớm, tối, như cháo thường.
Dùng cho người mắc bệnh tả, bị lâu ngày, tỳ vị hư nhược.
Song hoa ẩm (thuốc sắc 2 loại hoa)
Hoa kim ngân 50g – Sơn tra 50g
Hoa cúc 50g – Mật ong vừa phải.
Sắc 2 nước, trộn lẫn lọc sạc 1. Lọc xong lại cho vào nấu lên, đánh mật ong vào, đun sôi, để nguội uống như thường. Dùng để giải nhiệt, tiêu cơn, giảm mỡ, giảm béo.
Phúc phương ngân hoa thang (thang kép ngân hoa)
Hoa kim ngân 9g – Đại hoàng 5g
Thổ phục linh 9g – Phục linh 6g
Xuyên khung 3g – Phòng phong 6g
Mộc thông 5g
Sắc uống, ngày 1 thang, chia hai lần sớm, tối.
Dùng để chữa bệnh giang mai.
Mạo ngân hợp tễ (thuốc hỗn hợp kim ngân, rễ cỏ tranh)
Bồ công anh 30g
Cù mạch 15g
Hoa kim ngân 30g
Bản lam căn 20g
Hoàng bá 15g
Sơn hạc thảo 20g
Thạch vi 20g
Rễ cỏ tranh 50g
Liên kiều 20g
Hoạt thạch 15g
Tiểu kê 30g
Hạn liên thảo 20g
Xa tiên tử 15g
Biển súc 15g
Mộc thông 10g
Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần sớm, tối.
Dùng để chữa bệnh lậu.
Theo “Dược phẩm vựng yếu”
(Còn có tên Nhẫn đông hoa, Lộ ty đằng, Nhẫn đông đằng)
Khí vị:
Vị ngọt, hơi ấm, không độc.
Chủ dụng:
Bổ hư, trị phong, tán nhiệt, giải độc, ung nhọt chưa hình thành thì có thể rút độc tan hết, đã hình thành rồi thì có thể thác độc làm vỡ mũ, giải độc nấm, tiêu đinh độc, tất cả phong khí, thấp khí đều trừ được cả, kiêm chữa huyết lỵ và thủy lỵ, thực là thuốc quý của ngoại khoa. Hoặc giã vắt lấy nước cốt hòa Rượu uống, hoặc tán nhỏ trộn với Rượu mà bôi vào.
GIỚI THIỆU THAM KHẢO “Thông tục thương hàn luận”
Bài Giải độc thừa khí thang
Kim ngân hoa 12g, Hoàng bá 4g, Sơn chi tử 12g, Liên kiều 12g, Hoàng liên 4g, Chỉ thực 8g, Tây qua sương 2g, Đại hoàng 4- 8g, Kim chấp 40g, Địa long 2 con, Lục đậu 80g. sắc, chia uống 3 lần trong ngày. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông tiện.
Chữa bụng chướng đầy 7 ngày chưa đại tiện, tiếu tiện đỏ, nóng đau, phiền táo không yên, rêu lưỡi vàng dày, mạch sác, vết thương nóng rát đau nhức hoặc nóng rét, nhiều mũ.
“Ngoại khoa chân thuyên”
Bài Ngũ thần thang
Kim ngân hoa 20g Ngưu tất 12g
Tử hoa địa đinh 16g Bạch linh 12g
Xa tiền tử 16g
Có tác dụng trừ thấp nhiệt, giải độc.
Chữa nhọt độc ở huyệt ủy trung kheo chân, đỏ tẩy, vở mủ thuộc loại thấp nhiệt ngưng kết.
Chữa các loại đinh độc, mụn nhọt cục bộ sưng đỏ đau, có khi phát sốt, mạch sác.
“Tâm đắc thần phương” – Hải Thượng Lãn Ông
Bài Trị nhũ ung thần phương
Kim ngân hoa 2 lang Bồ công anh 2 lạng
Cam thảo tiết 1 phân Một dược 2đ
Quy vĩ 5đ
Cho 3 bát nước sắc lấy 1 bát, uống sau bữa ăn.
Chữa bà mẹ sau sinh bị tắc tỉa sữa, vủ đau, sốt cao và các chứng ung vú khác.
Bài này có Quy vỹ, Một dược dùng phải thận trọng nếu người bệnh đang chảy máu. Lúc đó có thể dùng bài sau đây cũng của Hải Thượng Lãn Ông:
Lá Tía tô 30g, Kim ngân hoa 50g, Bồ công anh 50g, Cam thảo 8g. Rất hay.
“Hành giản trân nhu”-Hải Thượng Lãn Ông
Chữa nhọt hậu bối dùng Liên kiều, Ngưu bàng tử, Đương quy, Cam thảo. Các vị bằng nhau, sắc uống, mỗi lần 16-20g, ngày 3 lần.
“Nghiệm phương tân biên”
Bài Tứ diệu dũng an thang
Kim ngân hoa 100-200g Đương quy 40-60g
Huyền sâm 60-100g Cam thảo 30g
(Chú ý không được giảm liều lượng. Nếu do hàn ngưng không dùng bài này).
Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, chỉ thống.
Trị thoát thư (hoại tử), vết thương lở loét, viêm tắc tĩnh mạch, viêm tắc động mạch, phiền nhiêt. lưỡi đỏ, mạch sác.
GIA GIẢM: Đau nhiều thêm Nhũ hương, Một dược để hành khí, hoạt huyết, giảm đau. Nhiệt độc thịnh thêm Bồ công anh, Đan sâm, Xích tiểu đậu, Xuyên sơn giáp, Địa long để thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, thông lạc. ứ huyết nhiều gia Đào nhân, Hồng hoa.
Khí hư thêm Hoàng Kỳ, Đảng sâm.
Nếu uống bệnh không giảm thì nên đổi dùng bài Đại hoàng giá trùng hoàn hoặc các bài hoạt huyết, tiêu độc khác.
“Ôn bệnh điều biện”
Đương quy Bạch truật Thiên trùng Bạch thược.
Theo chứng trạng của người bệnh mà định lượng từng vị cho phù hợp. Sắc, chia uống vài lần trong ngày.
Chữa các chứng ung thư, nhọt độc.
Bài này vừa tiêu độc vừa bổ cả khí và huyết, khác với bài Tư âm giải thác phương chỉ bổ âm, tiêu độc. Nếu gặp chứng đại độc càng nên chú ý đến khí huyết thì mới thành công được.