Mang tiêu còn gọi là Phác tiêu, Huyền minh phấn dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Danh y biệt lục, có tên khoa học là Mirabilita Natrium Sulfuricum, Sai Glauberis là muối Natri sulfat thiên nhiên tinh chế mà thành. Tại những nơi có Mang tiêu thiên nhiên ( Na2SO410H2O) đào về hòa tan với nước, lọc trong để loại tạp chất rồi cô đặc để kết tinh. Làm đi làm lại nhiều lần cho đến khi nước trong thì thôi, để cho nguội kết tinh gọi là Mang tiêu. Đem Mang tiêu bỏ vào nồi nước cho lửa đun sôi, nước bay hơi còn lại bột trắng, hoặc bọc Mang tiêu vào bọc giấy treo vào nơi thông gió phân hóa thành bột trắng, gọi là Huyền minh phấn, chế theo phương pháp thứ 2 cũng gọi là Phong Mang tiêu.

Phác tiêu
Phác tiêu

Ở Trung quốc, Mang tiêu chủ yếu chủ yếu được khai thác ở các tỉnh Hà bắc, Hà nam, Sơn đông, Giang tô, An huy.

Nước ta vẫn phải nhập Mang tiêu của Trung quốc. Theo Đỗ tất Lợi, hiện ta đã tự túc.

Thành phần chủ yếu:

Thành phần chủ yếu là Sodium sulfate, ngoài ra còn có ít Calcium sulfate, Natri chlorure, Magnesium sulfate, muối.

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

Tác dụng tẩy xổ(laxative): sodium sulfat hòa tan vào nước nhưng gốc SO4 có phân tử lớn khó qua màng ruột lưu lại ở ruột hút nước ở các tổ chức vào ruột làm lỏng phân ( do SO4 hình thành dung dịch ưu trương), làm tăng dung tích ruột gây kích thích cơ giới làm tăng nhu động ruột gây tiêu chảy.

Khí vị:

Vị đắng cay, tính rất hàn, trầm mà giáng xuống, là âm dược.

Chủ dụng:

Trừ tích tụ ở 6 phủ, chữa dịch lệ thời khí, nhuận phân táo, thay cũ, đổi mới, tiêu nhọt sưng, vở mũ tan độc, phá huyết lưu tụ, tiêu đàm tích, thương hàn phát cuồng, đại tiện bí, mình vàng, trán đen, cổ họng tê, miệng lở, chữa thương phong đau mắt nhiệt, tất cả mọi chứng thực nhiệt.

Cấm ky: Bệnh thuộc hư, âm hư giả nhiệt, phụ nữ có thai đều kiêng dùng.

Cách chế:

Thứ trắng xanh là tốt, có màu vàng đỏ thì chớ dùng, cho vào thuốc thang thì chờ thuốc sắc xong, bỏ bã, cho vào khuấy tan mà uống.

Nhận xét:

Phác tiêu có thể chất chưa hóa, bẩm thọ khí chí âm, cực hàn của trời đất để sinh ra, là kết tinh của Thái âm, làm tiêu tan mọi vật, cho nên tiêu được tích tụ của 5 tạng.

PHỤ:

A- MANG TIÊU.

Mang tiêu là nước Phác tiêu đun cạn một nửa, cho vào trong cái chậu, để cách đêm, đông lại, có cạnh như hạt lúa mạch, còn gọi là Bồn tiêu.

Chủ trị: Tiêu được huyết ứ tích, thông kinh nguyệt, bôi chữa được lở sơn, trục được nhau thai khó ra, làm sáng mắt, chỉ đau bụng. Lại nói Bồn tiêu có 4-5 cạnh sáng óng ánh như Bạch thạch anh gọi là Anh tiêu, là Mã nha tiêu, có tác dụng nhuần mềm chất rắn, phá tích giống như Phác tiêu, nhưng chậm hơn, chữa 5 chứng tích, nhức đầu, sưng lở, ẩn chẩn mới mọc, chứng phát sốt, phát lở do uống phải Đan, Thạch, ghét Khổ sâm, Khổ thái, sợ Nữ uyển.

B- PHONG NHA TIÊU.

Phong nha tiêu là Phác tiêu ngâm nước sôi cho tan ra, dùng lụa bọc lại, đặt vào cái chậu sành, rôi treo lững ở trong giêng, cách đêm, kết thành mầm trắng bóng, lấy ra, để vào cái mủng con, trên phủ một lóp lụa, để nơi có gió.

Phong nha tiêu tính nhẹ mà không giáng, trị bệnh của người ăn nhiều đồ cao lương, để hòa tan đờm ngoan cố, lại nói chữa hết thảy các chứng đờm hỏa.

C- HUYỀN MINH PHẤN

Huyền minh phấn là sản phẩm nấu Phác tiêu với củ Cải (lượng 2 thứ bằng nhau), đợi củ Cải chín làm chừng, đem ra lấy tờ giấy lọc qua, phơi một đêm thì kết thành cục trắng xanh, để dùng. Là vị thuốc trong âm có dương, thực là thuốc hay để trục nhẹ hư nhiệt của người già yếu, thuốc thần của chứng đờm trệ đã lâu, nhuận khô táo, thay cũ„ đổi mới, rửa mắt, tiêu sưng, làm mắt sáng thêm, chữa phiền táo trong lòng, mắt hoa, đầu choáng, miệng đắng họng khô, trường phong, trĩ lậu, lâm lịch, dịch lỵ, bụng trướng, bí đại tiểu tiện, hết thảy đờm hỏa, nhiệt độc, phong độc, phong sang nhức đau sưng đỏ, thức ăn ngưng trệ, đờm kêt thành trưng hà và giải độc Rượu.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Thương hàn luận”

Bài Đào nhân thừa khí thang

Đào nhân (bỏ vỏ và đầu nhọn) 12-16g, Quế chi 4-8g, Mang tiêu 4-8g, Đại hoàng 6-8g, Chích thảo 4-8g.

Sắc, chia uống vài lần trong ngày. Bệnh khỏi thì dừng ngay, không được uống nhiều. Có tác dụng hoạt huyết, trục ứ.

Trị chứng huyết ứ súc kết ở Hạ tiêu; triệu chứng thường thấy là bụng dưới đầy đau, đại tiện táo, phân màu đen, tiểu tiện bình thường, mạch trầm thưc hoãc sáp.

Gia giảm: Dùng chữa thống kinh, kinh nguyệt không đều có thể thêm Đương quy, Hồng hoa, Hương phụ. Sau sinh bụng dưới đau nhói có thể thêm Bồ hoàng, Ngũ linh chi.

Bài Lương cách tán (Hòa tễ cục phương)

Đại hoàng 40g, Mang tiêu 40g, Chi tử 20g, Cam thảo 20g, Hoàng cầm 20g, Liên kiều 50g, Bạc hà 20g.

Cùng tán nhỏ, liều uống 8-10g, ngày vài lần. Có tác dụng tả hỏa, thông đại tiện, thanh nhiệt tích ở Thượng tiêu và Trung tiêu.

Trị nhiệt tà đốt mạnh ở Trung tiêu và Thượng tiêu, buồn phiền vật vả, miệng khát, môi khô, miệng lưỡi mọc nụn, vùng ngực phiền nhiệt, họng đau, thô huyết, nục huyết, đại tiện bỉ, nước tiểu đỏ, mạch hồng sác, hữu lực, và chứng cấp kinh ở trẻ nhỏ.

“Y tông kim giám”

Bài Lương cách bạch hổ thang

Đại hoàng 6g, Phác tiêu 4g, Cam thảo 6g, Bạc hà 4g, Tri mẫu 6g, Liên kiều 6g, Chi tử 6g, Hoàng cầm 6g, Thạch cao 12g, Cánh mễ 12g.

Trị chứng Phế, Vị nhiệt thịnh, suyễn cấp, miêng khô khát, mắt đỏ, môi hom, mạch hồng, sác, hữu lưc.

“Bí truyền nhãn khoa long mộc luận”

Bài Linh dương giác ẩm tử

Linh dương giác, Ngũ vị tử, Tế tân, Mang tiêu, Đại hoàng, Tri mẫu, đều 40g, Phòng phong 80g.

Cùng tán nhỏ, mỗi lần hãm uống 4-8g, ngày uống vài lần, bệnh khỏi thì không uống nữa. Chữa tròng mắt kẻo màng do nhiệt nặng, mạch hồng sác, hữu lưc.

0/50 ratings
Bình luận đóng