Ngũ linh Chi là phân khô của một loài sóc Trogopterus xanthipes Milne- Edwards thuộc họ Sóc bay (Petauristidae), có nhiều ở Trung quốc tại các tỉnh Hà bắc, Sơn tây, Cam túc, chưa thấy có ở nước ta.

Thành phần chủ yếu:

Trong Ngũ linh Chi có nhiều chất nhựa, urê, acid uric và vitamin A.

Khí vị:

Vị ngọt, tính ấm, không có độc, khí vị đều hậu, là thuốc âm trong dương dược, vào Can kinh, sợ Nhân sâm.

Chủ dụng:

Hành khí, hạ khí, hành huyết, hạ huyết, đối với chứng kinh bế thì thông kinh, đối với chứng hành kinh liên miên thì cầm huyết, trừ chứng huyết lỵ, Trường phong và khí lạnh ở lòng bụng, yên được chứng huyết vâng của sản phụ, chữa cam tích, giun sán của trẻ em, các chứng đau vùng thượng vị, đau bụng, đau sườn, nhất là chữa chứng đau xóc hông do khí huyết, chứng ói ngày đêm liên miên, và chứng huyết bế khắp người đau tê.

Đơn phương:

Linh chi 1,5đ, Bào khương 3 phân, tán nhỏ uống với Rượu nóng, để chữa chứng bỗng nhiên đau vùng thượng Vị.

  • Bài khác: Linh chi 2đ, tán nhỏ uống với nước nóng, chữa chứng “Huyết hội”, biểu hiện lòng trắng mắt đen kịt khác thường, lông tóc cứng như sắt, ăn uống được mà không nói, như người say Rượu.
  • Bài khác: Linh chi, Bồ hoàng bằng nhau, tán nhỏ, dùng dấm ngào thành cao, uống với Đồng tiện, liều uống 2đ, ngày 2 lần. Chữa đau sán khí, đau bụng dưới, đau thượng Vị. Thuốc này có khả năng hành huyết, chỉ huyết, hành khí, chỉ khí, công hiệu rất lớn.

Cách chế:

Để sống dùng Rượu thủy phi, gạn bỏ cát, phơi khô dùng. Dùng sống thì hành huyết. Dùng chín thì thủy phi rồi sao lên, thấy bốc khói làm chuẩn, đem ra nghiền. Sao thì chỉ huyết, chữa được băng huyết, rong huyết.

Liều dùng và chú ý:

Liều uống, cho vào thuốc thang hay làm hoàn: 3 – 10g, cho vào thuốc thang phải cho vào túi vải.
Lượng dùng ngoài tùy theo yêu cầu.
Thận trọng không dùng cho phụ nữ có thai.
Ngũ linh chi Ố Nhân sâm: nên không dùng chung với Nhân sâm.
Không dùng với chứng huyết hư mà không có huyết ứ.

Nhận xét:

Chim Hàn hào (có sách nói là loài sâu) sợ lạnh, thích ấm, cho nên phân của nó cũng có tính ấm. Linh chi là phân của Hàn hào, khí vị đều hậu, vào huyết phận của kinh Quyết âm và hành huyết dần vào Can kinh rất chóng, chữa chứng huyết trệ rất hay, vã lại còn là thuốc khu phong, kinh mạch Xung Nhâm bị hư nên phong lấn vào, không tàng được huyết, giống như dùng Phòng phong, Kinh giới để chữa băng huyết, làm cho chất trọc âm hạ xuống, lại kiêm giáng được hỏa. Nhưng khí của nó rất hôi, rất trin, người hư yếu thì không chịu nồi.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Thiên gia diệu phương”

Bài Quan tâm trục ứ thang

Cát căn 15g, Chỉ xác 15g, uất kim 30g, Ngưu tất 15g, Sinh Bồ hoàng 15g, Bạch chỉ 15g, Sinh Son tra 25g, Nguyên hồ 15g, Qua lâu bì 15g, Đan sâm 25g, Ngũ linh chi 15g, Thất ly tán 1 túi (chia 2 lần uống với nước thuốc).

Cần điều bổ có thể thêm các vị bổ khí huyết như Đảng sâm, Đương quy…

Sắc, chia uống 2 lần trong ngày.

Có tác dụng lý khí, đạo trệ, hóa ứ chỉ thống.

Chữa đau thắt động mạch vành Tim.

‘Thiên gia diệu phương”

Bài Thất tiếu tán gia vị

Tam thất phấn 3g (chiêu với nước thuốc).

Sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Chữa đau thắt động mạch vành tim, gây ra huyết áp cao, chênh lệch huyết áp trên và huyết áp dưới tăng,Tim đập nhanh. “Phụ khoa ngọc sích”

  • Bài Ngũ linh chi tán

Sao Ngũ linh chi với liều lượng vừa phải, tán mạt, mỗi lần dùng lđ uống với Rượu.

Chữa phụ nữ băng huyết, hôn mê.

  • Bài Ngũ linh chi hoàng kỳ tán

Sao Ngũ linh chi 1 lạng, Hoàng kỳ 5đ, cùng tán nhỏ, liều uống 2đ, ngày uống vài lần.

Chữa huyết chạy càn vào Dạ dày, thổ huyết không ngừng.

“Chứng trị chuẩn thằng”

Bài Độc hành tán

Ngũ linh chi, nửa sao, nửa để sổng, tán mạt, mỗi lần uống 3đ với Rượu hoặc Đồng tiện.

Chữa sản hậu huyết vâng, hôn mê, bất tỉnh, nếu miệng cắn chặt, cạy miệng đổ thuốc vào.

“Hành giản trân nhu” – Hải Thượng Lãn Ông

  • Chữa bệnh lưỡi sưng đầy miệng (chậm chữa thì chết)

Dùng Ngũ linh chi 1 lạng (10đ), rửa Rượu cho sạch, tán nhỏ, sắc nước, hòa với Dấm mà súc miệng.

  • Chữa đau dạ con dùng Ngũ linh chi sao, tán nhỏ, uống với Rượu, mỗi lần 2đ.

“Y lâm cải thác”

Bài Cách hạ trục ứ thang

Ngũ linh chi (sao) 12g, Đương quy 12g, Đào nhân 12g, Xuyên khung 8g, Đan bì 8-12g, Xích thược 10g, Ô dược 3-8g, Hương phụ 6-8g, Chỉ xác 6-8g, Diên hồ sách 4-6g, Cam thảo 6- 12g, Hồng hoa 8g. sắc, chia uống 3 lần trong ngày.

Có tác dụng hoạt huyết, hóa ứ, hành khí, chỉ thống.

Trị chứng huyết ứ dưới cơ hoành, hoặc kết thành khối u đau, chỗ đau nhất định, nằm thì bụng có cảm giác trằn xuống, người bênh lưỡi tím tối, mạch tế sáp.

0/50 ratings
Bình luận đóng