- Hút thuốc lá hạ thấp hiệu quả của thuốc chữa bệnh. Vì sau khi uống thuốc hoặc tiêm thuốc vào cơ thể, thuốc được chuyển hóa qua gan, mà hút thuốc lá sẽ làm tăng hoạt lực của men thay thế chuyển hóa thuốc của gan, làm cho nồng độ của thuốc hạ thấp. Những người bị loét dạ dày trong thời gian uống thuốc Cimetidine mà hút thuốc lá sẽ làm trở ngại đến việc làm lành vết loét, tăng nặng thêm xuất huyết dạ dày. Người bệnh hen suyễn, thở khò khè sau khi uống thuốc Aminophylline mà hút thuốc lá thì khó cắt cơn hen suyễn, hết thở khò khè được. Người bệnh tiểu đường mà hút thuốc lá thì lượng thuốc Insulin cần thiết tiêm vào cơ thể phải tăng nhiều thêm khoảng 20% so với người không hút thuốc lá mới có hiệu quả điều trị ngang bằng. Một bệnh viện ở thành phố New York của Mỹ còn phát hiện: Người uống một loại thuốc chữa bệnh nào đó sau nửa giờ mà hút thuốc lá thì thành phần có hiệu quả của thuốc đó trong huyết dịch chỉ là 1,2 đến 1,8%, còn người không hút thuốc thì thành phần có hiệu quả của thuốc đó trong huyết dịch là 2,1 đến 2,4%, gần gấp đôi người hút thuốc lá.
- Sau khi nhổ răng không nên hút thuốc lá: Nếu sau khi nhổ răng mà hút thuốc lá, nhất là sau khi nhổ răng trong vòng 2-3 ngày thì sẽ đau đớn dữ dội hơn cả bệnh răng vốn có trước đây. Bởi vì khói thuốc khi hút vào ô nhiễm vùng răng đã nhổ hoặc vì tác dụng của một thành phần nào đó trong khi khói thuốc lá thấm vào cục máu chỗ đó làm cho chỗ răng nhổ sinh viêm xương, gây đau đớn dữ dội, mưng mủ, hôi thối, thậm chí làm cho chỗ xương ở đó lộ ra, sinh ô nhiễm mạn tính, kéo dài không khỏi được. Theo thống kê của các bác sĩ nha khoa, sau khi nhổ răng mà hút thuốc lá thì số người bị bội nhiễm viêm xương sẽ cao gấp 4 lần những người không hút thuốc lá. Do đó, sau khi nhổ răng không nên hút thuốc lá.
- Sau khi bị chấn thương và sau phẫu thuật, người bệnh cũng không nên hút thuốc lá. Nói chung khi bị chấnthương, chỉ cần rửa sạch chỗ bị chấn thương xong bồi thuốc vào là rất nhanh liền miệng vết thương. Nhưng nếu sau khi bị chấn thương sây sát hoặc sau phẫu thuật mà hút thuốc lá thì vết thương sẽ rất lâu lành miệng, thậm chí còn sinh loét, chữa mãi không khỏi. Đó
là vì khi hút thuốc lá, những hạt cực nhỏ của khói thuốc hít vào trong phổi, một phần chất nicotine vào trong huyết quản mao dẫn của phổi, sau đó thông qua tuần hoàn huyết dịch phân bố ra toàn thân, gây co rút liên tục đầu mút huyết quản, làm cho lượng cung cấp máu ở chỗ vết mổ hoặc chỗ bị chấn thương giảm thiểu. Do bị thiếu máu, thiếu oxy, miệng vết thương rất chậm được khôi phục. Do đó, sau khi bị chấn thương và sau khi phẫu thuật, người bệnh không nên hút thuốc lá, nếu không cai hẳn được thuốc lá thì ít nhất phải cai cho đến khi vết thương và vết mổ đã hoàn toàn lành hẳn mới được.
Bình luận đóng