I. ĐẠI CƯƠNG

1. Định nghĩa

  • Hội chứng tăng áp lực nội sọ là sự tăng áp lực trong hộp sọ.
  • Hậu quả huyết động học do tăng áp lực nội sọ thể hiện qua các công thức sau:

CPP = MAP – ICP.

CPP (cerebral perfulsion pressure): áp lực tưới máu não. MAP (mean arterial pressure): áp lực trung bình động mạch. ICP (intracranial pressure): áp lực nội sọ.

CBF = CPP/CVR.

CBF (cerebral blood flow): lưu lượng máu não.

CVR (cerebral vascular resistance): đề kháng mạch não.

  • Khi tăng ALNS sẽ làm giảm áp lực tưới máu não, gây giảm lưu lượng máu não. Hậu quả gây nhồi máu não.

Bảng áp lực trong sọ bình thường

LỨA TUỔIÁP LỰC BÌNH THƯỜNG
Trẻ >10 tuổi< 10 – 15mmHg
Trẻ nhỏ 2 – 103 – 7 mmHg
Trẻ < 2 tuổi1,5 – 6 mmHg

2.     Phân loại

  • Hội chứng tăng áp lực nội sọ cấp tính: có thể dẫn đến tử vong do:

+   Tụt não.

+   Nhồi máu não lan tỏa.

  • Hội chứng tăng áp lực nội sọ mạn tính: dẫn đến teo gai thị gây mù mắt

3.     Nguyên nhân

  • Do nhu mô não:

+   Phù não.

+   Nhồi máu não.

  • Do mạch máu não:

+   Tăng huyết áp.

+   Thuyên tắc xoang tĩnh mạch.

  • Do dịch não tuỷ:

+   U đám rối mạch mạc.

+   BĐN tắc nghẽn.

  • Khối choán chỗ:

+   Xuất huyết não, não thất tự phát hoặc chấn thương.

+   U não.

+   Dị dạng mạch máu não.

+   Áp xe não.

+   Tụ mủ dưới màng cứng.

II. CHẨN ĐOÁN

1. Triệu chứng lâm sàng

  • Tam chứng kinh điển:

+   Nhức đầu: thường xảy ra lúc sáng sớm hay khi có động tác gắng sức, gập người, ho, sổ mũi.

+   Ói: ói đột ngột, dữ dội và không kèm với buồn nôn trước đó

+ Phù gai, teo gai thị: nhức đầu, phù gai thị, ói mửa thường gặp ở hội chứng tăng áp lực nội sọ điển hình, 2/3 bệnh nhân có khối choán chỗ trong hộp sọ có đủ 3 triệu chứng này, và hầu hết các bệnh nhân hội chứng tăng áp lực nội sọ có ít nhất 2 triệu chứng.

  • Dấu hiệu khác

+   Tam chứng Cushing: mạch chậm, huyết áp tăng, rối loạn nhịp thở.

+   Tri giác: lú lẫn, hôn mê.

2.  Cận lâm sàng

  • X-quang sọ thường: thấy hình ảnh dãn rộng khớp sọ, bào mòn hố yên, dấu ấn ngón tay
  • Siêu âm xuyên thớp: ở trẻ còn thóp.
  • Chụp não cắt lớp (CT scan): chẩn đoán nguyên nhân hội chứng tăng áp lực nội sọ.
  • Cộng hưởng từ não (MRI): bổ sung và hoàn thiện những hình ảnh của CT scan.
  • Đo áp lực trong sọ: đây là phương pháp chẩn đoán và theo dõi điều trị quan trọng, thường chỉ định trong chấn thương sọ não nặng và một số bệnh lý khác.

+    Chỉ định:

  • Chấn thương sọ não nặng: Glasgow ≤ 8, CT não có bất thường.
  • Chấn thương sọ não nặng, CT scan bình thường nhưng có gồng mất vỏ và HA tâm thu < 90 mmHg

+   Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân tỉnh
  • Rối loạn đông máu.

+   Vị trí đặt dụng cụ đo áp lực trong sọ:

  • Trong não thất
  • Trong mô não.
  • Khoang nhện
  • Dưới màng cứng
  • Ngoài màng cứng

III. ĐIỀU TRỊ

1. Mục tiêu

  • Giữ ALTS < 20
  • Giữ áp lực tưới máu não ³60

2. Điều trị nội khoa

  • Nằm đầu cao 30 – 45°, cổ thẳng
  • Kiểm tra đường thở, đặt nội khí quản khi Glasgow ≤ 8
  • Duy trì HA thích hợp
  • Duy trì PaCO2= 30 – 35 mmHg
  • Manitol: 1g/kg truyền tĩnh mạch/15 phút, sau đó 0,25g – 0,5g/kg truyền tĩnh mạch/30 phút/6 giờ.

3. Điều trị phẫu thuật

  • Điều trị phẫu thuật theo nguyên nhân.
  • Mở sọ giải áp khi điều trị nội khoa thất bại
  • Điều trị khác: khi các phương pháp trên không hiệu quả
    • Thở máy liên tục
    • Barbiturate liều
    • Tăng thông khí tích cực PaCO2 = 25 – 30 mmHg
    • Hạ thân nhiệt

IV. THEO DÕI

Theo dõi cải thiện triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.

0/50 ratings
Bình luận đóng