Hạ khô thảo ( 夏枯草 )
Tên và nguồn gốc
+ Tên thuốc: Hạ khô thảo (Xuất sứ: Bản kinh).
+ Tên khác: Tịch cú (夕句), Nãi đông (乃东), Yến diện (燕面), Mạch tuệ hạ khô thảo (麦穗夏枯草), Mạch hạ khô (麦夏枯), Thiết tuyến hạ khô (铁线夏枯), Thiết sắc thảo (铁色草), Bổng trụ đầu hoa (棒柱头花) v.v…
+ Tên Trung văn: 夏枯草 XIAKUCAO
+ Tên Anh Văn:
Fruit-spike of Common Selfheal, Common Selfheal Fruit- Spike
+ Tên La tinh:
1.Prunella vulgaris L.2.Prunella asttica Nakai [P.uulgaris L.subsp. Asdiatica (Nakai) Hara]
+ Nguồn gốc: Là bông quả của Hạ khô thảo, thực vật họ Hình Môi (Labiatae).
Hạ khô thảo Prunella vulgaris
Dược liệu Hạ khô thảo
Phân bố
Chủ yếu sản xuất ở các vùng Giang Tô, An Huy, Chiết Giang, Hà Nam v.v…của Trung Quốc.
Tính vị
– Trung dược học: Cay, đắng, lạnh.
– Bản kinh: Vị đắng, cay, lạnh.
– Biệt lục: Không độc.
– Bản thảo chính: Vị hơi đắng, hơi cay.
Qui kinh
– Trung dược học: Vào kinh Can, Đởm.
– Điền Nam bản thảo: Vào Can.
– Bản thảo kinh sơ: Vào kinh Túc quyết âm, Thiếu dương.
Công dụng và chủ trị
Thanh Can, tán kết.
Trị tràng nhạc, anh lựu, nhũ ung, ung thư vú, tròng mắt đau đêm, sợ ánh sáng chảy nước mắt, đầu mắt chóang váng chóng mặt, miệng mắt méo lệch, gân xương đau nhức, lao phổi, viêm gan truền nhiễm thể hòang đản cấp tính, huyết băng, đới hạ.
(1) Thanh Can sáng mắt: Dùng vào Can nhiệt mắt đỏ sưng đau, và đau đầu do Can dương thượng cang, mắt hoa (như bệnh cao huyết áp), có thể phối với Khổ đinh trà, Dã cúc hoa.
(2) Thanh nhiệt tán kết: Dùng vào viêm tuyến vú, viêm tuyến mang tai, có thể phối với Sài hồ, Xích thược, Chiết bối mẫu.
Dùng vào tràng nhạc (như hạch tuyến limpha), anh lựu (như bướu tuyến giáp trạng đơn thuần), thường phối với Mẫu lệ, Chiết bối mẫu.
Liều dùng và cách dùng
Sắc uống 9~ 15g. Hoặc nấu cao uống.
Kiêng kỵ
– Trung dược học: Người Tỳ Vị hư yếu dùng cẩn thận.
Nghiên cứu hiện đại
- Thành phần hóa học:
Bổn phẩm hàm chứa hợp chất glycoside như triterpenoid saponins, rutin, hyperin v.v… và organic acids như ursolic acid, caffeic acid, oleanolic acid phân ly v.v…; trong hoa còn hàm chứa Delphinidin, anthocyanins của cyaniding, d-camphor、d-fenchone v.v…(Trung dược học).
- Tác dụng dược lý:
Thuốc sắc, dịch ngâm nước, ethanol – dịch ngâm nước và dịch ngâm ethanol bổn phẩm đều có tác dụng giáng thấp huyết áp động vật thực nghiệm rõ rệt. Thân, lá, bông và tòan thảo đều có tác dụng giáng áp, nhưng tác dụng của bông rõ hơn; tiêm vào xoang bụng chuột con dịch lắng cồn sắc nước bổn phẩm có tác dụng chống viêm rõ rệt; thuốc sắc bổn phẩm đối với trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, vi khuẩn phẩy hoắc lọan, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn biến dạng, khuẩn cầu chùm và trực khuẩn lao thể người đều có tác dụng ức chế nhất định (Trung dược học).
Bài thuốc cổ kim tham khảo
+ Phương thuốc 1:Trị tràng nhạc mã đao, không hỏi đã vỡ hay chưa vỡ, hoặc lâu ngày thành rò: Hạ khô thảo 6 lượng, nước 2 chén, sắc còn 7 phân, bỏ bã uống xa bửa ăn. Hư nặng nên sắc đặc cao uống, đồng thời thoa vào chổ bệnh, uống nhiều ích tốt.
(Nhiếp sinh chúng diệu phương – Hạ khô thảo thang).
+ Phương thuốc 2:
Trị nhũ ung (ung nhọt vú) mới phát: Hạ khô thảo, Bồ công anh đều lượng bằng nhau. Rượu sắc uống hoặc làm hòan cũng được.
(Bản thảo hối ngôn)
+ Phương thuốc 3:
Trị Can hư tròng mắt đau, nước mắt không ngừng, gân mạch đau, và mắt sợ ánh sáng, sợ ban ngày: Hạ khô thảo nửa lượng, Hương phụ tử 1 lượng, tất cả nghiền bột. mỗi lần uống 1 chỉ, trà tháng chạp điều uống, bất cứ lúc nào.
(Giản yếu tế chúng phương – Bổ Can tán)
+ Phương thuốc 4:
Trị xích bạch đới hạ: Hoa Hạ khô thảo, hái lúc nở, phơi âm can, tán bột. Mỗi lần uống 2 chỉ, uống với nước cơm trước bửa ăn.
(Cương mục).
+ Phương thuốc 5:
Trị sản hậu huyết vựng, tâm khí muốn tuyệt: Hạ khô thảo giã vắt nước, uống 1 chén.
(Cương mục)
+ Phương thuốc 6:
Trị huyết băng không ngừng: Hạ khô thảo tán bột, mỗi lần uống thìa 1 tấc vuông, nước cơm điều uống.
(Thánh huệ phương)
+ Phương thuốc 7:
Trị miệng méo mắt lệch: Hạ khô thảo 1 chỉ, Đởm nam tinh 5 phân, Phòng phong 1chỉ, Điếu câu đằng 1 chỉ. Sắc uống, hớp chút rượu trước khi ngủ uống.
(Điền Nam bản thảo).
+ Phương thuốc 8:
Trị chóang đầu hoa mắt: Hạ khô thảo tươi 2 lượng, đường phèn 5 chỉ. Đun cách thủy nước sôi quấy, uống sau bửa ăn.
(Mân đông bản thảo).
+ Phương thuốc 9:
Trị dương giản phong, cao huyết áp: Hạ khô thảo tươi 3 lượng, mật ong mùa đông 1 lượng. Đun cách thủy nước sôi quấy uống.
(Mân đông bản thảo).
+ Phương thuốc 10:
Phòng ngừa bệnh sởi: Hạ khô thảo 5 chỉ ~ 2 lượng. Sắc nước uống, 1 ngày 1 thang, uống liền 3 ngày.
(Từ Châu – Đơn phương nghiệm phương tân y liệu pháp tuyển biên)
+ Phương thuốc 11:
Trị trẻ con khuẩn lỵ:
– 2 tuổi trở xuống: Hạ khô thảo 1 lượng, Bán chi liên 5 chỉ.
– 2 ~ 6 tuổi: Hạ khô thảo, Bán chi liên đều 1 lượng.
– 6 ~ 12 tuổi: Hạ khô thảo, Bán chi liên đều 1 lượng rưỡi.
Sắc nước uống.
(Tòan triển tuyển biên – Truyền nhiễm bệnh).
+ Phương thuốc 12:
Trị viêm amidan cấp tính, cổ họng đau nhức: Tòan thảo Hạ khô thảo tươi 2 ~ 3 lượng. Sắc nước uống.
(Thảo y thảo dược giản tiện nghiệm phương hối biên).
+ Phương thuốc 13:
Trị vết thương do kim khí, tổn thương do đánh đập: Hạ khô thảo giã nát, đắp lên.
(Vệ sinh giản dị phương).
+ Phương thuốc 14:
Trị vết thương do dao, tổn thương do đánh đập. Lấy Hạ khô thảo nhai bỏ vào trong miệng nhai nát, sau đó đắp vào chổ bị thương.
+ Phương thuốc 15:
Hãn ban (hắc lào) vết trắng: dùng Hạ khô thảo sắc thành nước đặc, mỗi ngày rửa chổ bệnh.
+ Phương thuốc 16:
Dùng Hạ khô thảo, Bạch hoa xà thiệt thảo, Bạch mao căn, Cam thảo, Bản lam căn, Sơn đậu căn, sắc nước uống, điều trị 50 ca viêm gan B mạn tính, trị khỏi cận kỳ 33 ca, chuyển biến tốt 12 ca.
(Tạp chí kết hợp Trung tây y, 1986, 6; 366)
+ Phương thuốc 17:
Dùng Hạ khô thảo, Bạch cập, tất cả nghiền nhỏ, mỡ heo điều cao đắp vào chổ bệnh, trị 36 ca tay chân bị rét nứt nẻ, trị khỏi 34 ca.
(Trung thảo dược, 1995, 6: 297)
+ Phương thuốc 18:
Dùng Hạ khô thảo 100g, sắc nứơc 2 lần, ngâm rửa 2 tay, điều trị hơn 100 ca tróc lột da tay, đều trị khỏi.
+ Phương thuốc 19:
– Chủ trị: Lao limphô.
– Thành phần: Hạ khô thảo 150g.
– Cách dùng: Mỗi ngày 1 thang, sắc nước uống, liên tục uống 1 tháng.
+ Phương thuốc 20:
– Chủ trị: Bệnh glôcôm (tăng nhãn áp) thời kỳ đầu.
– Thành phần: Hạ khô thảo 30g, Bạch cúc hoa 15g.
– Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.
+ Phương thuốc 21:
– Chủ trị: Bệnh cao huyết áp.
– Thành phần: Hạ khô thảo 15g, Xa tiền tử 15g, Đại kế 10g.
– Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.
+ Phương thuốc 22:
– Chủ trị: Viêm bàng quang mạn tính.
– Thành phần: Hạ khô thảo 50g.
– Cách dùng: Sắc nước bỏ bã thay trà uống, uống liên tục.
+ Phương thuốc 23:
– Chủ trị: Bứơu tuyến giáp trạng địa phương.
– Thành phần: Hạ khô thảo 30g, Sơn tra 20g, Trân châu mẫu 20g.
– Cách dùng: Sắc nước uống.
+ Phương thuốc 24:
– Chủ trị: Đau đầu ngoan cố.
– Thành phần: Hạ khô thảo, Cúc hoa lượng bằng nhau.
– Cách dùng: Đóng vào trong ruột gối, lúc ngủ gối đầu vậy.
Tham khảo thêm
HẠ KHÔ THẢO
Tên khoa học: Prunella vulgaris L., họ Bạc hà (Lamiaceae).
Mô tả:
Cây: Cây thảo, sống nhiều năm, cao 20-40 cm, có thể tới 70cm, thân vuông, màu tím đỏ, có lông. Lá mọc đối, hình trứng hay hình ngọn giáo, dài 1,5-5cm, rộng 1- 2,5cm mép hoặc hơi khía răng. Cụm hoa bông gồm nhiều xim co ở đầu cành, dài 2-6cm; lá bắc có màu tím đỏ ở mép; hoa nhỏ, màu lam đậm hay tím nhạt, có cuống ngắn; đài hình ống có 2 môi; tràng đều chia 2 môi, môi trên dựng đứng, vòm lên như cái mũ, môi dưới 3 thuỳ, thuỳ giữa lớn hơn, có răng; nhị 4, thò ra ngoài tràng hoa. Quả bế nhỏ, cứng, có 4 ô. Mùa hoa tháng 4-6, quả tháng 7-8.
Dược liệu: hình chuỳ do bịép nên hơi dẹt, dài 1,5-8 cm, đường kính 0,8-1,5 cm; màu từ nâu nhạt đến nâu đỏ. Toàn cụm quả có hơn 10 vòng đài còn lại và lá bắc, mỗi vòng lại có hai lá bắc mọc đối trên cuống hoa hay quả như hình quạt, đỉnh nhọn, có gân gợn rõ, mặt ngoài phủ lông trắng. Mỗi lá bắc có 3 hoa nhỏ, tràng hoa thường bị rụng, đài có 2 môi, với 4 quả hạch nhỏ hình trứng, màu nâu với vết lồi trắng ở đầu nhọn. Thể nhẹ, chất giòn, mùi nhẹ, vị nhạt.
Bộ phận dùng: Cụm quả đã phơi hay sấy khô của cây Hạ khô thảo (Prunella vulgaris L.)
Phân bố: Ở nước ta, chỉ gặp loài này ở một số nơi vùng núi ẩm mát Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phú), Mẫu Sơn (Lạng Sơn) và một số tỉnh khác như Hà Giang, Lai Châu, Kontum… Dược liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Thu hái: Sau khi trồng 75-90 ngày, cây ra hoa. Khi nào hoa ngả sang màu nâu, thì thu hái phần ngọn cây mang hoa, mang về phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng kháng khuẩn: in vitro, thuốc có tác dụng ức chế các loại trực khuẩn lî, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn dung huyết.
+ Tác dụng hạ áp: trên thực nghiệm, chích nước sắc Hạ khô thảo cho thỏ có tác dụng gây hạ huyết áp. Trên lâm sàng cũng quan sát thấy thuốc có tác dụng hạ áp đối với người mắc bệnh huyết áp cao và làm giảm nhẹ triệu chứng.
+ Tác dụng chống ung thư: Qua nghiên cứu thực nghiệm bước đầu nhận xét thấy có tác dụng chống sự tăng trưởng của tế bào ung thư di căn ( thử nghiệm trên ung thư cổ tử cung của chuột nhắt).
Thành phần hoá học: Hạ khô thảo chứa alcaloid tan trong nước, 3,5% muối vô cơ, tinh dầu. Trong các muối vô cơ có chủ yếu là kali chlorua. Tinh dầu chứa D- camphor (khoảng 50%) a- và D-fenchon, vết của alcol fenchylic. Chất đắng là prunellin (trong đó phần không đường là acid ursolic; còn có denphinidin cyanidin. Ở Pháp, người ta đã xác định trong cây có nhựa chất đắng, tanin, tinh dầu, chất béo, lipase, một glucosid tan trong nước (0,70g/kg cây khô) và một saponosid acid (1,10g).
Công năng: Thanh hoả, minh mục, tán kết, tiêu thũng.
Công dụng: Mắt đỏ sưng đau, nhức đầu, chóng mặt, bươú cổ, tràng nhạc, tuyến vú tăng sinh, nhọt vú sưng đau, huyết áp cao.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 8 – 16g dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc:
+ Chữa tràng nhạc, lở loét: Hạ khô thảo 200g sắc đặc, uống trước bữa ăn 2 giờ. Hoặc dùng Hạ khô thảo 8g, Cam thảo 2g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
+ Thông tiểu tiện: Hạ khô thảo 8g, Hương phụ 2g, Cam thảo 1g, nước 300ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
+ Chữa cao huyết áp: Hạ khô thảo rửa sạch, phơi khô, tán nhỏ 40g, sắc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày, sau hai bữa cơm. Uống liên tục 10 ngày, nghỉ 7 ngày, rồi uống tiếp tục như thế từ 2-4 đợt tuỳ bệnh nặng nhẹ. Hoặc dùng Hạ khô thảo, Bồ công anh, Hạt muồng ngủ sao, mỗi vị 20g; Hoa cúc, lá Mã đề, mỗi vị 12g, sắc uống.
Ghi chú: Hạ khô thảo nam là cành mang lá, hoa của cây cải trời (Blumea subcapitata DC.), họ Cúc (Asteraceae).