Nguyên nhân và dịch tế

Giãn phế quản là sự giãn đường thở không hồi phục hoặc khu trú (vì tắc nghẽn) hoặc lan tỏa (vì bệnh hệ thống hoặc viêm nhiễm). Giãn phế quản có thể xuất hiện sau các nguyên nhân viêm nhiễm hoặc không.

Về mặt dịch tễ, có nhiều nguyên nhân gây bệnh; nói chung, tỉ lệ giãn phế quản tăng lên theo tuổi và cao hơn ở phụ nữ.

25–50% số bệnh nhân giãn phế quản là bệnh nguyên phát.

Bảng. ĐIỀU TRỊ KHÁNG SINH THEO KINH NGHIỆM VIÊM PHỔI LIÊN QUAN ĐẾN CHĂM SÓC SỨC KHỎE

Bệnh nhân không có nguy cơ đa kháng thuốc

Ceftriaxone (2 g tiêm TM mỗi 24h) hoặc

Moxifloxacin (400 mg tiêm TM mỗi 24h), ciprofloxacin (400 mg tiêm

TM mỗi 8h), hoặc levofloxacin (750 mg tiêm TM mỗi 24h) hoặc

Ampicillin/sulbactam (3 g tiêm TM mỗi 6h) hoặc

Ertapenem (1 g tiêm TM mỗi 24h)

Bệnh nhân có nguy cơ đa kháng thuốc

1. β-lactam:

Ceftazidime (2 g tiêm TM mỗi 8h) hoặc cefepime (2 g tiêm TM mỗi 8–12h) hoặc Piperacillin/tazobactam (4.5g tiêm TM mỗi 6h), imipenem (500mg tiêm TM mỗi 6h hoặc 1g tiêm TM mỗi 8h), hoặc meropenem (1g tiêm TM mỗi 8h) kết hợp với

2. Thuốc tác động lên vi khuẩn Gram âm:

Gentamicin hoặc tobramycin (7 mg/kg tiêm TM mỗi 24h) hoặc amikacin (20 mg/kg tiêm TM mỗi 24h) hoặc

Ciprofloxacin (400 mg tiêm TM mỗi 8h) hoặc levofloxacin (750 mg tiêm TM mỗi 24h) kết hợp với

3. Thuốc tác động lên vi khuẩn Gram dương

Linezolid (600 mg tiêm TM mỗi 12h) hoặc

Vancomycin (15 mg/kg, có thể tới 1 g tiêm TM mỗi 12h)

Cơ chế bệnh sinh

Cơ chế được nhắc đến nhiều nhất gây giãn phế quản là “giả thuyết vòng luẩn quẩn”, khi mà khả năng dễ bị nhiễm khuẩn và sự làm sạch đường thở của các tế bào lông mao bị suy giảm gây nên sự xâm nhập của vi khuẩn vào đường thở. Cơ chế gây giãn phế quản không viêm nhiễm được cho là các phản ứng miễn dịch qua trung gian tế bào gây phá hủy thành phế quản và nhu mô phổi, hậu quả là gây nên xơ phổi (xơ hóa phổi sau xạ trị hoặc xơ hóa phổi nguyên phát).

Biểu hiện lâm sàng

Bệnh nhân thường ho xuất tiết kéo dài dai dẳng với đờm dày dính và dai.

Khám thực thể thường thấy ran, rít và có thể thấy ngón tay dùi trống.

Đợt cấp thường liên quan tới khạc đờm nhày mủ.

Chẩn đoán

Chẩn đoán giãn phế quản phụ thuộc vào biểu hiện lâm sàng khi có các đấu hiệu Xquang phù hợp, ví dụ như hình ảnh đường ray, dấu hiệu vòng nhẫn (diện cắt ngang đường thở với đường kính ít nhất 1,5 lần mạch máu đi kèm), không có hình ảnh kích thước phế quản giảm dần, dày thành phế quản, hoặc nang khí bắt nguồn từ thành phế quản.

Bảng. CƠ CHẾ BỆNH SINH VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC NGĂN CHẶN VIÊM PHỔI DO THỞ MÁY

Nhiễm khuẩn bệnh viện

aCác chiến lược có hiệu quả trong ít nhất một thử nghiệm lâm sàng.

bCác chiến lược có kết quả thử nghiệm ngẫu nhiên âm tính hoặc trái ngược nhau.

Điều trị giãn phế quản

Điều trị giãn phế quản bội nhiễm bằng cách kiểm soát trực tiếp nhiễm khuẩn chủ động và cải thiện sự làm sạch các chất tiết và vệ sinh phế quản.

Các đợt cấp nên được điều trị trong từ 7-10 ngày bằng kháng sinh đích tiêu diệt căn nguyên; H. influenzae và P. aeruginosa thường được phân lập.

Các thuốc làm lỏng và loãng đờm, khí dung giãn phế quản và các thuốc làm tăng độ thẩm thấm (ví dụ: hypertonic saline), và vật lí trị liệu lồng ngực có thể sử dụng để tăng cường làm sạch chất tiết.

Với những bệnh nhân tái nhập viện ≥3 lần mỗi năm, điều trị kháng sinh làm giảm thiểu hoạt động của vi khuẩn và làm giảm số đợt cấp đã được đề nghị.

Ở những trường hợp nhất định, phẫu thuật (bao gồm ghép phổi) nên được cân nhắc.

0/50 ratings
Bình luận đóng