Bệnh  thủy tinh thể là bệnh mờ đục thủy tinh thể. Hiện nay chưa có thuốc nào chứng tỏ có thể ngăn chặn hoặc trì hoãn được tiến triển đục thủy tinh thể mà hậu quả đưa đến mù lòa.

HIỆN NAY :

  1. Lấy thủy tinh thể trong bao : Thủy tinh thể lệch, sa…
  2. Lấy thủy tinh thể ngoài bao không đặt thủy tinh thể nhân tạo do Glaucome đục thủy tinh thể
  3. Lấy thủy tinh thể ngoài bao có đặt thủy tinh thể nhân tạo trong các ca Glaucome đục thủy tinh thể.
  4. Phẫu thuật làm nhuyễn thuỷ tinh thể bằng máy

MỔ LẤY THỦY TINH THỂ TRONG BAO

MỤC ĐÍCH :

Loại bỏ  thủy tinh thể đục ra ngoài nhản cầu đó là giải phóng lỗ đồng tử, tạo điều kiện cho ánh sáng vào võng mạc.

Nếu tiến hành phẫu thuật thuận lợi, các điều kiện của mắt được mổ còn tốt thì thị lực sẽ tăng.

CHỈ ĐỊNH :

NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ MỔ :

Ở mắt :

Thị lực tối thiểu còn phải nhận được ánh sáng.

  • Hướng ánh sáng còn tốt.
  • Phản xạ ánh sáng trực tiếp (+) và nhạy.
  • Nếu nghi ngờ đục dịch kính hay có vấn đề võng mạc nên siêu âm.
  • Mắt không bị viêm nhiễm. Nếu có phải điều trị cho ổn định trước lúc mổ.
  • Nhãn áp trong mức sinh lý ≤ Nếu NA cao hoặc thấp phải theo dõi cân nhắc các bệnh lý mắt (nếu có) trước khi mổ.

Toàn thân

  • Huyết áp trong giới hạn bình thường ≤ 140/90mmHg. Nếu cao hơn phải theo dõi và điều trị, cân nhắc trước mổ.
  • Tâm thần kinh ổn định.
  • Không có viêm nhiễm cấp tính : Tim, Phổi, thận, dạ dày,.. hoặc các bệnh gây hắc hơi, nôn, rặn… cũng như cơn hen, dị ứng mũi, rối loạn tiêu hóa,…
  • Đường huyết dưới 6,1 mmlo/lít lúc đói và cân nhắc tổn thương võng mạc tiểu đường (nếu có).

MỔ LÚC NÀO

  • Tùy thuộc vào yêu cầu của người bệnh như nghề nghiệp, hoạt động thường ngày của họ và tùy thuộc vào khả năng của phẫu thuật viên tiên lượng về thị giác mắt sau mổ bao gồm các phương pháp mổ có đặt hay không đặt thủy tinh thể nhân tạo.
  • Ở mắt thủy tinh thể đục hoàn toàn, dây Zinn lỏng lẻo dễ thực hiện trong Nếu đục chưa hoàn toàn dây Zinn chắc phải thận trọng cân nhắc lực dây Zinn cao hơn lực của bao thể thủy tinh. Nếu đục quá chín, võ bao mỏng thận trọng vì dễ rách bao, nên chọn kỹ thuật thích hợp lấy trong hay ngoài bao để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

CHUẨN BỊ CHO BỆNH NHÂN :

Trước mổ :

  • Khám tổng quát, các xét nghiệm thường quy: công thức máu, nước tiểu, glycemie, HbA1c (nếu có tiền sử đái tháo đường), ECG, siêu âm mắt A, đo javal kế, đo nhãn áp.
  • Khám mắt tổng quát cùng các phương tiện lâm sàng cần thiết.
  • Dùng kháng sinh nhỏ mắt.
  • Giải thích cho người bệnh và người nhà về mục đích, về tiêu lượng, về chăm sóc sau mổ.
  • Nếu bệnh nhân khó ngủ nên cho an thần đêm trước mổ.
  • Cắt lông mi, vệ sinh mặt, thân thể.

Trong mổ :

  • Trước 02 giờ uống hạ nhãn áp Acetazolamide 250mg/02 viên.
  • Thuốc Mydriacyl 01% nhỏ mắt.

KỸ THUẬT :

Gây tê :

  • Tại chỗ : Dicaine 01%.
  • Gây tê : Cạnh nhãn cầu hoặc hậu nhãn cầu hoặc O’Brien. Trường hợp mắt căng có thể ấn nhãn cầu bằng tay hoặc bằng cân.

Dụng cụ mổ :

Các thì phẫu thuật :

  • Đặt vành mi : tốt nhất là loại mềm.
  • Cố định cơ trực trên (nếu cần) bằng chỉ 5-0
  • Tạo đường hầm kết củng giác mạc ổ cực trên 120o – 180o . Nếu làm phía thái dương sẽ giảm bớt độ loạn thị là 01o sau mổ bằng dao Paker 15 hoặc
  • Đặt chỉ an toàn 8,0.
  • Cắt mống chu biên ở 12 giờ bằng
  • Lấy thủy tinh thể bằng :

+ Đông lạnh.

+ Giác hút, Silicagen.

+ Phương pháp lực đối lực.

  • Rửa tiền phòng nếu cần.
  • Bơm hơi sau khi đóng tiền phòng từ 02 – 04 mũi nốt bằng chỉ 9,0 hoặc 10,0.

MỔ LẤY THỦY TINH THỂ NGOÀI BAO

Đây là phẫu thuật hiện đại với các dụng cụ vi phẫu, kính hiển vi phẫu thuật. Có nhiều ưu điểm ít lay động nội nhãn hơn lấy trong bao.

CHỈ ĐỊNH LẤY THỦY TINH THỂ NGOÀI BAO :

  1. Đục thủy tinh thể trên mắt cận thị nặng.
  2. Đục thủy tinh thể trên mắt
  3. Đục thủy tinh thể kèm theo tổn thương giác mạc.
  4. Đục thủy tinh thể kèm theo bong võng mạc trên bệnh nhân tiểu đường.
  5. Đục thủy tinh thể các giai đoạn.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH :

  1. Đục và lệch thủy tinh thể: tương đối.
  2. Đục thủy tinh thể trên viêm màng bồ đào tiến triển.

KỸ THUẬT :

  1. Gây tê cạnh cầu, hậu cầu, O’Brien.
  2. Cố định cơ trực trên.
  3. Mở giác mạc cực trên hoặc thái dương : 120o – 180o đường hầm tùy thể tích thủy tinh thể.
  4. Phá bao trước thủy tinh thể : bằng kim hoặc kẹp phá
    • Phá bao hình tan, hay mở nắp hộp.
    • Phá bao hình vòng liên tục.
  5. Tách bao khỏi chất nhân bằng kim
  6. Mở rộng đường cắt giác mạc ở trên cho thủng tiền phòng hoàn toàn.
  7. Dùng kim Simcol tách nhân cho bán trật khớp ra tiền phòng.
  8. Lấy nhân bằng Anse Snellen và móc lát.
  9. Cắt mống mắt chu biên : tùy tác giả có thể cắt hoặc không.
  10. Dùng kim Simcol hút rửa chất Cortex còn xót lại.

CHỈ ĐỊNH ĐẶT  THỦY TINH THỂ NHÂN TẠO (IOL) :

  • Mổ ngoài bao và đặt hậu phòng.
  • Nếu rách bao sau phải đặt tiền phòng hoặc dùng loại IOL cố định củng mạc.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH (IOL) :

  1. Mắt độc nhất.
  2. Mắt cận thị nặng, mắt viêm màng bồ đào, Glaucome mạn tính bằng tương đối.
  3. Mắt trẻ
  4. Bong võng mạc, xuất huyết, tổn thương hoàng điểm.
  5. Tiền phòng có thể pha lê.
  6. Giác mạc thoái hóa,tế bào nội mô, 1000/2mm.
  7. Bệnh nhân không có điều kiện tái khám.
  8. Một số bệnh toàn thân : thấp khớp,…
  9. Đục thủy tinh thể một mắt, mắt còn lại thị lực
  10. Đục thủy tinh thể kèm Glaucome : tùy trường hợp.

XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT THỦY TINH THỂ :

1. Dựa vào các số liệu đã có : X ( Số độ mang):

IOL = 18+ (X x 1.25).

2. Siêu âm A :

  • Khúc xạ giác mạc.
  • Trục nhãn cầu.

3. SRK II : (Sanders, Reclaf, Hlart) :

 

P = A – 2,5L – 0,9L

A L K =

=

=

116.8

Chiều dài trục nhãn cầu ( 22 – 23) Khúc xạ giác mạc ( 43 – 44 )

NếuL=22.
K L =

=

44         P = ± 22

23 -> P            =± 20.5

PHẪU THUẬT LÀM NHUYỄN THUỶ TINH THỂ BẰNG MÁY PHACO

CHUẨN BỊ CHO BỆNH NHÂN :

Trước mổ :

  • Khám tổng quát, các xét nghiệm thường quy: công thức máu, nước tiểu, glycemie, HbA1c (nếu có tiền sử đái tháo đường), ECG, siêu âm mắt A, đo javal kế, đo nhãn áp, TCK
  • Khám mắt tổng quát cùng các phương tiện lâm sàng cần thiết.
  • Dùng kháng sinh nhỏ mắt.
  • Giải thích cho người bệnh và người nhà về mục đích, về tiêu lượng, về chăm sóc sau mổ.
  • Nếu bệnh nhân khó ngủ nên cho an thần đêm trước mổ.
  • Cắt lông mi, vệ sinh mặt, thân thể.

Trong mổ :

  • Trước 02 giờ uống hạ nhãn áp Acetazolamide 250mg/02 viên.
  • Thuốc Mydriacyl 01% nhỏ mắt.

Kỹ thuật:

Rạch giác mạc vùng rìa phía thái dương nhỏ 3mm, thủy tách nhân TTT, đưa đầu Phaco vào qua vết rạch, đầu này sẽ truyền sóng siêu âm phá vỡ TTT thành nhiều mãnh nhỏ rồi hút ra sạch hết, giữ bao sau lại để đặt kính, bơm chất nhày vào đặt kính mềm( thủy tinh thể nhân tạo) đóng giác mạc, bơm kháng sinh vào tiền phòng.

0/50 ratings
Bình luận đóng