Mất tiếng thuộc phạm vi của chứng thất âm, có liên quan đến công năng hoạt động thất thường của hai tạng phế và thận. Phế chủ khí là cửa của thanh âm, thận khí là gốc của thanh âm.

Mất tiếng do ngoại cảnh phong hàn, đàm nhiệt xâm phạm vào phế làm phế khí không tuyên gây ra bệnh hoặc do phế âm hư, tân dịch không đầy đủ không khí hóa được gây ra bệnh.

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Phân loại các thể lâm sàng và cách chữa.

Loại cấp (thực chứng)

Chia làm hai thể: ngoại cảnh phong hàn và đàm nhiệt

  • Ngoại cảm phong hàn

Triệu chứng: tiếng nói khàn, không ra tiếng nói, sốt ít, sợ lạnh, khạc ra đờm nhiều, loãng không dính, mạch phù, rêu lưỡi trắng mỏng.

Phương pháp chữa: phát tán phong hàn.

Bài thuốc:

Bài 1

Kinh giới                     12 gam                 Tử tô                             8  gam

Tang diệp                    12 gam                 Bán hạ chế                   8  gam

Tang bạch bì              12 gam                 Trần bì                         6  gam

Địa cốt bì                     12 gam

Bài 2

Tiền bồ                          8 gam                Gừng                              6 gam

Bán hạ chế                    6 gam                Phục linh                        8 gam

Kinh giới                     12 gam                Cam thảo                       6 gam

Tế tân                            6 gam                Đại táo                          12 gam

Vị thuốc Kinh giới chữa chứng mất tiếng
Vị thuốc Kinh giới chữa chứng mất tiếng

Châm cứu: châm tả các huyệt: Thiên đột, Phong môn, Xích trạch, Phong trì, Hợp cốc.

Nhĩ châm: châm vùng Phế, Phế quản, Họng.

  • Đàm nhiệt

Triệu chứng: nói không ra tiếng, đờm nhiều đặc vàng dính, họng khô, miệng đắng, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.

Phương pháp chữa: Thanh phế hóa đàm

Bài thuốc: Bài 1

Tang bạch bì              12 gam                Thổ bối mẫu                10 gam

Lá tre                          12 gam                Trúc nhự                     12 gam

Thanh bì                       8 gam                Gừng                              4 gam

Cát cánh                       8 gam                Nam tinh chế                 6 gam

Mỗi ngày uống 1 thang trong 3 giờ

Bài 2. Nhị trần thang gia giảm

Trần bì                          8 gam                Phục linh                        8 gam

Bán hạ chế                    8 gam                Tri mẫu                        12 gam

Cát cánh                       8 gam                Bối mẫu                          8 gam

Tán bột 1 ngày uống 10 gam chia hai lần uống.

Cát cánh
Vị thuốc Cát cánh

Châm cứu: Trung phủ, Xích trạch, Hợp cốc, Túc tam lý, Phong long, Tam âm giao.

Nhĩ châm: Vùng Phế, Phế quản, Họng.

Loại mạn (hư chứng)

Chia làm hai thể: Phế âm hư và thận âm hư.

  • Phế âm hư

Triệu chứng: gầy, họng khô, ho khan nhiều, khản tiếng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác.

Phương pháp chữa : tư âm, dưỡng phế.

Bài thuốc

Bài 1.

Sa sâm12 gamNgưu bàng tử8 gam
Thiên môn12 gamSinh địa8 gam
Mạch môn12 gamĐan bì6 gam
Tang bạch bì8 gamĐịa cốt bì8 gam
Bố chính sâm12 gamTrúc lịchlOml

mỗi ngày uống 1 thang.

Bài 2. Thanh táo cứu phế thang.

Tang diệp12 gamHạnh nhân12 gam
Thạch cao12 gamGừng4 gam
Cam thảo6 gamA giao8 gam
Mạch môn12 gamĐẳng sâm16 gam
Tỳ bà diệp12 gam  
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.  

Châm cứu: châm bổ các huyệt: Trung phủ, Chiên trung, Thiên đột, Hợp cốc.

  • Thận âm hư

Triệu chứng: họng khô, khản tiếng, bứt rứt, đau lưng, mỏi gối, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, mạch tế sác.

Phương pháp chữa: bổ thận âm nạp khí thuyên phế.

Bài thuốc

Bài 1.

Mạch môn12 gamTô tử8 gam
Thiên môn12 gamBạc hà8 gam
Thạch hộc12 gamNgưu bàng tử8 gam
A giao8 gamKy tử12 gam
Thục địa12 gam  
Bài 2. Thất vị đô khí hoàn  
Thục địa12 gamĐan bì8 gam

Sơn thù                    12  gam                    Phục linh                     12 gam

Hoài sơn                  16  gam                    Ngũ vị tử                        8 gam

Trạch tả                  16  gam

Sắc uống mỗi ngày 1 thang

Mạch môn
Vị thuốc Mạch môn

Châm cứu: châm bổ các huyệt: Thận du, Thái khê, Nhiên cốc, Hợp cốc, Thiên đột.

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

  • Người bệnh nghỉ ngơi
  • Không dùng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào, cà phê.
  • Cho kháng sinh nếu cần
  • Tại chỗ đắp khăn nóng trước cổ, xông các dầu thơm như tinh dầu bạc hà, bạch đàn.
  • Nhỏ mũi
  • Xúc miệng bằng các nước sát khuẩn.
0/50 ratings
Bình luận đóng