Đại cương

Khớp cùng chậu gồm hai khớp nối giữa đoạn thấp nhất của cột sống là khối xương cùng cụt và phần sau của xương chậu. Đây là khớp bán động, nghĩa là bình thường không di động nhưng trong trường hợp đặc biệt. Viêm khớp cùng chậu thường xảy ra sau khi bệnh nhân bị mắc các bệnh ở đại tràng như viêm đại trực tràng, viêm nhiễm đường tiết niệu sinh dục. Phụ nữ trong thời gian mang thai, khi thai lớn, chèn ép tiểu khung, gây ứ máu ở vùng khung chậu, chèn ép bàng quang nên việc thải tiết nước tiểu khó khăn, dễ gây nhiễm khuẩn ngược dòng. Từ chỗ nhiễm khuẩn chỉ khu trú trong vùng sinh dục tiết niệu, dần dần lan đến vùng khớp cùng chậu, Biểu hiện viêm khớp cùng chậu là khi khớp cùng chậu bị viêm, người bệnh thấy đau âm ỉ, kéo dài ở vùng cột sống thắt lưng cùng, giữa hai mông, vùng chậu hông có thể kèm theo teo cơ mông. Với các triệu chứng này, nhiều người dễ nhầm là tổn thương cột sống, đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng, đau thần kinh tọa… Đau trong viêm khớp cùng chậu thường có tính chất âm ỉ, kéo dài dai dẳng. Viêm khớp cùng chậu có thể lây lan gây tổn thương dây thần kinh tọa, làm teo cơ đùi, cơ mông. Ở thai phụ, bệnh thường xuất hiện vài tháng sau khi có thai, kéo dài trong suốt thời kỳ mang thai và sau khi sinh. Một số trường hợp, bệnh nhân còn bị viêm vùng chậu với các triệu chứng đau bụng âm ỉ, đau bụng dưới, đau khi đại tiểu tiện, tiết dịch hay chảy máu âm đạo bất thường, giao hợp đau, sốt và rét run, buồn nôn, nôn…

Tổn thương viêm khớp cùng chậu mạn tính dẫn đến dính khớp, làm cho khung chậu không thể giãn ra được trong thời kỳ mang thai và sinh đẻ sau này, khiến cho thai nhi khó có thể đi qua tiểu khung đã trở nên bị hẹp, nên phải mổ lấy thai. Khi nghi ngờ viêm khớp cùng chậu cần chụp Xquang khung chậu sẽ thấy khớp cùng chậu có những tổn thương ở những mức độ khác nhau.

X Quang Bệnh Viêm khớp cùng chậu
X Quang Bệnh Viêm khớp cùng chậu

Bệnh Viêm khớp cùng chậu đã được đông y mô tả trong các chứng như: chứng tý (đau khớp), yêu cước thống (đau lưng lan xuống chân)…Bệnh thường do cơ thể suy yếu, khí huyết ứ trệ, phong hàn thấp ngoài môi trường xâm nhập gây tắc nghẽn kinh lạc gây đau khớp.

Điều trị

  1. Thể Hàn Thấp

Lưng đau nhẹ, dần dần tăng nặng, thay đổi tư thế vẫn không giảm đau, thời tiết thay đổi thì đau tăng, rêu lưỡi trắng nhớt.

Pháp: Khu  phong, tán hàn, trừ thấp, thông lạc.

Phương: Độc Hoạt Ký Sinh Thang Gia Giảm

Độc hoạt12Phòng phòng12Tang ký sinh12
Ngưu tất15Đỗ trọng15Đẳng sâm10
Cam thảo4Xuyên khung10Đương quy10
Bạch thược10Tế tân4Phục linh10
Thục địa16
Thục địa
Thục địa
  1. Thể Thấp Nhiệt

Vùng hông và lưng đau, nơi đau có cảm giác nóng, tiểu ít, nước  tiểu đỏ, vàng, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Nhu Sác.

Pháp: Thanh nhiệt, Lợi thấp.

Phương: Tứ Diệu Tán Gia Giảm

Hoàng báÝ dĩThương truậtNgưu tất

Các vị lượng bằng nhau, tán bột mỗi lần dùng 10 – 12g, có thể gia giảm cho phù hợp với từng thể bệnh khác nhau.

ý dĩ nhân
ý dĩ nhân
  1. Thể Thận Âm Hư: Lưng đau, gối mỏi, chân không có sức, lao động thì đau tăng, bứt rứt, khó ngủ, miệnh khô, sắc mặt đỏ, lòng bàn tay chân nóng, chất lưỡi đỏ, mạch Tế Sác.

Điều Trị

Pháp: Tư âm bổ Thận

Phương: Tả Quy Hoàn

Léc giao160Kỷ tử160Thỏ ty tử160
Ngưu tất120Quy bản160Thục địa320
Sơn thù160Hoài sơn160

Cách dùng: Tán nhỏ làm viên, mỗi ngày uống 12 – 16g.

Thỏ ty tử
Thỏ ty tử
  1. Thể Thận Dương Hư: Lưng đau, gối mỏi, chân không có sức, lao động thì đau tăng, bụng dưới co cứng, mặt nhạt, tay chân lạnh, mạch Trầm Tế.

Điều trị: Trợ dương, bổ Thận.

Phương: Hữu Quy Hoàn

Lộc giác giao160gĐương quy120gNhục quế80g
Sơn thù160gPhụ tử chế80gĐỗ trọng160g
Kỷ tử160gHoài sơn160gThục địa320g
Thỏ ty tử160g

Cách dùng: Tán bột làm viên, ngày uống 4 – 8g.

Đương quy
Đương quy
  1. Bài thuốc kinh nghiệm điều trị viêm khớp cùng chậu hiệu quả:
Lộc hạc thảo20Tục đoạn20Tang ký sinh20
Sinh địa20Nhục thung dung15Diên hồ sách15
Đại hoàng5Lai phục tử5Cam thảo5
Đương quy20Ngưu tất15
Ngưu tất
Ngưu tất

Phòng bệnh

Muốn phòng bệnh, cần thực hiện phối hợp các biện pháp như sau: điều trị tích cực các bệnh viêm đại trực tràng. Tương tự cũng phải chữa khỏi hẳn các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu như: viêm niệu đạo, bàng quang, niệu quản, viêm nhiễm đài, bể thận. Cần uống nước đầy đủ, nhất là mùa nắng nóng để phòng bệnh sỏi tiết niệu vì dễ gây viêm đường tiết niệu do sỏi. Đối với phụ nữ, cần giữ vệ sinh tốt trong thời kỳ hành kinh. Phải điều trị triệt để các bệnh nhiễm khuẩn ở cơ quan sinh dục, nhất là đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ như viêm âm hộ, âm đạo, tử cung, vòi trứng. Phòng tránh và xử lý tốt các chấn thương vùng đáy chậu, dập đứt niệu đạo…

0/50 ratings
Bình luận đóng