Viêm cầu thận cấp tính là một bệnh được mô tả trong phạm vi chứng phù thũng (thể dương thủy của y học cổ truyền).

Do cảm nhiễm phải phong tà, thủy thấp, thấp nhiệt làm phế khí không thông điều hoà thủy đạo, tỳ không vận hóa thủy thấp, thận không khí hóa bàng quang gây thủy dịch bị ứ lại sinh ra chứng phù thũng.

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Trên lâm sàng thường phân loại các thể bệnh và cách chữa như sau:

Do phong tà (phong thủy)

Thường gặp viêm cầu thận cấp do lạnh, do viêm nhiễm.

Triệu chứng: phù mặt và nửa thân người trên, sau đó phù toàn thân, thấy kèm theo biểu chứng, gai sốt rét, rêu lưỡi trắng, dày, tiểu tiện ít, mạch phù.

Phương pháp chữa: tuyên phế phát hãn là chính, lợi niệu.

Bài thuốc:

Bài 1

Lá tía tô  12 gam

Cam thảo đất  20 gam

Lá tre     8 gam

Cát căn   12 gam

Hành tăm 12 gam

Lá chanh 10 gam

Gừng tươi 2 gam

Bông mã đề 20 gam

Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2. Việt tỳ thang gia giảm

Ma hoàng                   12 gam                  Thạch cao                  20 gam

Gừng                           6 gam                   Bạch truật                  12 gam

Cam thảo                    6 gam                   Sa tiền                        16 gam

Mộc thông                   8 gam                   Đại táo                        12 gam

Quế chi                       6 gam

Ngày uống 1 thang

Châm cứu: châm các huyệt Ngoại quan, Liệt khuyết, Âm lăng tuyền, Khí hải, Phục lưu, Túc tam lý, Hợp cốc.

Vị thuốc ma hoàng
Vị thuốc ma hoàng

Do thủy thấp

Hay gặp viêm cầu thận bán cấp.

Triệu chứng: phù toàn thân, đi giải ít, sốt nhẹ, rêu lưỡi trắng dầy, mạch trầm hoãn hoặc đối sác.

Phương pháp chữa: thông dương lợi thấp (ôn thông hóa khí, kiện tỳ trừ thấp lợi niệu).

Bài thuốc:

Bài 1.

vỏ quýt8 gamQuế chi8 gam
Vỏ rễ dâu8 gamMã đề12 gam
Vỏ cau khô8 gamBồ công anh20 gam
Ngũ gia bì6 gamKim ngân20 gam
Vỏ gừng6 gam
Sắc uống 1 thang.
Bài 2. Ngũ linh tán
Bạch truật12 gamTrạch tả12 gam
Phục linh12 gamQuế chi8 gam
Trư linh8 gam
Châm cứu: châm tả các huyệt đã nói trên.

Do thấp nhiệt

Hay gặp viêm cầu thận cấp do mụn nhọt gây dị ứng nhiễm trùng.

Triệu chứng: phù toàn thân, khát nước nhiều, nước tiểu đỏ, ít da cơ bị viêm nhiễm (sưng, nóng đỏ, đau), rêu lưỡi vàng, bụng đầy tức, khó thở, mạch hoạt sác.

Phương pháp chữa: thanh nhiệt giải độc, trừ thấp, nếu phù nặng phải trục thủy.

Bài thuốc

Bài 1

Thổ phục linh20 gamLá cối xay20 gam
Rễ cỏ tranh20gMã đề30g
Cỏ mần trầu20g
Bài 2
Đạo xích tángia giảmHoàng bá12g
Mộc thông12gBồ công anh20g
Cam thảo4gRễ cỏ tranh20g
Lá tre16gHoàng cầm12g
Bài 3. Nếu phù nặng dùng bài thuốcsau
Đình lịch tử10gĐại hồi4 g
Diêm tiêu2gHắc sửu6g
Quế4g
Tán bột ngày uống 4-8 g
Hoặc bài Châu sa tán cùng gia giảm
Cam toại6gThanh bì10g
Nguyên hoa6gTrần bì6g
Đại kích6gTân lang6g
Mộc hương10gKhinh phấn4g

Tán bột ngày uống 4-6 g.

Vị thuốc Nguyên hoa
Vị thuốc Nguyên hoa

Châm cứu: châm huyệt Thủy phân, Khúc trì, Hợp cốc, Tam tiêu du, Âm lăng tuyền, Phục lưu.

Ngoài ra: nếu đái ra máu có thể thêm bạch mao căn 20 gam, tiểu kế 16 gam, sinh địa 16 gam. Huyết áp cao thêm cúc hoa 12 gam, mạn kinh tử 12 gam, câu đằng 16 gam, hoàng cầm 12 gam.

Theo kết quả nghiên cứu của viện y học cổ truyền trung bình từ 1978-1982, nghiên cứu 142 bệnh nhân thấy: kết quả điều trị tốt là: 97%, ngày điều trị trung bình là 37 ngày,

Theo kết quả nghiên cứu của Khoa y học cổ truyền Đại học Y Hà Nội với 38 bệnh nhân thấy: loại tốt là 38 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 100%, thời gian điều trị trung bình là 2 tuần.

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

Xem thêm:

Viêm cầu thận cấp tính – triệu chứng, bệnh học

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM CẦU THẬN CẤP

Chế độ nghỉ ngơi

Nằm nghỉ suốt thời gian biến chuyển và thêm 14 • 20 ngày sau khi bệnh đỡ.

Cần được ủ ấm, kiêng lạnh, kiêng gió, không lao động thể lực quá sóm sau khi lui bệnh.

Chế độ ăn uống

Trong những ngày đầu, lúc nước tiểu còn ít: uống rất ít nước, kiêng muối.

Giảm chất đạm và lượng calo để tránh làm mệt thận. Nên ăn cháo đường hoa quả, sủa (ít).

Khi số’ lượng nước tiểu đã tăng có thể cho uống tuỳ theo lượng nước tiểu thoát ra nhưng cần phải ăn nhạt.

Có thể cho ăn đậu phụ, thịt nếu u rê máu không cao là bệnh đã lui.

Kiêng ăn mặn phải kéo dài 15-20 ngày sau khi xét nghiệm nước tiểu trở lại bình thường.

Thuốc

Thuốc lợi tiểu (hypothiazit), nước râu ngô, dung dịch glucôza.

Kháng histamin tổng hợp.

Penixilin để loại bỏ ổ viêm nhiễm hoặc đề phòng. Nếu u rê máu cao cần dùng ngắn ngày để tránh tích luỹ do thải trừ chậm.

Cocticoit không dùng khi có cao huyết áp.

Dùng liều vừa phải giảm xuống duy trì 10 – 15 mg/24h,

Xử trí một số thể nặng

Huyết áp quá cao: cho lợi tiểu (lasix) và thuốc hạ áp Suy tim: Digital (Strophatin, Furosemit)

Đái ít hoặc vô niệu: Furosemit + Glucose ưu trương, thẩm phân màng bụng, chạy thận nhân tạo.

0/50 ratings
Bình luận đóng