Đau thần kinh sinh ba (Tic Douloureux)

Những cơn đau thường xuyên ở môi, nướu, cằm, hay má (hiếm khi ở thần kinh mắt của thần kinh sinh ba) kéo dài vài giấy tới vài phút. Biểu hiện điển hình ở trung niên hay lớn tuổi. Đau thường được kích thích tại điểm kích hoạt. Mất cảm giác có thể không được biểu hiện Cần phải phân biệt các hình thức đau mặt phát sinh từ bệnh ở hàm, răng, hay xoang. Nguyên nhân ít gặp gồm herpes zoster hay khối u. Khởi phát ở tuổi trẻ hay xuất hiện hai bên, thì nhiều khả năng là bệnh đa xơ cứng.

Điều trị đau thần kinh sinh ba

Carbamazepine hiệu quả trong 50–75% trường hợp. Bắt đầu với liều 100 mg, một lần/ngày, dùng chung với thức ăn, tăng 100 mg mỗi 102 ngày đến khi giảm đau đáng kể (50%). Nhiều BN cần 200 mg bốn lần/ngày; liều >1200 mg mỗi ngày thường không có thêm lợi ích.

Ba nhánh cảm giác của thần kinh sinh ba

Hình. Ba nhánh cảm giác lớn của thần kinh sinh ba gồm thần kinh mắt (V1), thần kinh hàm trên (V2), thần kinh hàm dưới (V3).

Oxcarbazepine (300-1200 mg, 2 lần/ngày) là một sự thay thế với độc tủy xương ít hơn và hiệu quả có thể tương tự.

Nếu không đáp ứng, lamotrigine (400 mg mỗi ngày) hay phenytoin (300– 400 mg/ngày) có thể được dùng thử.

Khi thuốc thất bại, phẫu thuật vi mạch giải chèn ép để làm giảm áp lực trên thần kinh sinh ba có thể được thực hiện.

Lựa chọn khác gồm dao gamma và phẫu thuật cắt rề thần kinh tuỷ sống với tần số vô tuyến nhiệt.

Bệnh thần kinh sinh ba

Thường biểu hiện là mất cảm giác mặt hay yếu các cơ cắn. Nguyên nhân thay đổi, gồm u hố sọ giữa hay thần kinh sinh ba, di căn tới đáy sọ, hay sang thương ở xoang hang (ảnh hưởng đến nhánh thứ nhất và hai của thần kinh V) hay rãnh trên ổ mắt (ảnh hưởng đến nhánh thứ nhất của thần kinh V).

BẢNG. RỐI LOẠN THẦN KINH SINH BA
Rối loạn thần kinh sinh ba

0/50 ratings
Bình luận đóng