Tên khoa học:

Angelica laxiflora Diels, Angelica megraphylla Diels. Họ khoa học: Họ Hoa Tán (Apiaceae).

Tên khác:

Khương hoạt, Khương thanh, Hộ khương sứ. giả (Bản Kinh), Độc diêu thảo (Biệt Lục), Hồ vương sứ giả (Ngô Phổ Bản Thảo) Trường sinh thảo (Bản Thảo Cương Mục), Độc hoạt, Thanh danh tinh, Sơn tiên độc hoạt, Địa đầu ất hộ ấp (Hòa Hán Dược Khảo), Xuyên Độc hoạt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Độc hoạt
Độc hoạt

Mô tả:

Cây thảo sống lâu năm, sống hoang tự nhiên ở sơn dã, cao 3m – 5m; thân, lá phủ kín lông nhung, lá mọc cách, phân khía nhiều lần, làm thành lá kép dạng lông chim lớn, cuống lá dài, vùng gốc thoáng thành dạng bẹ ôm trên thân cây, mùa thu hoa trên đỉnh thân cây ra hoa, hoa nhỏ 4 cánh màu trắng lục nhạt, sắp xếp thành hình tán kép, sau khi hoa tàn kết thành quả dẹt ngang hình chùy tròn màu hơi tím đỏ.

Địa lý:

Chưa thấy có ở Việt Nam, còn phải nhập từ trung Quốc.

Thu hái, sơ chế:

Về mùa thu khi lá đã khô, hoặc đầu mùa xuân khi cây bắt đầu ra lá non thì đào lấy rễ, phơi trong râm cho khô hoặc sấy khô.

Phần dùng làm thuốc:

Thân rễ và rễ (Radix Angelicae Tuhuo).

Mô tả dược liệu:

Hơi hình trụ tròn, trên to, dưới nhỏ, đầu dưới có phân nhánh, dài khoảng 10 – 20cm, đường kinh rễ khoảng 3,3cm. Mặt ngoài mầu nâu vàng hoặc mầu nau, đỉnh trên còn ít gốc hoặc lõm xuống, phần đầu rễ có nhiều vân nhăn ngang, toàn bộ có vân nhăn dọc, có nốt nhỏ mọc ngang lồi lên và vêyt sẹo nhỏ hơi nổi lên. Chất đặc, chắc, cắt ra có thể thấy nhiều chấm dầu mầu nâu rải rác hoặc xếp thành vòng, chung quanh mép mầu trắng, ở trong có những vòng mầu nâu, chính giữa mầu nâu tro. Mùi thơm đặc biệt, hơi hắc, vị đắng cay, nếm hơi tte tê lưỡi (Trung Dược Học).

Bào chế:

+ Thái nhỏ, lấy Dâm dương hoắc trộn lẫn vào, ủ kín trong 2 ngày, phơi khô rồi bỏ Dâm dương hoắc đi, để dùng cho khỏi xót ruột (Lôi Công Bào Chích Luận).

+ Khi dùng cạo bỏ lớp vỏ hoặc sấy khô để dùng (Bản Thảo Cương Mục).

+ Hiện nay thì sau khi thu hái, phơi khô, khi dùng rửa sạch để ráo nước bào mỏng phơi khô trong râm mát. Không cần sao tẩm gì cả (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Bảo quản:

Độc hoạt hay tiết tinh dầu ra lại nên phơi lại, bỏ vào lu dưới có vôi để phòng mất màu và sâu mọt.

Thành phần hóa học:

+ Angeloi, Angelicone, Bergaptenostholum belliferone, Scopoletin, Angelic acid, Tiglic acid, Palmitic acid, Sterol, Stearic acid, Linoleic acid, Oleic acid, Dầu thực vật (Trung Dược Học).

+ Columbianetin, Columbianetin acetate, Osthol, Isoimperatorin, Bergapten, Xanthotoxin (Phan Cảnh Tiên, Dược Học Học Báo 1987, 22 (5): 380).

+ Columbianadin, Columbianetin-b-D-Glucopyranoside (Lý Vinh Chính, Dược Học Học Báo 1989, 24 (7): 456).

+ Ampubesol, Angelol D, G, B (Vương Chí Học, Thẩm Dương Học Viện Học Báo 1988, 5 (3): 183).

+ g-Aminobutyric acid (Lý Vinh Chính, Bắc Kinh Y Khoa Đại Học Học Báo 1989, 21 (5): 376).

Tác dụng dược lý:

+ Thuốc có tác dụng giảm đau, an thần và kháng viêm rõ rệt (Trung Dược Học).

+ Thuốc nước và thuốc sắc Độc hoạt đều có tác dụng hạ áp rõ rệt nhưng thời gian ngắn. Độc hoạt chích tĩnh mạch có tác dụng hưng phấn hô hấp. Độc hoạt còn có thành phần có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu trên ống nghiệm (Trung Dược Học).

+ Độc hoạt có thành phần chống loét bao tử, đối với hồi tràng thỏ, thuốc có tác dụng chống co thắt (Trung Dược Học).

+ Theo tài liệu nghiên cứu của Trung Quốc thì Độc hoạt có tên là Angolica dahunca (Fisch. Hoffm.) Benth et Hook. f. ex. Franch et Sar (Hưng an Bạch chỉ có tác dụng ức chế trực khuẩn lao, trực khuẩn đại trường, lỵ, thương hàn, trực khuẩn mủ xanh và phẩy khuẩn tả (nước sắc thuốc) (Trung Dược Học).

Khí vị:

Vị ngọt, đắng, tính ấm, không độc, khí và vị đều bạc, nổi mà đưa lên, là dương dược, là thuốc dẫn vào khí phận của kinh Túc thiếu âm.

Chủ dụng:

Là thuốc chủ yếu chữa các chứng cổ gáy cứng không ngẩng lên được, đau nhức các khớp xương, ngứa ngoài da, chữa vết thương đâm chém, chứng bôn đồn, chứng sán hà của phụ nữ, chạy thấu suốt các khớp xương chữa phong thấp tê bại. Cho nên hai chân tê thấp không thể đi được, không có vị này là không chữa khỏi, cũng chữa đau răng, phong độc, nhức đầu, mờ mắt, tuy chữa phục phong mà còn giúp cả táo thấp nữa.

Hợp dụng:

Dùng với Tế tân thì chữa nhức đầu phong thuộc kinh Thiếu âm và chứng phục phong của kinh Túc thiếu âm.

Nhận xét:

Độc hoạt là thuốc dẫn chạy vào trong và ngoài kinh Túc thiếu âm, chuyên trị đầu phong và phục phong của kinh Thiếu âm mà không phải kinh Thái dương, cổ nhân chia ra hai thứ Khương hoạt và Độc hoạt, vì Khương hoạt khí hùng mạnh chữa được chứng du phong thủy thấp, Độc hoạt khí nhỏ bé, tính đi xuống dưới chữa phục phong thủy thấp, cho nên chân bị tê thấp dùng nó càng hay. Khương hoạt khí thanh, hành khí, giải tán tà khí ở phần vinh vệ. Độc hoạt khí trọc, hành huyết mà nuôi dưỡng chính khí của vinh vệ. Khương hoạt có công phát biểu, Độc hoạt có công trợ biểu.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

Bài Độc hoạt thang (Chứng trị chuẩn thằng): Độc hoạt, Ma hoàng, Xuyên khung, Đại hoàng sao, Cam thảo, đều bằng nhau, tán nhỏ, mỗi lần lấy 2đ thêm Gừng tươi 2 nhát, sắc uống.

Trị tiêu nhi bị chứng phong giản.

“Lâm sàng báo”

Trị khí quản viêm mạn tính, dùng Độc hoạt 3đ, đường đỏ 5đ, sắc, chia uống 3-4 lần.

“Hướng dẫn sử dụng các bài thuốc”

  • Bài Độc hoạt cát căn thang

Cát căn 10g, Sinh địa 8g, Bạch thược ốg, Ma hoàng 4g, Độc hoạt 4g, Quế chi 4g, Sinh Khương 4g, Đại táo 1 quả, Cam thảo 2g. Sắc, chia uống 3 lần trong ngày.

Trị lỷ nhiệt hại Can, Tỳ, sinh đau rút cơ, vai, đau chân, tay, người khí huyết đều hư, dễ bị cảm, trúng phong, có khi tràn máu não khiến bán thân bất toại.

  • Bài Độc hoạt thang 2

Độc hoạt, Phòng phong, Khương hoạt, Sinh địa, Trạch tả, Quế chi, đều 4g, Phòng kỷ, Hoàng bá đều 10g, Đương quy, Đào nhân, Liên kiều đều 6g, Cam thảo 3g.

Chữa những người tân dịch kém, dễ bị phong tà, cước khí, chân tay đau nhức, khó co duỗi, có khi mất cảm giác.

“Thiên kim phương”

Bài Độc hoạt ký sinh thang

Độc hoạt, Tần giao, Phòng phong đều 8-12g, Quế tâm 4g, Tế tân 4-8g, Tang ký sinh, Địa hoàng đều 16-24g, Bạch thược, Đồ trọng, Bạch linh, Ngưu tất, Đương quy, Đảng sâm, đều 12- 16g, Xuyên khung 6-12g, chích Thảo 4g.

Sắc, chia uống vài lần trong ngày. Có tác dụng: trừ phong thấp, giảm đau, dưỡng Can, Thận, bổ khí huyết.

Chữa lưng gối lạnh đau, chân tay, các khớp khó co duỗi, hơi thở ngắn, mạch tế nhươc. Trên lâm sàng hiện nay thường dùng chữa thần kinh tọa đau, gai cột sống, chân sưng bì.

“Hướng dẫn sử dụng các bài thuốc”

Bài Thập vị bại độc thang

Sài hồ, Anh bì, Cát cánh, Xuyên khung đều 6-9g, Bạch linh 4-8g, Độc hoạt, Phòng phong 3-6g, Cam thảo, Sinh Khuông, Kinh giới 2-3g, Liên kiều 4-6g. Thuốc hành khí, hành huyết, không tổn thương khí huyết, có tác dụng kích thích phần vệ giải độc, dùng để bài xuất độc ở ngoài da, các chứng mày đay, eczema, ghẻ (cấp và mãn, bệnh còn nông ở ngoài da).

“Nhiếp sinh chứng diệu phương”

Bài Kinh phòng bại độc tán

Kinh giới 12g, Độc hoạt 12g, Sài hồ 12g, Bạch linh 12g Phòng phong 12g, Khương hoạt 12-20g, Xuyên khung 8g, Tiên hồ 8g, Cát cánh 8g, Chỉ xác 8g, Cam thảo 4g, Bạc hà 6g, sinh Khương 3 nhát, sắc, chia uống 3 lần trong ngày. Có tác dụng phát tán phong hàn, giải nhiệt, chỉ thống.

Trị bệnh ngoại cảm phong hàn thấp, sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau toàn thân, ho có ãờm, ngực và hông sườn đầy tức, rêu lưỡi trang nhờn, mạch phù sác. Trẻ em cảm mạo, sốt cao, co giật, nhiệt thịnh cỏ thế thêm Thiềny, Câu đẳng, Đăng tâm…

Bệnh ngoài da sâu vào nội bì thêm Kim ngân, Liên kiều.

“Nghiệm phương”

Bài Gia giảm thương truật thạch cao tri mẫu thang

Khương hoạt, Độc hoạt, Tri mẫu, Phòng kỷ, Sinh Cam thảo,

Áp chích thảo, Thạch cao đều 40g, Xích thược 12-40g, Thương truật 12-20g, Tây hà liễu 20g. Cùng tán nhỏ, mỗi lần hãm uống 12-16g, ngày 3 lần. Có tác dụng khu phong thấp, thanh nhiệt. Trị nhiệt tý, khớp sưng đỏ, đau, sốt toàn thân, miệng khát, lưỡi đỏ, rêu nhớt, mạch sác hữu lực.

Gia giảm: sốt cao thêm Ngân hoa, Liên kiều, Hoàng liên để thanh nhiệt, giải độc. sốt cao mồ hôi nhiều, chính khí hư yếu thêm Sâm, Quy, Thục để bổ khí, dưỡng huyết.

0/50 ratings
Bình luận đóng