Cơn rung nhĩ
Tên khác: loạn nhịp (tim) hoàn toàn
Định nghĩa
Hoạt động cơ học và hoạt động điện của các tâm nhĩ rối loạn, kèm theo nhịp co bóp của tâm thất hoàn toàn không đều.
Sinh lý bệnh
Rung nhĩ gây ra dotăng tính dễ bị kích thích của các tâm nhĩ và được duy trì bởi những rối loạn dẫn truyền từ nút xoang tới các tâm nhĩ. Lưu lượng tim bị giảm từ 20-25%.
Căn nguyên
Thế vô căn: rung nhĩ thường xuất hiện dưới dạng kịch phát và hay tái phát, ở những đôd tượng không hề có bệnh tim. Người ta gặp thể này ở khoảng 0,4% tổng dân số: và ở 10% số người trên 70 tuổi.
Do bệnh tim: rung nhĩ có thể xảy ra ở những bệnh nhân bị bệnh mạch vành, tăng huyết áp động mạch, tật van hai lá (mũ ni), tật thông liên nhĩ, hiếm thây trong các bệnh cơ tim giãn và viêm ngoại tâm mạc.
ưu năng tuyến giáp.
Bệnh nhiễm khuẩn: nhất là trong bệnh viêm phổi.
Chấn thương: do can thiệp ngoại khoa, nhất là phẫu thuật ngực. Chấn thương lồng ngực.
Những loạn nhịp tim khác: hội chứng nhịp chậm-nhịp nhanh, hội chứng Wolff-Parkinson- White (xem các hội chứng này).
Triệu chứng
- Rung nhĩ kịch phát: hồi hộp (đánh trống ngực), đau ở sau xương ức do suy mạch vành chức năng, thỉu, đôi khi ngất.
- Rung nhĩ thường xuyên (kéo dài ít nhất 15 ngày): thường không có triệu chứng, đôi khi hồi hộp, cảm giác mệt, khó thở khi gắng sức (suy tim).
- Khám lâm sàng: mạch quay không đều, có một phần các thì tâm thu không đủ mạnh để có thể nhận thấy khi bắt mạch. Có sự chênh lệch giữa nhịp đập của tim khi nghe ngực với số lượng nhịp đếm được do bắt mạch quay, (gọi là mạch thiếu). Huyết áp động mạch thay đổi và khó đo. Nghe tim thấy tiếng thứ nhất thay đổi. Rung nhĩ làm mất đi những dấu hiệu nghe tim liên quan tới co bóp của các tâm nhĩ, như: tiếng ngựa phi trước tâm thu, tiếng rung van hai lá mạnh lên trước thì tâm thu.
Điện tâm đồ có sóng “f” nhỏ và không đều đặn với tần số 350-600 nhịp/phút (đôi khi không nhận thấy được); nhịp thất hoàn toàn không đều (loạn nhịp hoàn toàn). Có những thể rung nhĩ hiếm gặp với tần suất tâm thất co bóp đều đặn:
- Nhịp thất đều và chậm: là dấu hiệu của rung nhĩ với biến chứng bloc nhĩ-thất hoàn toàn.
- Nhịp thất đều và nhanh: là dấu hiệu rung nhĩ với biến chứng nhịp nhanh nôi (xem hội chứng này), nói chung do sử dụng quá liều digital.
Biến chứng
Rung nhĩ tạo thuận lợi cho việc hình thành huyết khối ở thành các tâm nhĩ. Nguy cơ bị nghẽn mạch não tăng lên gấp 15 lần nếu rung nhĩ xảy ra ở bệnh nhân mắc bệnh thấp, và tăng lên gấp 5 lần ở người già không bị bệnh thấp. Rung nhĩ thường xuyên với nhịp thất nhanh (nhịp tim nhanh) có thế dẫn tối loạn chức năng thất trái do nhịp nhanh gây ra.
Tiên lượng
Phụ thuộc vào nguyên nhân. Tỷ lệ tử vong nhiều gấp 2 lần so với tỷ lệ của toàn dân số. Những trường hợp rung nhĩ vô căn có nguy cơ huyết khối-nghẽn mạch thấp, và thường được dung nạp tốt.
Điều trị
MỤC ĐÍCH CỦA ĐIỀU TRỊ, nhằm:
- Phục hồi nhịp xoang bình thường.
- Duy trì nhịp xoang bình thường (phòng ngừa rung nhĩ tái phát).
- Làm chậm lại và kiểm soát đáp ứng của tâm thất.
- Phòng ngừa huyết khối – nghẽn mạch.
RUNG NHĨ VỚI TÌNH TRẠNG HUYẾT ĐỘNG ỔN ĐỊNH:
Nếu rung nhĩ mới xảy ra (< 48 giờ):
+ Khử rung bằng sốc điện bên ngoài sau khi đã ngừng digital trong 24 giờ, hoặc
+ Khử rung bằng thuốc: amiodaron tiêm tĩnh mạch (5 mg/kg/15 phút) hoặc uông (600 mg/ ngày).
- Nếu là rung nhĩ kịch phát: cho uông amiodaron (600 mg/ ngày trong 2 đến 30 ngày).
- Nếu là rung nhĩ mạn tính:
+ Mới đầu phải làm chậm tần suất của nhịp thất bằng digoxin (0,5-1 mg mỗi ngày, chia làm nhiều lần, trong hai ngày, rồi rút xuống 0,125- 0,25 mg / ngày), hoặc cho một thuốc chẹn beta hoặc verapamil, sau đó cho thuốc chống đông máu vừa phải (INR 1,4-2,8) trong vòng 10 ngày trước khi tiến hành khử rung bằng sốc điện (hoặc thử khử rung bằng thuốc), sau khi đã ngừng cho digital từ 24-48 giờ trước đó.
+ Khử rung bằng thuốc: amiodaron uống (600 mg/ ngày trong từ 2 đến 30 ngày).
+ Khử rung bằng sốc điện bên ngoài: được chỉ định nếu rung nhĩ kéo dài từ hơn một năm và kém được dung nạp. về những điều thận trọng phải giữ, xem: khử rung bằng sốc điện.
+ Trong trường hợp rung nhĩ thường xuyên với tần số co bóp tâm thất chậm hoặc tự phát, hoặc sau khi điều trị bằng thuốc, thì đặt một máy tạo nhịp nếu thấy cần thiết.
+ Trong trường hợp rung nhĩ từng đợt nằm trong hội chứng nhịp chậm-nhịp nhanh thì chỉ định và chọn lựa máy tạo nhịp là việc tế nhị đòi hỏi phải ghi điện tâm đồ liên tục bằng máy Holter.
RUNG NHĨ VỚI TÌNH TRẠNG HUYẾT ĐỘNG KHÔNG Ổn ĐỊNH (tim suy yếu, tần suất co bóp thất nhanh): khi gặp một trường hợp rung nhĩ kéo dài đã trên 12 tháng, với tim to đáng kể, giãn nhĩ trái, đã thực hiện khử rung không có hiệu quả, thì có thể quyết định duy trì bệnh nhân trong tình trạng rung nhĩ, cho uống digoxin để làm chậm tần suất co bóp của tâm thất, và cho thuốc chống đông máu uống để phòng ngừa tai biến mạch máu não.
DUY TRÌ NHỊP XOANG SAU KHI ĐÃ HẾT RUNG NHĨ: dù không được điều trị, thì 25% số bệnh nhân vẫn trở lại được nhịp xoang. Có thể dùng thuốc chẹn beta hoặc amiodaron với liều thấp (200 mg /ngày) riêng hoặc phối hợp với digital. Tuy nhiên, biện pháp phòng ngừa này cũng chỉ có tác dụng tạm thời và có thể làm tăng tỷ lệ tử vong do dễ gây loạn nhịp.
PHÒNG NGỪA TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO: trong trường hợp rung nhĩ mạn tính, thì cho những thuốc chống đông máu uông thông dụng để duy trì INR giữa 2,0 và 3,0; trong trường hợp rung nhĩ kịch phát hoặc có chống chỉ định thuốíc chống đông máu uống, thì thay bằng aspirin với liều 300 mg/ ngày.
GHI CHÚ: cắt đường dẫn truyền qua da bằng tần số radio. Là thủ thuật phá huỷ đường dẫn truyền nút-bó His bằng cách đưa một ống thông, catheter, vào buồng tim; phương pháp này được thực hiện ở những trường hợp loạn nhịp trên thất khó điều trị khỏi bằng thuốc. Nếu xuất hiện bloc nhĩ-thất thì phải đặt một máy kích thích tim vĩnh viễn và tiếp tục cho thuốc chống đông máu dài hạn. Sau thủ thuật phải kiểm tra bằng ghi điện tâm đồ liên tục (Holter).
Cơn rung thất
Định nghĩa
Hoạt động cơ học và hoạt động điện của các tâm thất rối loạn hoàn toàn, dẫn tới tụt lưu lượng tim.
Căn nguyên, xem: ngừng tim- ngừng hô hấp, và đột tử.
Triệu chứng, xem: ngừng tim- ngừng hô hấp. Rung nhĩ là nguyên nhân chính gây ra đột tử.
Điện tâm dồ: thấy những phức hợp thất giãn rộng với tần số 200-300 nhịp trong một phút, xuất hiện kế tiếp nhau một cách vô tố chức.
Điều trị: hồi sức tim-hô hấp và khử rung (xem này) cấp cứu bằng sốc điện có công suất 200-300 Joule, trừ trường hợp ngộ độc digital.
Phòng ngừa, xem: nhịp nhanh thất.