Tăng huyết áp và bệnh nhân phẫu thuật

Tăng huyết áp không khống chế được có liên quan với sự dao động huyết áp biên độ lớn trong khi gây mê và đặt nội khí quản và có thể làm tăng nguy cơ tai biến thiếu máu cục bộ trước và sau mổ. Nên khống chế huyết áp khi huyết áp ≥ 180/110 mmHg trước mổ. Đối với mổ chọn lọc, có thể đạt được huyết áp hữu hiệu trong vòng vài ngày đến vài tuần khi điều trị ngoại trú. Trong trường hợp khẩn cấp, có thể dùng thuốc không qua đường tiêu hóa tác dụng mạnh như natri nitroprusside, nicardipine và labetalol để khống chế huyết áp rất nhanh và hiệu quả. Những bệnh nhân Tăng huyết áp đã khống chế được và cần mổ thì nên duy trì thuốc trong khi mổ và nên tiếp tục dùng thuốc mổ càng sớm càng tốt. Nên cung cấp thêm đủ kali, nếu cần, để điều chỉnh tốt tình trạng hạ kali máu trước mổ. Bệnh nhân lớn tuổi có thể rất đáp ứng với điều trị chẹn bêta chọn lọc, trước và trong thời gian mổ. Tăng huyết áp đột ngột trong lúc mổ cũng được xử trí bằng nhiều thứ thuốc như trong điều trị Tăng huyết áp cấp cứu. Truyền tĩnh mạch natri nitroprusside, nicardipnie và labetalol có thể có tác dụng. Nitroglycerin thường là loại thuốc được chọn cho bệnh nhân thiếu máu cục bộ mạch vành, còn chẹn bêta esmolol tác dụng rất ngắn hạn có thể hữu hiệu để điều trị nhịp tim nhanh trong khi

mổ. Tăng huyết áp rất thường gặp trong giai đoạn đầu sau mổ, liên quan với sự tăng trương lực giao cảm và kháng lực mạnh máu. Các yếu tố khác gồm đau và tăng thế tích nội mạch, có khi cần phải tiêm truyền thuốc lợi tiểu quai như furosemid. Nếu phải ngưng dùng thuốc uống sau mổ thì dùng enalapril đường tĩnh mạch ngắt quãng hay dùng clonidene hydrochloride dưới da cũng có tác dụng.

0/50 ratings
Bình luận đóng