Cơn hen phế quản nặng là cơn hen có co thắt và tắc các phế quản nhỏ.

  • Khó biết diễn biến từ cơn hen phế quản thường sang cơn hen phế quản nặng. Nhưng cơn hen phế quản nặng thường xẩy ra sau nhiễm khuẩn, cúm, bỏ corticoid, dùng an thần, gây mê, dị ứng, cơn khủng hoảng tâm lí.
  • Cần hồi sức tại chỗ và trong lúc vận chuyển bằng ô tô cấp cứu có trang bị.

Chẩn đoán

  • Thể nặng:

+ Khó thở,

+ Rên rít (+++)

+ Co kéo cơ hô hấp.

+ Mạch đảo + Tím

+ Vật vã, hốt hoảng.

+ Vã mồ hôi

+ Cung lượng đỉnh <120 lần/phút.

+ Nói khó, ho khó.

+ PaCƠ2 táng (trên 24mm Hg).

+ Tần số thở > 30 lần/phút.

+ PaƠ2 giảm (dưới 60mm Hg).

  • Thể nguy kịch:

+ Rối loạn ý thức, không nói được.

+ Phổi im lặng, thở chậm <10 lần/phút.

+ Có các cơn ngừng thở.

Thể nguy kịch là thể nặng có thêm một hay nhiều dấu hiệu nguy kịch.

NGUYÊN TẮC CHUNG

  • Cơn hen phế quản nặng: Thuốc trước thủ thuật sau.
  • Cơn hen phế quản nguy kịch: Thủ thuật trước thuốc sau

ĐIỂU TRỊ

Tại chỗ:

Ventoỉin hoặc Bricanyl: 0,5 mg 1 ống dưới da.

Thử cho hít khí dung: Ventolin hoặc Bricanyl.

  • Methylprednisolon; 1mg/kh TM
  • Thở oxy mũi, mặt nạ.

Để bệnh nhân ngồi theo tư thế thích hợp.

Trên ôtô cấp cứu có trang bị và khoa HSCC:

Tiếp tục

  • Oxy 4-10 1/phút qua mũi hay mặt nạ.

Đặt kim truyền tĩnh mạch: Salbutamol l-8mg/giờ hoặc phối hợp với aminophyllin.

Nếu không đỡ và truỵ mạch: Adrenalin 0,5mg/giờ với bơm tiêm truyền tĩnh mạch.

Methylprednisolon lmg/kg tiêm tĩnh mạch 4 giờ/lần.

Truyền dịch: 3-4 l/24 giờ.

Thể nguy kịch:

Phải đặt ống nội khí quản ngay, bóp bóng Ambu, thở oxy 100%.

  • Coi chừng nguy cơ tràn khí màng phổi.

Theo dõi:

Tại chỗ: SpƠ2.

Trên ôtô cấp cứu: SpO2.

Tại bệnh viện:

+ Đo áp lực khí trong máu.

+ Chụp phổi.

+ Tìm ổ nhiễm khuẩn.

Nếu bệnh nhân đã có thể thở được, dùng khí dung: Berotec, Bricanyl, Berodual, Ventolin 3-4 hơi. Sau 15 phút xem kết quả.

0/50 ratings
Bình luận đóng