Tên khác: Ngân đằng – Cây đùi gà – Phòng đảng sâm

Tên khoa học: Codonopsis pilosula (Franch) Nannf.

Họ: Hoa chuông (Campanulaceae)

1. Mô tả, phân bố

Đẳng sâm thuộc loại cây leo, sống nhiều năm. Thân màu lục nhạt hoặc hơi pha tím. Lá mọc đối (có loại mọc so le), phiến hình tim ở gốc, đầu lá nhọn, mép nguyên, lượn sóng hoặc hơi khía răng cưa; mặt trên màu xanh lục nhạt, mặt dưới màu trắng xám. Hoa mọc ở kẽ lá, màu vàng ngà hoặc có vân tím. Quả mọng màu tím, trong có nhiều hạt nhỏ.

Cây mọc hoang Ở các vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên, thường ở độ cao trên 600 m so với mặt biển. Hiện nay, có thể trồng hàng loạt bằng hạt.

cay dang sam

2. Bộ phận dùng, thu hái

Bộ phận dùng làm thuốc của cây Đẳng sâm là rễ củ. Thu hái ở cây 3 – 4 năm tuổi trở lên. Đào lấy củ, rửa sạch đất cát, cắt bỏ phần trên cổ rễ và rễ con, phơi hay sấy khô. Đẳng sâm có mùi thơm nhẹ đặc biệt, vị hơi ngọt. Độ ẩm an toàn không quá 12%.

Dược liệu Đẳng sâm đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).

3. Thành phần hóa học

Đẳng sâm có chứa đường, saponin, một số alcaloid, vitamin, protein.

duoc lieu dang sam

4. Công dụng, cách dùng

Dược liệu Đẳng sâm có tác dụng bổ tỳ, kiện vị, giúp tiêu hóa, tăng tiết tân dịch, bồi dưỡng cơ thề. Dùng chữa các chứng bệnh: Tỳ vị yếu, người suy nhược, biếng ăn, miệng khát, ho, thiếu máu…

Cách dùng:

Uống 9 – 30g/ngày, dạng thuốc sắc, hoàn tán hay rượu thuốc.

0/50 ratings
Bình luận đóng