CÓC CHUỘT
Tên khoa học: Lannea coromandelica (Houtt.) Merr.; thuộc họ Ðào lộn hột (Anacardiaceae).
Tên đồng nghĩa: Dialium coromandelicum Houtt.; Odina woodier Roxb.; Lannea woodier(Roxb.) Adel.
Mô tả: Cây gỗ lớn. Lá mọc so le, kép lông chim lẻ; lá chét 3-4 cặp mọc đối, gần như không cuống, thuôn, hình trái xoan, nhọn, nhẵn, nguyên, màu lục sẫm ở mặt trên, nhạt màu ở mặt dưới. Hoa nhỏ, màu vàng lục ở mặt trong, tía ở mặt ngoài, thành chùy ở ngọn, bằng hay dài hơn lá, phủ lớp lông tơ màu gỉ sắt. Quả hạch hình trứng, dài 8-9mm, dẹp nhẵn, màu đỏ, có hạch với chỉ có một hạt.
Bộ phận dùng: Vỏ, lá (Cortexet Folium Lanneae Grandis).
Phân bố sinh thái: Cây mọc ở Nam Việt Nam. Còn phân bố ở Campuchia, Ấn Ðộ, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia.
Thành phần hoá học: Lá mầm chứa nhiều dầu, vỏ cây chứa nhiều tanin.
Tính vị, tác dụng: Vỏ rất chát, nhựa cây không mùi và có vị khó chịu, vỏ làm dịu.
Công dụng: Ở Ấn Ðộ, vỏ lá được sử dụng làm thuốc. Vỏ dùng dưới dạng nước xức rửa phát ban sinh chốc lở, loét do bệnh phong và
những mụn loét ngoan cố. Lá dùng hơ nóng lên và áp vào những chỗ sưng và đau của cơ thể. Nước sắc vỏ dùng trị đau răng.