Tỳ ở Trung tiêu, Tỳ khí còn gọi là Trung khí. Chứng Tỳ khí hạ hãm cũng gọi là chứng Khí hư hạ hãm, chứng Trung khí hạ hãm. Tỳ khí chủ thăng, nếu Tỳ khí hư yếu không thăng tán được, thậm chí hãm xuống làm cho tạng khí sa xuống, xuất hiện các triệu chứng tiết tả kéo dài, băng lậu, sa nội tạng tức là chứng Tỳ khí hạ hãm, thường là do mệt nhọc quá độ, hoặc phụ nữ nhiều lần, hoặc sau khi đẻ chăm sóc không tốt đều là những nguyên nhân làm tổn hại Tỳ khí màu là gầy còm, mặt nhợt, đoản hơi, tiếng nói nhỏ nhẹ, mỏi mệt yếu sức, chóng mặt hoa mắt, hoặc tự mồ hôi. Kém ăn, trướng bụng, ỉa lỏng kéo dài, thoát giang, băng lậu, sa dạ con, tự có cảm giác nặng trệ từ rốn trở xuống; Chất lưỡi nhạt hoặc có vết răng, mạch Tế Nhược vô lực.
Chứng Tỳ khí hạ hãm thường gặp trong các bệnh “a chảy kéo dài”, “kiết lỵ kéo dài”, “băng lậu”, “thoát giang”, “sa dạ con”. Cần phân biệt với “Chứng Tỳ khí hư”, “Chứng Tỳ không thống huyết, chứng Tỳ Thận dương hư”.
Phân tích
Chứng Tỳ khí hạ hãm vô luận xuất hiện trong loại bệnh nào, hoặc là tiết tả, kiết lỵ, hoặc là băng lậu, thoát giang, sa dạ con, biểu hiện lâm sàng có thể thấy hai nhóm chứng trạng.
Nhóm thứ nhất có những chứng trạng Tỳ khí bất túc, Tỳ khí bất túc thì khả năng vận chuyển kém, nguồn sinh hóa ở Trung tiêu bất túc, khí huyết lại suy sụp, cho nên kém ăn, đoản hơi, mỏi mệt, tiếng thấp, mặt nhợt, váng đầu v.v…
Nhóm thứ hai có những chứng trạng Trung khí hạ hãm không nâng lên được, có cảm giác nặng trệ vùng bụng hoặc ỉa chảy kéo dài. kiết lỵ kéo dài, băng lậu, thoát giang, sa dạ con cho đến sa nội tạng. Đ nên kiện Tỳ ích khí, thăng dương đẩy hạ hãm lên, dùng các bài Bổ trung ích khí thang (Tỳ Vị luận) Thăng hãm thang (Y học dung trung tham tây lục) Cử nguyên tiễn (Cảnh Nhạc toàn thư).
Chẩn đoán phân biệt
Chứng Tỳ khí hư với chứng Tỳ khí hạ hãm: Tỳ khí hư thì công năng vận hóa và phân bố giảm sút, xuất hiện các chứng trạng kém ăn, trướng bụng, đại tiện lỏng, mệt mỏi, mặt nhợt và gầy còm. Chứng Trung khí hạ hãm thì ngoài những biểu hiện về. Tỳ khí bất túc còn có chứng trạng của Trung khí hạ hãm. Tỳ khí hư chỉ ở.trên cơ sở “hư mà thanh dương không thăng lên”, nhưng chứng Tỳ khí hạ hãm lại còn “vì thanh dương hạ hãm không nâng lên” (Cổ Kim danh y phương luận). Loại trên nhẹ mà loại sau nặng, cho nên mức độ nặng nhẹ của hai loại bệnh tình này khác nhau, cơ chế của bệnh cũng không giống nhau.
Chứng Tỳ Thận dương hư với chứng Tỳ khí hạ hãm: Mấu chốt của chứng Tỳ khí hư hạ hãm ở chỗ thanh dương của Trung tiêu bị hãm xuống không nâng lên được, có các triệu chứ ỉa chảy kéo dài, kiết lỵ kéo dài, băng lậu và sa nội tạng.
Chứng Tỳ Thận dương hư tuy cũng có những chứng trạng hạ lỵ tiết tả hoặc hạ lợi ra nguyên đồ ăn, tiết tả vào canh năm, thậm chí ỉa chảy kéo dài không dứt, nhưng đó là Trung tiêu và Hạ tiêu dương hư gây nên, mấu chốt ở chỗ hạ tiêu Mệnh môn hỏa suy, cho nên tất phải có chứng Dương hư bất túc như sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng gối hoặc bụng dưới l tiểu tiện không lợi, nặng hơn thì thủy thũng, chất lưỡi nhợt bệu, mạch Trầm; chẩn đoán phân biệt không khó.
Chứng Tỳ không thống huyết với chứng Tỳ hư hạ hãm: Vì trung khí hạ hãm mà khí không nhiếp huyết dẫn đến băng lậu, đại tiện ra huyết đó là chứng Tỳ không thống huyết. Ngoài ra, còn có nguyên nhân khí không nhiếp huyết dẫn đến xuất huyết dưới da, chân răng chảy máu v.v…
Lâm sàng cũng gọi là chứng Tỳ không thống huyết. Lại có trường hợp do Tỳ dương bất túc, Trung tiêu hư hàn, Tỳ không nhiếp huyết mà dẫn đến đại tiện ra huyết, sắc huyết tía sạm, thậm chí đen như sơn, tất phải có kiêm chứng trạng Tỳ dương bất túc như sợ lạnh, chân tay mát, mặt nhợt kém tươi, tinh thần mỏi mệt hụt hơi, môi lưỡi nhợt, mạch Tế Nhược, vả lại quá một nửa là bệnh trình kéo dài…
Y văn trích dẫn
Trung khí hư; Trung khí là ở khoảng trống bên trong rốn hai bên cạnh Thận. Tỳ khí ở bên trong Trung khí, cùng nương tựa nhau với Trung khí, không thế thì không phải là Trung khí. Trung khí quí ở sự rỗng không và sở dĩ rỗng không được là do Tỳ có thể vận chuyển, dương khí thăng lên mà phía sau mới rỗng không; nếu Trung khí hạ hãm, vít tắc bên trong, thì gốc rễ của Tạng Phủ bị tổn thương, con đường qua lại của Khí Huyết bị nghẽn lại, bệnh từ đấy mà phát sinh (Nội thương – Thận Trai di thư).