Chứng trạng chủ yếu của chứng quyết là chóng mặt khi mê ngã, bất tỉnh nhân sự, sắc mặt trắng nhợt, chân tay quyết lạnh, qua một thời gian có thể dần dần tỉnh lại, sau khi tỉnh không thấy có những chứng bại liệt nửa mình, miệng mắt méo xệch, cho nên dễ phân biệt với chứng trúng phong.

Chứng quyết trong sách “Nội kinh” bàn đến rất nhiều, đời sau lại chia ra khí quyết, huyết quyết, đàm quyết, thực quyết, thử quyết, và uế ác quyết, trong đó thử quyết và uế ác quyết sẽ giới thiệu ở thiên Bệnh năng mà quyết thì đã phụ vào thiên Huyễn vựng, cho nên trọng điểm thảo luận của thiên này là 3 chứng “khí quyết”, “đàm quyết” và “thực quyết”.

  1. NGUYÊN NHÂN

  • Khí quyết

“Khí quyết” thường nhất sinh trong khi giận dữ vì khí cơ rối loạn nghịch lên mà thốt nhiên mê ngã, sách “Nội kinh” có những câu: “Giận thì khí nghịch lên”, “thốt nhiên mê ngã ra”, “Không biết gì”, tức là chỉ vào hiện trạng này, ngoài ra cũng có trường hợp khí hư mà quyết như sách “Chứng trị chuẩn thắng” nói: “có người nguyên khí vốn hư yếu, hoặc quá lao lực, hoặc vì ham muốn làm thương tổn mà thốt nhiên quyết ngã là đúng chứng này.

  • Đàm quyết

Người béo mập thì phần nhiều thấp tụ lại, sinh ra đờm, đờm càng nhiều thì khí cơ càng trở ngại, khí cơ bị trở ngại thì đờm càng nhiều, một khi đờm ủng tắc ở trên thì tất nhiên dương khí bị lấp, khí thanh dương không dựa lên được, mà thốt nhiên phát ra chứng quyết.

  • Thực quyết

Đói no không chừng, ăn uống không dè dặt, đến nỗi khí của đồ ăn tắc lại ở khoang giữa, làm cho trên dưới đầy tắc, không thông, mà thốt nhiên phát ra chứng quyết, nhất là trong khi ăn no, gặp ngay phải việc tức giận thì khí của đồ ăn cùng hợp với khí tức giận đó, lại càng dễ sinh ra chứng quyết.

  1. BIỆN CHỨNG

Chủ chứng của chứng quyết là bỗng chốc mê man ngã ra, không biết gì, do nguyên nhân gây bệnh có khí, đờm thực khác nhau. Vì thế ngoài chủ chứng ra, các phương diện khác như lưỡi, mạc tương kiêm chứng trước hết cần chú trọng đến phép văn, nay trình bày như sau:

  • Khí quyết

Khí quyết có hai loại hư và thực, thực là hình và biện chứng đều thực, có hai hiện tượng cấm khẩu, tay nắm chặt, hơi thở to, mới bắt đầu phần nhiều mạch phục, tỉnh rồi phần nhiều mạch trầm kết. Hư là hình và chứng đều hư, hơi thở nhỏ và thấp, hoặc tự ra mồ hôi, mạch phần nhiều trầm vi, thường hay phát trở đi trở lại.

  • Đàm quyết

Người này thường có nhiều đờm, nhiều thấp, thốt nhiên khi bế, đàm đưa lên, mê quyết không tỉnh, trong họng thở có tiếng đờm, cũng có khi vì đờm uất trệ ở cách mật và ngực mà không nghe tiếng đờm, mạch phần nhiều trầm hoạt, rêu lưỡi trắng nhợt.

  • Thực quyết

Phát ra sau khi ăn no, nhiều quá, mê quyết không tỉnh, bụng trướng đầy, rêu lưỡi dầy nhớt, mạch phần nhiều hoạt thực.

  1. CÁCH CHỮA

Thuộc về loại cấp cứu, nói chung về thực chứng trước tiên dùng ô mai xát răng, hoặc dùng những dụng cụ để cậy mỏ hàm răng, rồi sau lấy nước đun sôi mài viên Tô hợp hương hoàn (1) hay Ngọc khu đan (2) mà cho uống. Chứng hư thì dùng Độc sâm thang (3) mấ chữa, về cách xử lý sau khi đã tỉnh thì chủ yếu lấy dư tà chưa kết hoặc chính khí chưa phục hồi làm đôi tượng, hoặc tiếp tục chữa ngọn hoặc chiếu cố có cả phần gốc. Chữa phần gốc nói chung là điều lý thú sau khi khỏi bệnh, chủ yếu để phòng bệnh tái phát.

Trên đây là nguyên tắc chung để chữa chứng quyết, nay lại đem các phép cụ thể chứng quyết trình bày sau đây:

  • Khí quyết

Khí uất thì nên thuận khí khai uất, dùng Bát bảo ngũ ma ẩm (4), hoặc bài Mộc hương điều khí tán (5), khí hư thì nên bổ dưỡng khí huyết, dùng bài Bát trân thang (6).

  • Đàm quyết

Thì nên thoát đờm thuận khí, dùng bài Đạo đàm thang (7).

  • Thực quyết

Thì nên ôn hoà trung tiêu đạo, dùng bài Bảo hoà hoàn (8). Nếu bụng chướng, đại tiểu tiện thông, mạch hoạt thực, rêu lưỡi đục nhất thì dùng bài Tiểu thừa khí để hạ.

  1. TÓM TẮT

Chứng “quyết” có rất nhiều nguyên nhân. Trong lâm sàng thường thấy có 3 loại là: “Khí quyết”, “đờm quyết”, “thực quyết” nhưng “đờm quyết”, “thực quyết” đều có liên quan với “khí quyết”, thì ngoài chủ chứng giống nhau ra, lại còn có đặc điểm của nó, đồng thời còn có chỗ giống và khác nhau với những chứng trúng phong, chứng kinh, chứng giản cần phải phân biệt cho rõ ràng, vì chứng quyết là bệnh qayết cho nên chữa chứng quyết trước hết phải dùng cách cấp cứu, đợi khi tỉnh rồi, thì căn cứ vào nguyên nhân phát bệnh mà có thể chất người bệnh nặng hay yếu mà xử lý khác nhau.

  1. PHỤ PHƯƠNG

  1. Tô hợp hương hoàn: Xem số 10 phụ phường mục Trúng phong.
  2. Ngọc khu đan: Sơn từ cô, tục tủy sương, đại kích, xạ hương, yên hoàng, chân ngũ bội tử.
  3. Độc sâm thang: Xem số 11 phụ phương mục Niệu huyết.
  4. Ngũ ma ẩm: Tân lang, trầm hương, ô dược, mộc hương, đàn hương, đinh hương, hoắc hương, cam thảo, sa nhân.
  5. Bát trân thang: đương quy, thược dược, xuyên khung, địa hoàng, nhân sâm, cam thảo, bạch truật, phục linh.
  6. Đạo đàm thang: Xem số 18 phụ phương mục Trúng phong.
  7. Bảo hoà hoàn: Xem số 10 phụ phương mục Kiện vong.
  8. Tiểu thừa khí thang: Đại hoàng, hậu phác, chỉ thực.
0/50 ratings
Bình luận đóng