Giảm calci máu mãn tính ít phổ biến hơn so với tăng calci máu, nhưng thường có triệu chứng và cần phải điều trị. Các triệu chứng bao gồm dị cảm đầu chi và quanh miệng (môi, lưỡi), co cơ, co rút bàn chân và bàn tay, co cứng, co thắt thanh quản, co giật, và ngừng thở. Tăng áp lực nội sọ và phù gai thị có thể xảy ra với giảm calci máu kéo dài, và các biểu hiện khác có thể bao gồm cáu gắt, trầm cảm, rối loạn tâm thần, co thắt ruột, và kém hấp thu mạn tính. Thường có dấu hiệu Chvostek và Trousseau, và khoảng QT kéo dài. Cả giảm Mg máu và nhiễm kiềm đều làm giảm ngưỡng co cứng.

Nguyên nhân hạ canxi huyết

Giảm calci máu thoáng qua thường xảy ra ở những bệnh nhân nặng bị bỏng, nhiễm trùng huyết và suy thận cấp; sau truyền máu do có muối citrate chống đông máu; hoặc với các thuốc như protamine và heparin. Giảm albumine máu có thể làm giảm canxi huyết thanh dưới mức bình thường, mặc dù nồng độ canxi ion hóa vẫn bình thường.

Cơ chế hiệu chỉnh được đề cập ở trên (xem “tăng calci máu”) có thể được sử dụng để đánh giá xem liệu nồng độ canxi huyết thanh là bất thường khi nồng độ protein huyết thanh thấp. Nhiễm kiềm làm tăng canxi gắn vào các protein, và trong trường hợp này, các phương pháp đo trực tiếp của nồng độ canxi ion hóa nên được sử dụng.

Các nguyên nhân gây giảm calci máu có thể được chia thành nhiều nhóm là không có PTH (suy tuyến cận giáp di truyền hoặc mắc phải, giảm Mg máu), PTH không đủ (suy thận mãn tính, thiếu hụt vitamin D, điều trị thuốc chống co giật, kém hấp thu ở ruột, giả suy cận giáp), hoặc PTH quá cao (tăng phosphate huyết cấp tính, nặng trong ly giải khối u, suy thận cấp, hoặc tiêu cơ vân; hội chứng xương đói sau phẫu thuật cắt tuyến cận giáp). Các nguyên nhân phổ biến nhất của giảm calci máu nặng mãn tính là suy tuyến cận giáp tự miễn dịch và suy tuyến cận giáp sau phẫu thuật vùng cổ. Suy thận mãn tính có liên quan đến giảm calci máu nhẹ bù lại bằng cường cận giáp thứ phát. Nguyên nhân của sự giảm calci máu có liên quan với viêm tụy cấp tính không rõ ràng.

Điều trị hạ canxi huyết

Giảm calci máu có triệu chứng có thể được điều trị bằng canxi gluconat (bolus 1-2g truyền tĩnh mạch trên 10-20 phút sau tiêm truyền 10 ống 10% calcium gluconate pha với 1 L D5W truyền 30-100 ml/h). Theo dõi giảm calci máu mãn tính cần dùng canxi uống liều cao, thường kết hợp bổ sung vitamin D. Suy tuyến cận giáp cần bổ sung canxi (1-3 g/ngày) và calcitriol (0,25-1 mg/ngày), điều chỉnh theo nồng độ canxi huyết thanh và bài tiết nước tiểu. Điều chỉnh nồng độ magiê để cải thiện tình trạng giảm calci máu trong các trường hợp giảm Mg huyết nặng.

0/50 ratings
Bình luận đóng