Viêm gan virus là bệnh truyền nhiễm do nhiều loại virus gây ra với hai biểu hiện chính là hoại tử và viêm nhiễm ở gan. Hiện nay ngoài 2 loại virus cổ điển là virus viêm gan A (gây viêm gan nhiễm khuẩn), và virus viêm gan B (gây viêm gan huyết thanh) còn có các virus C, D và E; năm loại virus này có cấu tạo vi thể khác nhau nhưng lại gây bệnh cảnh lâm sàng tương tự nhau.

MẦM BỆNH

Virus A (HAV) là một ARN virus không có vỏ bọc.

Virus B (HBV) là một virus có vỏ bọc, có một phần ADN đôi.

Virus c (HCV) là virus có vỏ bọc và là một trong số virus không A, không B (NANB virus).

Virus viêm gan A dễ mất hoạt tính trong nước sôi và bị diệt bởi các chất sát khuẩn.

Virus viêm gan B có thể đề kháng ở 100% trong 10 phút. Cấu tạo hoàn chỉnh là các hạt dane, hình cầu gồm có 3 loại kháng nguyên.

  • Kháng nguyên bề mặt: HBsAg (còn gọi là kháng nguyên Australia).
  • Kháng nguyên lõi: HBcAg.
  • Kháng nguyên E: HBeAg.

HBsAg có trong máu, có sốm và trong suốt thời gian bị bệnh, biến mất trong giai đoạn hồi phục, HBsAb tồn tại suốt đời.

HBcAg kích thích cơ thể bệnh nhân sinh kháng thể kháng nó: HBcAb, kháng thể này có mặt rất sớm, tồn lưu suốt đòi.

HBeAg chứng tỏ bệnh còn đang phát triển dai dẳng. Khi bệnh ngừng phát triển HBeAg biến mất, chỉ còn kháng thể HBe (BHeAb).

DỊCH TỄ

  • Viêm gan A

Đường lây quan trọng là đường tiêu hoá, virus viêm gan A theo phân người bệnh ra ngoài nhiễm vào nước, thức ăn. Bệnh phát triển ở những nơi có điều kiện sống thấp kém, thiếu vệ sinh, nước bị ô nhiễm phân.

  • Viêm gan B

Nguồn bệnh là người bệnh và người mang virus B; HBsAg được tìm thấy trong máu và các dịch sinh học (nước bọt, nước mắt, tinh dịch, sữa mẹ, nước tiểu…). Bệnh lây truyền qua các đường sau.

  1. Máu: Truyền máu, các thủ thuật y khoa không đảm bảo vô khuẩn (châm cứu, nhổ răng, tiêm…).
  2. Qua đường tình dục.
  3. Sữa mẹ.

Bệnh phát triển ở các nhóm có nguy cơ và các nơi có điều kiện sống thấp kém, tập quán sống thiếu vệ sinh.

  • Viêm gan C

Gặp ở những người được truyền máu (viêm gan không A không B).

  • Viêm gan D

Virus viêm gan D cần virus viêm gan B để phát triển nền luôn luôn người ta thấy nó trong huyết thanh bệnh nhân có HBsAg.

Viêm gan D gặp ở những người chích ma tuý, truyền máu nhiều lần…

  • Viêm gan E

Xảy ra thành những vụ dịch viêm gan không A, không B có liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm. Bệnh phổ biến ở những nước đang phát triển .

BỆNH SINH

Đây là vấn đề y học còn đang tìm hiểu. Có lẽ virus tăng sinh ở ruột và chuyển lên gan qua đường máu. Virus có xâm nhập tế bào gan, nhưng cơ chế gây tổn thương thì chưa rõ. Hình ảnh viêm gan do các loại virus đều giống nhau. IgM xuất hiện sớm, 1-3 tuần sau khi có IgM và kháng thể này bảo vệ bệnh nhân suốt đời.

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Ủ bệnh

  • Thay đổi tuỳ loại virus:

+ Viêm gan A: 15-45 ngày.

+ Viêm gan B: 30-180 ngày.

+ Viêm gan C: 15-150 ngày.

+ Viêm gan E: 15-60 ngày.                                                               ‘

+ Viêm gan D: Luôn luôn liên kết với viêm gan A nên thời gian ủ bệnh xem như tương tự.

Khởi phát: (Thời kỳ trước vàng da) 3-5 ngày.

Hội chứng nhiễm:

Sốt 38-38°5, khoảng 2-3 ngày.

Mệt mỏi, uể oải.

Hội chứng đau:

Đau nhức đầu, cổ, thái dương, có thể có dấu hiệu màng não, cổ cứng và biến đổi dịch não tuỷ.

Đau khớp: hết đau khi vàng da xuất hiện.

Hội chứng tiêu hoá:

Chán ăn: Là dấu hiệu quan trọng.

Nôn, đắng miệng, bụng chướng.

Đau hạ sườn phải, cảm giác căng, nước tiểu ít, nước tiểu sẫm màu.

ít gặp: Ngứa, có ban đỏ, sưng hạch.

Toàn phát: Thời kỳ vàng da từ 2-3 tuần.

Các triệu chứng cơ năng giảm đi.

Vàng da xuất hiện, chỉ trong một hai ngày, da và niêm mạc bị nhuộm vàng sẫm.

Ngứa không kéo dài.

Gan to: Đau tức tăng lên khi gõ, ấn vào; có thể gặp lách to.

Phân trắng hạt.

Nước tiểu sẫm màu, ít.

Hồi phục (sau vàng da 10 ngày).

  • Triệu chứng tiêu hoá giảm nhanh.
  • Triệu chứng vàng da giảm chậm hơn.

Sau 6 tháng hoàn toàn bình phục.

Diễn biến:

  • Đa số tốt, diễn biến sau 1 tháng, không di chứng.
  • Một số trường hợp đưa đến thể nặng.
  • Suy gan, rối loạn đông máu – xuất huyết.
  • Hôn mê gan do suy gan cấp.
  • Vàng da kéo dài – viêm gan mạn tính đưa đến tử vong.

CHẨN ĐOÁN

Dựa vào các yếu tố sau:

  • Dịch tế học (+).
  • Lâm sàng

Trước vàng da: mệt mỏi uể oải, chán ăn…

Vàng da, gan to.

  • Xét nghiệm

Chức năng gan:

Bilirubin huyết thanh tăng từ 2-> 2,5 mg%.

Transaminase tăng cao từ cuối thời kỳ ủ bệnh.

Phosphatase kiềm tăng ít.

Thời gian prothombin thường không thay đổi, kéo dài trong các thể nặng.

Stercobilinogen trong phân âm tính trong giai đoạn toàn phát, dương tính trong giai đoạn hồi phục.

Đặc hiệu:

Tìm virus trong phân.

Tìm kháng thể trong máu.

ĐIỀU TRỊ

Chưa có thuốc đặc trị, tất cả mọi biện pháp điều trị chỉ nhằm giải quyết triệu chứng, nâng cao thể trạng và tránh các biến chứng.

Nghỉ ngơi, dinh dướng đầy đủ (nhiều đạm, nhiều đường, ít mỡ).

Tránh những thuốc có hại cho gan.

Theo dõi các dấu hiệu suy gan.

DỰ PHÒNG

Kiểm tra kỹ khâu cho máu, tiệt trùng y cụ.

Cho bệnh nhân nằm phòng riêng, chú ý khi tiếp xúc với các dịch sinh học của họ.

Tiêm vaccin cho người có nguy cơ nhiễm cao.

Vệ sinh dinh dưỡng.

Vệ sinh thực phẩm.

Giáo dục sức khoẻ.

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN BỊ VIÊM GAN VIRUS

Nhận định

  1. Tình trạng hô hấp:

Quan sát da, móng tay chân, đếm nhịp thở, kiểu thở, tình trạng tăng tiết.

Nếu bệnh nhân suy hô hấp cần tìm mọi biện pháp dẫn lưu hô hấp thông khí, cho thở oxy.

Trường hợp viêm gan nặng diễn tiến tối cấp gây suy hô hấp.

  1. Tình trạng tuần hoàn:
  • Mạch.
  • Huyết áp.
  • Cần theo dõi mạch, huyết áp 30phút/l lần, 1 giờ/ 1 lần, 3 giờ/ 1 lần.
  • Viêm gan nặng tối cấp gây suy tuần hoàn trong trưòng hợp xuất huyết tiêu hoá.
  • Theo dõi biến chứng cơ tim.
  1. Tình trạng vàng da:
  • Thời kỳ tiền vàng da.

+ Triệu chứng nhiễm trùng.

+ Triệu chứng tiêu hoá.

+ Triệu chứng suy nhược.

Tuỳ từng loại viêm gan:

  1. Viêm gan A.
  2. Viêm gan B.
  3. Viêm gan
  4. Viêm gan D.
  5. Viêm gan E.

Đánh giá mức độ vàng da và sự tổn thương của gan.

  • Thời kỳ vàng da:

+ Các triệu chứng trên giảm dần nhưng vàng da tăng lên.

+ Gan to.

+ Trẻ em gan to hơn và có thể có lách to.

  1. Tình trạng chung:
  • Nhiệt độ (sốt nhẹ).
  • Nước tiểu sẫm màu, lượng nước tiểu / 24 giờ.
  • Ý thức, vận động: Có biểu hiện tiền hôn mê gan không ?
  • Dấu hiệu xuất huyết da, niêm mạc.
  • Xét nghiệm.

Yêu cầu dinh dưỡng: Có thể cho bệnh nhân ăn bằng đường miệng không?

Có kế hoạch chăm sóc thích hợp để thực hiện kịp thời, chính xác, đầy đủ các xét nghiệm cơ bản.

Nếu bệnh nhân hôn mê phải cho ăn qua ông thông dạ dày.

Lập kế hoạch chăm sóc

Bảo đảm thông khí.

Theo dõi tuần hoàn

Theo dõi các biến chứng.

Thực hiện các y lệnh của bác sĩ.

Chăm sóc các hệ thống cơ quan.

Nuôi dưỡng.

Giáo dục sức khoẻ.

Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Bảo đảm thông khí:

Đặt bệnh nhân nằm ngửa đầu nghiêng một bên.

Cho thở Oxy.

Theo dõi nhịp thỏ, tình trạng tăng tiết.

Đề phòng hít phải chất nôn, chất xuất tiết.

Tuỳ từng tình trạng bệnh nhân.

Theo dõi tuần hoàn:

Lấy mạch, huyết áp, nhiệt độ ngay khi tiếp nhận bệnh nhân.

Chuẩn bị dịch truyền, dụng cụ truyền dịch, thuốc nâng huyết áp (nếu cần để thực hiện y lệnh bác sĩ).

Theo dõi sát mạch, huyết áp 30phút/ 1 lần, 1 giò/ 1 lần, 3 giò/ 1 lần.

Theo dõi các biến chứng:

Viêm gan tối cấp.

Theo dõi màu sắc da, nốt xuất

Viêm gan mạn tính. huyết trên da.

Các biến chứng khác.

Theo dõi giấc ngủ.

Viêm cơ tim.

Viêm tuỵ.

Viêm tuỷ cắt ngang.

Liệt dây thần kinh ngoại biên.

Theo dõi mức độ vàng da, màu sắc phân, nước tiểu và lượng nước tiểu 24 giờ.

Thực hiện các y lệnh chính xác đầy đủ:

  • Thuốc: lợi gan, mật.
  • Các xét nghiệm máu:

+ Transaminase.

+ Bilirubin.

+ Thời gian prothrombin cho đến khi khỏi bệnh có HBsAg (+) kiểm tra định kỳ 1-2 tháng cho đến khi (-).

+ Xét nghiệm nước tiểu.

Chăm sóc các hệ thống cơ quan:

  • Chăm sóc bệnh nhân chán ăn, có nôn nhiều : Vệ sinh răng miệng.
  • Chăm sóc bệnh nhân có ngứa phải vệ sinh da: Tắm nước ấm, giữ cho da không loét.
  • Cho nằm phòng riêng, có phòng vệ sinh riêng. Dụng cụ tiêm chích nên dùng đồ nhựa và bỏ đi sau mỗi lần tiêm.
  • Tẩy uế các chất bài tiết: Nước tiểu, phân, dòm…
  • Nuôi dưỡng:

+ Hạn chế khẩu phần dinh dưỡng không cần thiết trong viêm gan virus cấp.

+ Giai đoạn có triệu chứng cho ăn nhiều lần, mỗi lần một ít.

+ Án nhiều đạm nhiều đường, . ít mỡ.

– Sáng cho ăn nhiều, chiều cho ăn ít.

+ Cần ăn trái cây tươi để cung cấp vitamin liều cao và đủ năng lượng như chuối.

+ Kiêng rượu 6 tháng.

– Vì gan bị tổn thương.

+ Viêm gan tối cấp có phù sử dụng thuốc lợi tiểu phải chú ý bổ sung kali, tốt nhất là sử dụng lợi tiểu giữ kali. Bệnh nhân nặng không ăn uống được phải nuôi dưỡng bằng dịch truyền ưu trương, đặc biệt các bệnh nhân bị nôn nhiều mất • nước hoặc bệnh nhân hôn mê phải cho ăn qua thông dạ dày.

– Vì rối loạn điện giải dễ đưa đến hôn mê gan.

Giáo dục sức khoẻ:

Ngay khi bệnh nhân mới vào, phải hướng dẫn nội quy khoa phòng cho bệnh nhân (nếu tỉnh) và thân nhân của bệnh nhân.

Thức ăn uống còn thừa phải đổ đi.

Các đồ dùng cá nhân phải được tiệt trùng trước khi dùng lại.

Thuốc có chuyển hoá ở gan không được sử dụng như: thuốc ngừa thai, erythromycin, tetracyclin, an thần.

Dặn thân nhân theo dõi bệnh nhân có dấu hiệu nặng: Phù nhanh, rối loạn nhịp độ giấc ngủ hoặc ngủ gà, lơ mơ tới mê, hơi thở bệnh nhân có mùi aceton, phải báo cáo bác sĩ ngay.

Xuất viện cho làm việc nhẹ đến khi xét nghiệm máu trở về bình thường.

– Giai đoạn tiền hôn mê gan còn có thể điều trị được, để bệnh nhân rơi vào hôn mê gan rất khó hy vọng.

Đánh giá

Ăn ngủ được nhưng mệt mỏi kéo dài.

Vàng da giảm dần.

Bệnh nhân không được điều trị tích cực và không khám lại theo lời dặn bác sỹ, các triệu chứng lâm sàng vẫn tồn tại, có rối loạn về sinh học sẽ dễ thành viêm gan mạn tính.

0/50 ratings
Bình luận đóng