Trẻ thường bị suy dinh dưỡng, viêm ruột.

Protid máu thấp.

Điện giải đồ thường ở mức thấp.

Mổ kéo dài thường trên 3 giờ.

CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN

Đêm hôm trước mổ cho an thần với trẻ lớn.

Lắp tất cả các phương tiện theo dõi trong quá trình mổ như: mạch, huyết áp, điện tim, Sp02, EtC02

Đặt sonde đái.

Chuẩn bị dụng cụ giống gây mê NKQ chung.

TIỀN MÊ

Trẻ < 1 tuổi có thể không tiền mê và đưa vào phòng mổ úp Mask với halothan hoăc sevofluran.

Trẻ lớn hơn có thể tiền mê với ketalar 3-5mg/kg hoặc midazolam 0,2mg/kg hoặc seduxen 0,2mg/kg.

Hoặc chỉ tiền mê với seduxen tĩnh mạch nếu trẻ hợp tác.

KHỞI MÊ VÀ DUY TRÌ MÊ

Cho bệnh nhân thở khí mê halothan 3-4% cho đến khi bệnh nhân mê và duy trì với nồng độ từ 0,75 – 1,5% trong suốt quá trình mổ.

  • Hoặc khởi mê bằng ketalar hoặc propofol hoặc thiopental với liều khởi mê và duy trì như gây mê nội khí quản chung.
  • Fentanil 5-7pg/kg liều đầu và tổng liều có thể từ 10-20pg/kg trong thời gian mổ (trung bình 3 giờ) vẫn đảm bảo cho bệnh nhân tự thở vào giai đoạn sau mổ và rút nội khí quản.
  • Giãn cơ verocunium 0,1mg/kg

Sau đó đặt NKQ.

  • Có thể gây tê qua khe cùng + NKQ để mổ.

Chú ý:

Vì mổ Megacolon là loại phẫu thuật kéo dài trung bình 3 giờ nên: cần duy trì tốt mức độ giãn cơ sau 45 phút hoặc 60 phút cho thêm 1/2 liều đầu. Đặc biệt thì tầng sinh môn nên cho thêm một liều giãn cơ bằng liều đầu và giảm đau tốt.

TRUYỀN DỊCH TRONG MỔ

  • Dung dịch natri clorua 9%0 truyền tốc độ 15-20ml/kg giờ đầu.

Những giờ sau 10ml/kg.

  • Có thể truyền dịch trong mổ theo:

+ Lượng dịch duy trì: 4ml/kg/giờ cho 10kg đầu trọng lượng cơ thể.

2ml/kg/giờ cho 10kg tiếp theo, 1ml/kg/giờ cho mỗi kg từ thứ 21 trở lên.

+ Lượng địch thiếu hụt = Lượng dịch duy trì X số giờ nhịn ăn trước mổ.

Ví dụ: Trẻ nặng 32 kg thì lượng dịch duy trì là:

(4 X 10) + (2 X 10) + (lml X 12) = 72ml/giờ.

Trẻ nhịn ăn 8 giờ thì lượng dịch thiếu hụt là: 72ml X 8 giờ = 576ml.

  • Số lượng dịch này được bù như sau:

1/2 lượng dịch thiếu hụt + dịch duy trì trong giờ đầu.

1/4 lượng dịch thiếu hụt + dịch duy trì trong giờ thứ hai.

1/4 lượng dịch thiếu hụt + dịch duy trì trong giờ thứ ba.

Có thể truyền plasma tươi nếu bệnh nhân có protid máu thấp.

SAU MỔ

  • Sau mổ bệnh nhân phải được theo dõi tại phòng hồi tỉnh (mạch, nhiệt độ, huyết áp, dẫn lưu).
  • Các tai biến trong và sau mổ giống như gây mê NKQ chung.
  • Làm lại các xét nghiệm: Hb, hematocrit, điện giải đồ.
  • Giảm đau sau mổ là cần thiết:

Morphin 0,1mg/kg/5 giờ (tiêm tĩnh mạch)

Hoặc có thể luồn catheter qua khe cùng và tiêm thuốc tê lidocain 3mg/kg + morphin 25pg/kg để giảm đau.

0/50 ratings
Bình luận đóng