Cao huyết áp là từ thường gọi căn bệnh huyết áp cao trong hệ thống tuần hoàn, thông thường là chỉ huyết áp động mạch tuần hoàn trong cơ thể tăng cao, là một triệu chứng lâm sàng chung thường gặp. Huyết áp động mạch trong một ngày có sự thay đổi rất lớn, khi trạng thái sinh lí không giống nhau, ví dụ như lúc nghỉ ngơi và vận động, lúc bình tâm và bị kích động, lúc no và đói, lúc sáng và tối, chỉ số huyết áp thường có sự thay đổi nhất định. Huyết áp ở mức cao thì tỉ lệ mắc các bệnh vành tim, biến chứng của động mạch thận và xuất huyết não cũng cao hơn. Có thể thấy rằng, giữa huyết áp động mạch và hậu quả của nó có mối quan hệ nhất định với nhau.
Làm thế nào để biết được mức độ của chứng cao huyết áp? Thấp ở mức 18,7/12 kPa (140/90 mm Hg) là bình thường, cao ở mức 21,3/12,7 kPa (160/95 mm Hg) là cao huyết áp. Đây là mức tiêu chuẩn chuẩn đoán về cao huyết áp của tổ chức Y tế thế giới. Hiện nay, tiêu chuẩn bình thường là được sự khẳng định từ quá trình phân tích so sánh của sự phân bố huyết áp ở những người cao huyết áp với sự phân bố ở những người bình thường. Giới hạn ở mức bình thường đã đạt được này hợp lí hơn nhiều so với các phương pháp khác.
Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh
Trà phổ nhĩ có thể làm giảm lượng cholesterol, chất triglyceride và axit fatty tự do, tăng lượng bài tiết chất cholesterol qua đường tiểu tiện và đại tiện, cũng có thể khống chế đôi chút thành phần cholesterol có trong gan, đồng thời có tác dụng phòng chống bệnh về huyết quản tim.
Các loại trà nên sử dụng
– Trà lá dâu khổ đinh
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Trà khổ đinh, hoa cúc, lá dâu, rễ cỏ gianh trắng.
Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, bình gan. Dùng cho những người bị cao huyết áp, đau bụng, đau đầu.
Chú ý: Đông y cho rằng, cỏ gianh trắng có vị ngọt và mát, quy phổi, dạ dày, bàng quan. Có tác dụng mát máu cầm máu, thanh nhiệt lợi thấp, tăng cường sinh lực, chữa khát.
– Trà kí sinh dâu
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Kí sinh dâu, lá trà mỗi loại 10 gam. Đổ nước sôi vào uống như trà.
Công dụng chữa trị: Chữa bệnh cao huyết áp, đau xương phong thấp.
Chú ý: Kí sinh dâu có vị đắng, ngọt dịu, quy gan, lọc thận. Đây là loại thuốc trung tính không nóng không lạnh, chữa phong thấp, bổ gan thận, cũng có tác dụng dưỡng huyết ích âm.
– Trà hoạt huyết
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hồng hoa 5 gam, đàn hương 5 gam, trà xanh 1 gam, đường đen 25 gam. Đổ nước vào đun.
Công dụng chữa trị: Phòng tránh bệnh xuất huyết não, cao huyết áp.
Chú ý: Hồng hoa còn gọi là hoa nam hồng, hoa thảo hồng. Phương thuốc này có vị cay nóng, nhập gan, tim, có tác dụng hoạt huyết thông mạch, chữa tắc giảm đau.
– Trà hoa cúc hoa hồng long đảm
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hoa cúc 6 gam, hoa hồng 6 gam, cỏ long đảm 10 gam, trà xanh 6 gam. Đổ nước sôi vào bốn vị thuốc trên, uống nhiều như trà, mỗi ngày uống một thang.
Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt mát máu, kiện tì hạ áp.
Chú ý: Hoa cúc có hàm lượng chất dầu, trong dầu là long não, dầu cúc… Ngoài ra, nó còn chứa hàm lượng vitamin A, vitamin B1, axit amino…
Đổ nước sôi vào hoa cúc hoặc đun lên, nó có tác dụng kháng khuẩn nhất định đối với khuẩn cầu chuỗi màu vàng, khuẩn que gây ra nhiều loại bệnh và các loại nấm da; khi ở nồng độ cao, nó còn có tác dụng khống chế đối với virus gậy cúm PR 3 và khuẩn xoắn. Chất thuốc chứa trong hoa cúc còn có thể làm giãn động mạch vành, tăng lưu lượng máu chảy vào vành tim, có tác dụng làm giảm lượng oxi hao phí ở tim và làm giảm huyết áp, ngoài ra còn có chức năng khống chế sự lưu thông của mao mạch huyết quản để từ đó có thể chống viêm. Thuốc cao hoa cúc có thể thông vị, có tác dụng giải nhiệt.
– Trà giảm huyết áp hoa hồng hoa cúc
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Trà xanh, hoa cúc, hoa hồng mỗi loại 3 gam. Đổ nước sôi vào, uống hàng ngày.
Công dụng chữa trị: Có tác dụng cải thiện mao mạch huyết quản, phòng trừ sự dễ vỡ của mao mạch huyết quản, tính thẩm thấu cao mà dẫn tới xuất huyết. Có thể giảm huyết áp, có tác dụng đối với người bị cao huyết áp, có tác dụng phòng tránh chứng xuất huyết.
Chú ý: Thường xuyên dùng loại trà này, có thể bình gan giải gió, sáng mắt giảm nhiệt, có công dụng rất tốt trong việc phòng trừ bệnh cao huyết áp.
– Trà hoa tam thất
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hoa tam thất 30 gam (hoa tam thất thường nở từ tháng sáu đến tháng tám, sau khi hái thì phơi khô, cắt nhỏ, cho vào bình sứ). Mỗi ngày lấy ra 3 gam hoa tam thất, đổ nước sôi vào. Uống thay trà.
Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt sáng mắt, bình gan hạ huyết áp.
Chú ý: Phương trà này dùng để chữa với những người bị cao huyết áp, hoa mắt chóng mặt, ù tai, viêm họng cấp tính v.v…
– Trà lá sen
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lá sen tươi rửa sạch cắt nhỏ, cho một lượng nước thích hợp vào, đun sôi để nguội uống thay trà.
Công dụng chữa trị: Thuốc nước và thuốc cao từ lá sen có tác dụng làm giãn huyết quản, thanh nhiệt giải độc và hạ huyết áp.
Chú ý: Lá sen còn là một vị thuốc giúp giảm béo.
– Trà củ sắn dây
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Đem củ sắn dây rửa sạch cắt thành từng miếng mỏng, mỗi ngày dùng 30 gam, cho nước vào đun sôi lên sau đó uống như trà.
Công dụng chữa trị: Thường xuyên uống trà làm từ củ sắn dây sẽ có tác dụng rõ rệt trong việc chữa trị bệnh cao huyết áp.
Chú ý: Củ sắn dây còn có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu lên não, có tác dụng khá tốt đối với các chứng đau đầu, chóng mặt, ù tai và đau mỏi lưng do bệnh cao huyết áp gây ra.
– Trà hạt quyết minh
Phương pháp chữa bệnh bằng trà: Mỗi ngày dùng khoảng 15-20 gam hạt quyết minh, đổ nước sôi vào uống như trà.
Công dụng chữa trị: Có tác dụng giảm huyết áp, giảm lượng mỡ trong máu, lọc gan sáng mắt v.v…
Chú ý: Thường xuyên uống trà làm từ hạt quyết minh sẽ có tác dụng trong việc điều trị bệnh cao huyết áp, là một loại thuốc chữa cao huyết áp, hoa mắt chóng mặt, thị giác kém.
– Trà kí sinh dâu
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy 15 gam kí sinh dâu khô, đun lên trong 15 phút là có thể dùng, mỗi ngày vào mỗi sáng và tối uống một lần.
Công dụng chữa trị: Kí sinh dâu là loại thuốc bổ thận, bổ huyết.
Chú ý: Đông y cho rằng, trà kí sinh dâu là loại nước uống thay trà, có công dụng rõ rệt trong việc chữa bệnh cao huyết áp.
– Trà râu ngô
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Râu ngô mỗi ngày dùng 25-30 gam, mỗi ngày uống vài lần.
Công dụng chữa trị: Có tác dụng chữa tả, hạ huyết áp, lợi niệu, dưỡng vị.
Chú ý: Râu ngô có tác dụng rất tốt trong việc lợi niệu giảm huyết áp, khi có biểu hiện lâm sàng dùng râu ngô sẽ có tác dụng rõ rệt trong việc chữa bệnh phù và cao huyết áp do chứng viêm thận gây ra.
Những điều cần ghi nhớ
Chúng ta đều biết cao huyết áp là một loại bệnh của phương thức sinh hoạt, không một loại vacxin nào có thể phòng tránh được bệnh cao huyết áp. Phương pháp sinh hoạt lành mạnh chính là cách phòng tránh tốt nhất. Tổ chức Y tế thế giới đã sớm chỉ ra rằng, cao huyết áp gồm cả chứng huyết quản tim não, hoàn toàn có thể thông qua cách sinh hoạt văn minh, lành mạnh để tăng tính phòng bệnh, hơn nữa còn nên phòng bệnh ngay từ khi còn trẻ. Vì sự phát sinh của những loại bệnh này là bắt đầu hình thành từ thời kì chúng ta còn trẻ, trong một thời gian dài ẩn bệnh, đến tuổi trung niên triệu chứng của bệnh mới dần dần bị phát tác.
Phải phòng trừ bệnh từ sớm, ngay từ khi phát hiện ra chứng cao huyết áp, điều mấu chốt là mọi người đều phải biết về cách phòng tránh bệnh, mọi người đều có thể tự bảo vệ được sức khỏe của mình. Trong bốn nền tảng lớn của tuyên ngôn Victoria nổi tiếng – “ăn uống hợp lí, vận động vừa phải, cai thuốc ít rượu, tâm lí bình ổn” (cũng là cách sinh hoạt lành mạnh), đã thông qua thực tiễn để chứng minh được đây là một phương pháp đầy hiệu quả. Có nghiên cứu đã chứng minh cách sinh hoạt lành mạnh này có thể làm tỉ lệ mắc bệnh cao huyết áp giảm xuống 55%, có thể thấy rằng tác dụng của việc làm giảm tỉ lệ mắc bệnh cao huyết áp là rất dễ.
Có chuyên gia đã đưa ra “ba kỉ luật lớn, bốn chú ý lớn” để phòng tránh bệnh đau tim, cao huyết áp. Ba kỉ luật lớn là: Thứ nhất, sinh hoạt điều độ; thứ hai, ăn uống khoa học; thứ ba, sinh hoạt văn hóa thường xuyên.
Bốn chú ý lớn là: Một là duy trì huyết áp ở mức bình thường; hai là duy trì trọng lượng cơ thể ở mức bình thường; ba là duy trì lượng mỡ trong máu ở mức bình thường; bốn là ăn uống điều độ; năm là cai thuốc, hạn chế uống rượu, ăn ít muối; sáu là duy trì việc tập thể dục ở mức thích hợp; bảy là giữ ổn định trạng thái tâm lí cũng như tinh thần; tám là có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của mình. Những điều này rất có ý nghĩa và có ảnh hưởng sâu rộng đến việc phòng tránh bệnh cao huyết áp của chúng ta.