Người cao tuổi thường rất dễ bị đột tử do tai biến của các bệnh tim mạch như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Hàng năm có khoảng 12 triệu người bị đột tử trên toàn thế giới.

12 điều cần ghi nhớ để phòng đột tử ở người lớn tuổi

Theo Quang Minh Nhật báo: Ông Kichi Shoshifu, phó giám đốc bệnh viện Taikyo (Nhật Bản) – qua nghiên cứu đã đúc rút 12 điều cần ghi nhớ để phòng đột tử ở người lớn tuổi:

  1. Nên định kỳ kiểm tra sức khoẻ.
  2. Nếu thấy tim đập khác thường, cần được khám bệnh và điều trị ngay.
  3. Hàng ngày sinh hoạt điều độ, đảm bảo thời gian ngủ, làm việc và ăn uống điều độ.
  4. Cần chú ý ăn cân đối 3 chất: Đạm – Đường – Mỡ và uống đủ nước.
  5. Ăn ít muối.
  6. Không dùng sức lực và trí lực quá sức.
  7. Tránh căng thẳng thần kinh quá mức.
  8. Thấy mệt nên nghỉ ngơi. Nếu cần nên ngủ một lúc.
  9. Chú ý vận động đúng mức, nên tránh các động tác cử động đột ngột và lười vận động.
  10. Tận dụng thời gian để thư giãn tinh thần và thể xác.
  11. Không để cơ thể quá béo.
  12. Không hút thuốc lá, hạn chế uống bia rượu.

    Hãy bỏ thuốc lá khi có thể
    Hãy bỏ thuốc lá khi có thể

Nếp sống dưỡng sinh ngay từ buổi sáng

Người cao tuổi có nhiều thay đổi về tâm sinh lý. Khả năng thích nghi với các yếu tố của môi trường giảm. Sức đề kháng của cơ thể giảm. Người già thường yếu sức, mắc nhiều bệnh mạn tính kết hợp như tim mạch, bệnh phổi…

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, pha ngủ – thức là hai pha ức chế và hưng phấn. Khi mới thức giấc, cơ thể đang trong trạng thái ức chế cần phải có thời gian chuyển tiếp tạo điều kiện cho cơ thể thích nghi với giai đoạn hưng phấn. Buổi sáng khi vừa ngủ dậy thường có phản ứng vùng ngay dậy, đặc biệt là mùa rét lại càng nguy hiểm có thể dẫn đến nhiều tai biến nghiêm trọng.Điều trị những trường hợp tăng huyết áp đặc biệt

Để hạn chế các tai biến có thể xảy ra, bạn nên tuân thủ một số điều sau:

Ngay khi tỉnh giấc, không nên vùng ngay dậy.

Nên nằm yên tại giường ít nhất 3 – 5 phút cho tỉnh táo, từ từ vén chăn tránh để bị lạnh đột ngột.

Thở bụng: hít vào sâu, thở ra từ từ.

Không nên ra ngoài trời ngay, đặc biệt là mùa rét, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột rất dễ gây ra tai biến.

Cần tránh nơi có gió lùa… dễ gây tai biến cho người bệnh.

Thực hiện một số động tác theo thứ tự sau:

  1. Từ từ ngồi dậy, thực hiện một số động tác xoa vuốt mặt, gáy, cổ, đầu, ngực sau đó đến các chi, bụng và lưng hông.
  2. Có thể xoa xát vành tai cả hai bên nhằm mục đích kích thích các cơ quan trong cơ thể.
  3. Chuyển sang tư thế nằm ngửa, thở bụng sâu, tiếp đó từ từ nâng dần hai chân vuông góc với thân mình. Từ từ hạ cả hai chân xuống giường đồng thời làm đà ngồi dậy. Lặp lại động tác này vài lần.
  4. Nằm ngửa, đầu nhìn thẳng. Tiếp đó, tay trái từ từ đưa sang phải, chân phải nâng cao tạo với mặt giường một góc 45°, từ từ nghiêng chân sang bên trái, đầu và thân mình quay sang phải. Lặp lại động tác này ở chân đôi diện.
  5. Nằm ngửa, cố gắng ưỡn cong mình tối đa, lấy đỉnh đầu và hai gót chân làm điểm tựa. Lặp lại 1 – 2 lần.
  6. Tĩnh tâm thư giãn trong vài phút, sau đó mới từ từ đứng dậy tập thể dục buổi sáng.
  7. Sau khi tập thể dục buổi sáng 10 – 15 phút, nên tắm bằng nước nóng ấm, kể cả mùa hè cũng không nên tắm nước lạnh.
  8. Nên tránh nhúng chân tay, gội đầu bằng nước lạnh, nếu không có thể gây phản xạ co thắt mạch máu não gây tai biến mạch máu não dẫn đến tử vong.

Bạn hãy lắng nghe lời khuyên của thầy thuốc

Tăng huyết áp là một căn bệnh phải chữa cả đời, nhưng không một bệnh nhân nào có thể nằm điều trị cả đời tại bệnh viện, vì đó là một điều không bao giờ có được.

Thông thường, người bệnh có thể được theo dõi và điều trị ngoại trú. Tốt hơn cả là mỗi người bệnh tăng huyết áp hãy nên tìm chọn cho mình một bác sĩ thường xuyên theo dõi giúp đỡ trong quá trình điều trị, dù có thế chỉ giới hạn ở việc giúp bạn tư vấn khi có khó khăn với một phương tiện sẵn có là qua điện thoại.

Điều trị bệnh tăng huyết áp cho người lớn tuổi cần lưu ý
Điều trị bệnh tăng huyết áp cho người lớn tuổi cần lưu ý

Người bệnh có rất nhiều lý do để cần được tư vấn. Thuốc men, ăn uống, sinh hoạt… với muôn vàn câu hỏi thông thường mà bạn có thể được thầy thuốc giúp đõ kịp thời mà không phải đến bệnh viện, nơi mà thầy thuốc với muôn vàn lý do bận rộn có thể không dễ dành chút thời gian để giải thích cặn kẽ cho bạn các biện pháp phòng ngừa và điều trị ngoài một đơn thuốc với đặc thù mà ngay cả thầy thuốc đôi khi cũng khó mà “dịch” được một cách chính xác.

Đừng bỏ lỡ cơ hội tiếp cận với thầy thuốc. Đôi khi, thầy thuốc ở cơ quan, đơn vị lại là người có nhiều thời gian để giúp bạn những thông tin cần thiết trong phòng và điều trị căn bệnh tim mạch mà bạn đang mắc phải. Những kiến thức y học dự phòng chắc chắn sẽ nâng cao hiểu biết của bạn, giúp bạn vượt qua khó khăn.

Một nghiên cứu của Trung tâm Y tế Shart Healthcare ở bang California (Mỹ) tiến hành trên 358 bệnh nhân tim mạch điều trị ngoại trú trong thời gian 6 tháng. Số bệnh nhân này được chia thành 2 nhóm: một nhóm được theo dõi điều trị liên tục, một nhóm chỉ được phát tài liệu hướng dẫn điều trị và điều quan trọng hơn là họ thường xuyên được thầy thuốc tư vấn bằng điện thoại trung bình 17 lần và kiểm tra sức khoẻ trong suốt thời gian này.

Kết quả của nghiên cứu cho hay: Nhóm bệnh nhân được tư vấn có tỷ lệ nhập viện trở lại thấp hơn nhóm kia tới 36%. Ngay trong số bệnh nhân phải nhập viện điều trị, nhóm được tư vấn cũng có thời gian lưu lại bệnh viện thấp hơn 45%. Rõ ràng, chi phí điều trị cho nhóm bệnh nhân này chắc chắn cũng được giảm thấp một cách đáng kể. Theo tính toán, mỗi người có thể tiết kiệm được 1.000 USD trong quá trình điều trị nếu được tư vấn của thầy thuốc qua điện thoại.

Theo tạp chí Science tháng 9 năm 2001: Giáo sư Boulware thuộc Viện Y học John Hopkins (Mỹ) đã tiến hành 15 nghiên cứu trên 4.000 bệnh nhân. Những bệnh nhân này được chia thành hai nhóm: Một nhóm chỉ cho dùng thuốc. Nhóm thứ hai không những được dùng thuốc mà bệnh nhân còn được tham gia một chương trình giáo dục về tăng huyết áp do các chuyên gia về y tế tổ chức 2 tuần một lần trong thời gian đầu và sau đó mỗi quý chỉ cần một lần.

Người ta nhận thấy rằng việc kết hợp giữa điều trị và tư vấn cho bệnh nhân đã đem lại kết quả khả quan hơn trong việc điều trị bệnh tăng huyết áp: Nhóm bệnh nhân thứ hai có kết quả huyết áp ổn định hơn nhiều so với nhóm đầu.

Trong y học, người ta thường nói “Không có bệnh mà chỉ có những người bệnh”. Con người không chỉ là thực thể sinh học mà còn là một thực thể xã hội, do vậy, cùng một căn bệnh nhưng mỗi người có thể có cách điều trị riêng. Cổ nhân cho rằng “Lương y như lương tướng” hàm ý coi chữa bệnh cũng như đánh trận vậy. Nó cũng có chiến lược, chiến thuật sao cho phù hợp với từng con người cụ thể. Điều đó chỉ có thầy thuốc thường xuyên theo dõi cho bạn mới có thể hiểu được bạn một cách cặn kẽ. Do vậy mới có thể đưa ra một phương pháp điều trị có hiệu quả hơn cho bạn.

0/50 ratings
Bình luận đóng