Năm 1882, các nhà khoa học Đức đã phát hiện ra nhánh khuẩn bacillus gây lao (gọi tắt là khuẩn lao), đồng thời khẳng định khuẩn lao là nguyên nhân gây bệnh duy nhất của bệnh lao. Sau khi nhiễm phải khuẩn lao chắc chắn người ta sẽ mắc bệnh lao, khi mắc phải sự truyền nhiễm của khuẩn lao hoặc sức kháng thể của cơ thể giảm, bệnh lao sẽ bị nặng hơn. Các cơ quan nội tạng của cơ thể đều có thể bị nhiễm bệnh do sự truyền nhiễm của khuẩn lao gây nên, nhưng bệnh lao phổi là căn bệnh dễ thấy nhất, chiếm hơn 80% trong các bệnh lao của cơ quan nội tạng.
Triệu chứng điển hình của bệnh lao phổi là thân nhiệt thấp, người yếu, đổ mồ hôi trộm, ăn ít, ho, ra đờm nhiều, khạc ra máu, về lí thuyết là rất khó chẩn đoán. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chế độ dinh dưỡng của con người đã được cải thiện, thể chất được tăng lên, những loại thuốc chống lao đã được ứng dụng rộng rãi, sau khi mắc bệnh lao phổi, những triệu chứng lâm sàng không còn ở dạng điển hình. Đặc biệt là tại những nơi truyền nhiễm nhẹ về sự giới hạn, cùng với sự tăng lên của hiện tượng vôi hóa ở người già trong quá trình điều trị bệnh lao phổi, sau khi lây nhiễm sẽ bị cảm nhiều lần, có biểu hiện ho, dễ tạo ra lậu chẩn.
Mục lục
Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh
Hoa cúc thân nhẹ, dễ nổi, thanh nhiệt làm mát, thường dùng để phân tán phong nhiệt, hoặc người nóng, chất độc nóng lưu trong phổi, đau đầu, ho, thường dùng cùng với lá dâu, liên kiều, bạc hà, cát cánh, uống như trà lá dâu hoa cúc.
Các loại trà nên sử dụng
– Trà mật ong ngọc lan
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hoa ngọc lan 3-5 gam, mật ong 25 gam, trà xanh 0,5-1 gam. Cho hoa ngọc lan, trà xanh vào nước sôi để trong năm phút, khi còn nóng cho thêm mật ong vào trộn đều là có thể dùng được. Mỗi ngày uống một thang, chia làm ba lần uống.
Công dụng chữa trị: Chữa viêm, tiêu đờm.
Chú ý: Phương trà này dùng cho những người bị lao phổi, viêm phế quản mãn tính.
– Trà lười tươi ô liu
Phương pháp chữa bệnh bằng trà: Quả lười tươi 9-10 gam, ô liu 5 gam, mật ong 25 gam, trà xanh 1-1,5 gam. Đổ nước sôi vào quả lười ươi, ô liu để trong năm phút rồi chắt bỏ cặn, khi còn nóng cho thêm trà xanh, mật ong vào trộn đều là có thể dùng được. Mỗi ngày uống một thang, chia làm ba lần uống.
Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, giải độc, trơn họng, lợi âm.
Chú ý: Phương trà này dùng cho những người bị viêm họng mãn tính, phổi nóng, ho.
– Trà lá hồng
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lá hồng, trà xanh một lượng vừa đủ. Trước tiên lá hồng đem rửa sạch, lá hồng tốt nhất nên ngắt vào mùa thu, nghiền thành bột, cho vào ấm sứ. Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần lấy ra 6 gam bột, cho vào cùng lá trà rồi đun lên, đợi nguội mới uống.
Công dụng chữa trị: Làm mát máu, cầm máu.
Chú ý: Phương trà này dùng với người bị lao phổi, giãn khí quản do ho, đờm trong máu, xuất huyết dạ dày và các dạng xuất huyết như tiểu tiện ra máu, xuất huyết tử cung, ban xuất huyết.
– Trà táo sen
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Tiểu mạch 200 gam, táo to 30 gam, hạt sen 25 gam, trà xanh 1 gam. Bỏ những hạt tiểu mạch nổi ra ngoài, cho nước vào nấu tiểu mạch cho chín, khi nước đang sôi cho trà xanh vào trộn đều là có thể dùng được. Mỗi ngày uống một thang, chia làm 3-4 lần uống.
Công dụng chữa trị: Kiện vị, dưỡng tinh.
Chú ý: Phương trà này dùng với những người bị lao phổi. Công dụng của thuốc trong hạt tiểu mạch nổi là ngăn mồ hôi.
– Trà ốc tuyết
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Sơn dược tươi 45 gam, hạt ninh khuông (giã nát) 12 gam, bánh hồng ngâm 18 gam. Trước tiên đem sơn dược, hạt ninh khuông nấu lên, chắt bỏ cặn, cho thêm bánh hồng ngâm vào nước trên là có thể dùng được. Uống tùy lúc.
Công dụng chữa trị: Bổ tì nhuận phổi.
Chú ý: Phương trà này chủ trị âm khí phổi tì không đủ dẫn tới hư nhiệt, hơi thở ngắn, ít nói, tiếp nhận kém, cơ thể gầy yếu, ho do lao phổi. Sơn dược, cam bình, ích khí dưỡng âm, bổ tì, thận, phổi, có thể bổ cả khí tì, ích âm tì, lại có thể bổ khí phổi, ích âm phổi. Hạt ninh khuông (còn có tên gọi khác là hạt thiên lực) có chức năng thanh nhiệt lợi họng, còn có chức năng khống chế sự sinh trưởng của khuẩn cầu chuỗi màu vàng. Bánh hồng ngâm, vị ngọt và mát, có chức năng thanh nhiệt nhuận phổi, chữa ho tiêu đờm. Trong cuốn “Bản thảo cương mục” có nói về bánh hồng ngâm: “Có công dụng bổ máu, tì, phổi, vị ngọt giúp hòa khí, vị chát nhưng dễ hấp thụ, kiện tì bổ dạ dày, chữa ho.” Còn nói thêm: “Hồng ngâm, nước hồng ép rất có tác dụng đối với các bệnh về phổi.” Kết hợp ba loại thuốc, đều có chức năng bổ tì nhuận phổi, thanh nhiệt, chữa ho, tiêu đờm. Khi chữa được âm khí ở tì và phổi sẽ có tác dụng hơn để chữa ho lao.
Phương pháp chữa bệnh bằng bánh hồng ngâm: Chỉ lấy những hạt hồng chín, cắt bỏ lớp vỏ ngoài, phơi cả ngày và qua đêm sương, sau một tháng thì gói kín vào đồ cói, khoảng một tháng sau sẽ thành bánh hồng ngâm, mặt ngoài có màu trắng như phấn, dùng chổi quét lớp ngoài là thành hồng ngâm. Bỏ hồng ngâm vào nồi đun cho nóng chảy đến khi thành dạng mật, đổ vào khuôn có hình dáng đặc biệt, phơi khô, khi phơi khô xong thì gọi là bánh hồng ngâm. Nên phơi khô ngoài ánh nắng mặt trời để tránh chảy nước.
– Trà chữa lao
Phương pháp chữa bệnh bằng trà: Vỏ địa cốt 9 gam, sài hồ 6 gam, cam thảo tươi 3 gam. Những loại thuốc trên đem nghiền thành bột, cho vào bình giữ nhiệt, đổ nước sôi vào, đậy nắp lại để trong 15 phút, uống nhiều như trà. Mỗi ngày uống một thang, khi hết nóng thì không uống nữa.
Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt mát máu, chữa lao nhiệt.
Chú ý: Phương trà này chủ trị chữa lao phổi, điều trị chứng tăng nhiệt và giảm nhiệt. Người bị cảm phong hàn, trúng gió độc không nên dùng. Vỏ địa cốt cũng giống như hạt khởi kỉ, vị ngọt mát, có tác dụng thanh nhiệt mát máu, chủ trị đổ mồ hôi trộm, tăng nhiệt hư lao, phổi nóng do ho, nôn ra máu, chảy máu cam, chữa khát, cao huyết áp. Các thí nghiệm về dược lí đã chứng minh, phương thuốc này có tác dụng rất tốt trong việc thanh nhiệt và làm mát máu, có tác dụng giải nhiệt yếu hơn aminopyrine, nhưng lại tương đương với các loại thuốc giải nhiệt khác. Nó còn có tác dụng giảm huyết áp, giảm lượng đường trong máu. Sài hồ cũng giống như rễ cây cẩm chướng, vị ngọt và đắng, mát, có thể làm mát phổi, tì, vị, thận, có chức năng làm mát máu. Vì nó có tính năng giải độc nên có chức năng làm giảm nhiệt do lao. Phương thuốc trên cộng thêm một lượng nhỏ cam thảo có thể giải nhiệt và điều dưỡng. Dùng kết hợp ba loại thuốc trên, có tác dụng rất tốt đối với hiện tượng phát nhiệt do lao.
– Trà lá công lao
Phương pháp chữa bệnh bằng trà: Lá công lao còn tươi và non 60 gam. Trước tiên đem loại lá trên rửa sạch, để ráo nước, cho vào bình giữ nhiệt, đổ nước sôi chiếm nửa bình, đậy nắp lại trong 10 phút, uống thay trà. Uống hết trong một ngày nhưng chia làm nhiều lần uống, không uống cặn.
Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt từ âm.
Chú ý: Phương trà này chủ trị hiện tượng tăng nhiệt do lao, ho ra máu. Lá công lao, còn có tên gọi khác là lá hoàng thiên trúc, thổ hoàng bách, kích hoàng bách, kích hoàng kim (tiếng Tứ Xuyên), mộc hoàng liên. Sự phân biệt giữa các nơi ở Trung Quốc là khá nhiều, có thể mua được quanh năm. Phương thuốc này tốt nhất là dùng khi còn tươi. Nó có vị đắng mát, có chức năng thanh nhiệt từ âm, có thể chữa bệnh lao phổi. Lá công lao có chứa hàm lượng chất palmatisine, jatrorrhizine và magnolorine có khả năng tiêu diệt khuẩn cầu chuỗi màu vàng, khuẩn que gây thương hàn. Khi dùng phương trà này sẽ tăng khả năng kháng lao trong quá trình điều trị.
– Trà bách bộ
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Bách bộ, đường đen mỗi loại 20 gam. Đem bách bộ nghiền thành bột, đổ nước sôi vào để trong 20 phút, cho đường đen vào, uống thay trà.
Công dụng chữa trị: Chữa ho nhuận phổi.
Chú ý: Phương trà này chủ trị đối với những người bị ho kéo dài, ho ban ngày, ho do lao phổi. Bách bộ còn có tên gọi khác là thuốc dược sắt. Nên ngắt trước khi cây nẩy mầm vào mùa xuân và trước khi chồi héo vào mùa thu, rửa sạch hết đất, bỏ rễ, đổ nước sôi vào đun hoặc hấp cách thủy cho đến khi cây chuyển thành màu trắng, phơi khô, cắt thành đoạn, ăn sống hoặc nướng lên. Nó có vị ngọt dịu, đắng, có thể chữa ho nhuận phổi, người bị ho dữ dội, ho trong thời gian dài đều có thể dùng. Theo cuốn “Dược tính luận” có ghi: “Chữa nóng phổi, thượng khí, ho, chủ nhuận ích phổi”. Nghiên cứu về dược lí đã chỉ ra rằng, trong bách bộ có chứa hàm lượng chất stemonine, stemonidine, protostemonine, có tác dụng chữa ho rõ rệt, có thể giảm cường độ của hệ hô hấp trung ương, có tác dụng tiêu diệt nhiều loại kí sinh trùng trong cơ thể. Có tác dụng khống chế khuẩn que gây lao, khuẩn que gây bạch hầu, khuẩn cầu chuỗi, khuẩn cầu gây viêm phổi, khuẩn que gây mủ và các loại nấm trên da. Ngoài ra, bách bộ còn có thể dùng để chữa sởi, viêm da, bệnh acpet mảng tròn, muỗi đốt, lấy cây vẫn còn tươi rồi trà sát lên phần bị bệnh.
Những điều cần ghi nhớ
Để đề phòng bệnh lao phổi, nên làm được mấy điểm dưới đây:
Tích cực giáo dục về vệ sinh thân thể, làm cho thanh niên hiểu được cách thức truyền nhiễm và sự nguy hiểm của bệnh lao phổi. Giáo dục tốt thói quen vệ sinh sạch sẽ là không được khạc nhổ đờm bừa bãi. Đờm của người bị lao phổi phải bị đốt hoặc tiêu hủy.
Phải kiểm tra sức khỏe định kì đối với thanh thiếu niên, phát hiện sớm, cách li sớm, điều trị sớm. Ngoài ra, còn cần kịp thời cho trẻ sơ sinh tiêm vacxin phòng lao để cơ thể sinh ra khả năng miễn dịch, giảm sự phát sinh bệnh lao phổi.
Khi phát hiện các triệu chứng thân nhiệt thấp, đổ mồ hôi trộm, ho khan, có máu trong đờm, người mệt mỏi, ăn ít, kém ăn v.v… cần kịp thời đến bệnh viện khám. Sau khi đã xác nhận là bệnh lao phổi cần lập tức tiến hành chữa bệnh, đồng thời phải tăng cường chế độ dinh dưỡng nhằm nâng cao thể chất. Chỉ cần phát hiện kịp thời, chữa trị triệt để thì bệnh lao phổi hoàn toàn có thể chữa khỏi.
Người bị bệnh lao phổi khi ở nhà cần tiến hành cách li. Cách li là biện pháp khống chế sự truyền nhiễm cho người khác. Người bị lao phổi là căn nguyên của các bệnh lao khác. Vì vậy nên bố trí người bệnh vào một không gian riêng biệt, chất thải và đồ dùng của người bệnh đều phải để riêng biệt khỏi người khỏe mạnh.
Các biện pháp cụ thể là:
Tốt nhất là đưa người bệnh ở phòng có không khí lưu thông, đầy đủ ánh sáng, Nếu không có điều kiện, người bệnh có thể ngủ tại một chiếc giường riêng, chú ý thường xuyên mở cửa sổ để lấy gió.
Quần áo chăn màn người bệnh nên thường xuyên phơi ra ánh nắng để tiêu độc, sau khi bệnh được chữa khỏi, phòng phải được tiến hành tiêu độc triệt để. Có thể dùng cách đốt hoặc dùng 1-2 thìa giấm mỗi mét vuông cho vào lò rồi xông khói, lại lấy 3% bột tẩy trắng rửa sạch hoặc 3% nước lyzon phun lên khắp nhà và sàn, đóng cửa chính và cửa sổ từ 1-2 giờ.
Người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác, không được đi đến nơi công cộng.
Đồ ăn, dịch đờm, những thứ mà người bệnh nôn phải được tiêu độc, đặc biệt chú ý dịch đờm của người bệnh phải khạc ra giấy hoặc khạc vào ống nhổ, tiến hành đốt hoặc tiêu độc xong mới được vất đi.
Biện pháp cách li tốt nhất đối với người bị lao phổi là vào nơi cách li của bệnh viện chuyên khoa lao phổi, giảm khả năng truyền nhiễm với người trong ngành cũng như với người khác, có lợi cho gia đình và xã hội.