Mục lục

  • CAMPYLOBACTER PYLORI (bệnh do Campylobacter)
  • CLOSTRIDIUM DIFFICILE: xem vi khuẩn này
  • ENTAMOEBA HISTOLYTICA, xem: bệnh amip.
  • ESCHERICHIA COLI XÂM HẠI RUỘT
  • BỆNH DO SALMONELLA KHÔNG PHẢI THƯƠNG HÀN, xem: viêm dạ dày-ruột do Salmonella ở phần bên dưới.
  • BỆNH DO SHIGELLA, xem: bệnh lỵ trực khuẩn
  • VIBRIO PARAHAEMOLYTICA (Phẩy khuẩn cận tan huyết)
  • YERSINIA ENTEROCOLITICA
  • NHỮNG TRƯỜNG HỢP VIÊM DẠ DÀY-RUỘT KHÁC

CAMPYLOBACTER PYLORI (bệnh do Campylobacter)

Dịch tễ học

Người ta tìm thấy Campylobacter trong 5-10% ’số trường hợp viêm dạ dày-ruột. Theo tần suất giảm dần, thì những giống gây bệnh sắp xếp theo thứ tự sau: Campylobacter jejuni, c. coli, c. fetus. Bệnh xảy ra ở khắp mọi nơi trên thế giới. Campylobacter là một trực khuẩn Gram âm, hình dấu phảy, rất di động, gây bệnh ở gia súc (là nguyên nhân sẩy thai ở gia súc) và có thể được lây truyền sang người theo đường miệng, vì ăn phải thực phẩm lẫn phân gia súc, chủ yếu là uống sữa không được diệt khuẩn bằng phương pháp Pasteur, uống nước bị ô nhiễm hoặc ăn thịt chưa nấu chín.

Thời kỳ ủ bệnh: 2-10 ngày.

Triệu chứng

Bệnh khỏi phát dữ dội với ỉa chảy nhiều, phân lỏng có mủ và đôi khi lẫn máu, đau mót đại tiện, đau bụng, đau cơ, sốt cao. Diễn biến thường tốt trong vòng một tuần.

Ở trẻ em, c. jejuni có thể là nguyên nhân gây ra viêm màng não và ở người lớn là nguyên nhân của viêm nội tâm mạc (hiếm gặp), viêm khớp, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm túi mật. Thông thường, trong tiền sử của những bệnh nhân bị hội chứng Guillain-Barré người ta hay tìm thấy một bệnh do nhiễm c. jejuni từ trước.

Ở những người già, người bị suy giảm miễn dịch, bệnh nhân xơ gan, thì hội chứng lỵ do nhiễm Campylobacter chuyển xuống hàng thứ yếu, và bị che khuất bởi những triệu chứng sau đây: sốt dai dẳng (nhiễm khuẩn huyết bán cấp), gan lách to, có những rối loạn thần kinh.

Phân: xét nghiệm hiển vi và cấy phân trong môi trường đặc biệt. Phân hay lẫn máu và có bạch cầu.

Xét nghiệm huyết thanh: test ELISA để phát hiện những IgG, IgA, IgM đặc hiệu được sử dụng trong chẩn đoán.

Điều trị

Điều trị triệu chứng đối với những thể không có biến chứng. Cho một loại thuốc kháng sinh macrolid ví dụ erythromycin (250- 500 mg cứ 6 giờ uống một lần), hoặc fluoroquinolon trong vòng 7 ngày đối với những thể nặng.

CLOSTRIDIUM DIFFICILE: xem vi khuẩn này

ENTAMOEBA HISTOLYTICA, xem: bệnh amip.

ESCHERICHIA COLI XÂM HẠI RUỘT

Căn nguyên: trực khuẩn coli xâm hại ruột hoặc gây chảy máu ruột (chủng 0157/H7) tấn công vào niêm mạc ruột thông qua một độc tố tế bào giống với độc tố do shigella sản xuất ra. Chủng trực khuẩn coli 0157/H7 có nguồn gốc từ bò, và người bị nhiễm có thể là do ăn thịt bò nấu chưa chín hoặc do uống sữa không tiệt khuẩn bằng phương pháp Pasteur.

Bệnh lây truyền do ăn uông phải thực phẩm ô nhiễm bởi phân bò, nhất là ở những trẻ em còn bú.

Dịch tễ học. những vụ dịch bệnh do nhiễm trực khuẩn coli xâm hại ruột thường hay xảy ra ở nhà trẻ và nhà dưỡng lão. Bệnh có ở mọi nước trên toàn thế giới.

Triệu chứng: trực khuẩn có thể gây ra hội chứng lỵ (xem: bệnh lỵ

trực khuẩn) và viêm đại tràng xuất huyết với co cứng cơ thành bụng, ỉa chảy phân lỏng rồi có máu trong vòng 24 giờ. Thông thường ỉa chảy giảm dần và hết sau một tuần. Tuy nhiên cũng có thể là nguồn gốc của hội chứng urê huyết tan huyết.

Xét nghiệm cận lâm sàng: chẩn đoán xác định dựa vào xét nghiệm cấy phân tìm vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là tìm thấy chủng 0157/H7.

Điều trị: điều trị triệu chứng. Thuốc kháng sinh hình như không hữu hiệu.

BỆNH DO SALMONELLA KHÔNG PHẢI THƯƠNG HÀN, xem: viêm dạ dày-ruột do Salmonella ở phần bên dưới.

BỆNH DO SHIGELLA, xem: bệnh lỵ trực khuẩn

VIBRIO PARAHAEMOLYTICA (Phẩy khuẩn cận tan huyết)

Dịch tễ học: phẩy khuẩn này sinh sản trong nước biển ở gần bờ (môi trường nước mặn ưu trương) và gây ô nhiễm cho hải sản. Phân bố địa lý chủ yếu là ở châu Á. Nếu vết thương bị nhiễm vi khuẩn này trong nước biên ấm thì có thể gây ra viêm mạc hoại tử (viêm cân hoại tử).

Thời kỳ ủ bệnh: từ vài giờ tới vài ngày.

Triệu chứng: buồn nôn, đau bụng, ỉa chảy dữ dội, sốt vừa phải.

Phân: cấy phân cho kết quả dương tính. Hiếm khi phần lẫn máu.

Điều trị: điều trị triệu chứng. Nếu là thể kéo dài thì cho tetracyclin.

YERSINIA ENTEROCOLITICA

Dịch tễ học: nhiễm Yersinia enterocolitica thường qua đường ăn uống, lây truyền từ người này sang người khác thuận lợi hơn vì có những người lành mang mầm bệnh. Đối tượng nhiễm bệnh ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất là ở trẻ em dưới 2 năm tuổi và những người thuộc nhóm kháng nguyên HLA-B27 (HLA: Human Leucocyte Antigen – kháng nguyên bạch cầu người).

Thời kỳ ủ bệnh: 4-10 ngày.

Triệu chứng: viêm hồi tràng cấp tính (xem: bệnh Crohn) biểu hiện bằng triệu chứng ỉa chảy, đôi khi phân có chất nhày-mủ và lẫn máu, đau bụng, nôn, sốt cao. Viêm hạch bạch huyết mạc treo ruột có thế giống với trường hợp viêm ruột thừa hoặc lồng ruột. Nhiễm vi khuẩn có thể kèm theo ban đỏ nút, viêm đa khớp, hoặc hội chứng Reiter. Có khả năng nhiễm khuẩn huyết (cấy máu).

Phân: xét nghiệm trực tiếp sau khi nhuộm bằng xanh Methylen hoặc thuốc nhuộm Gram. Cấy phân. Phản ứng huyết thanh dương tính, nhưng có thể có phản ứng chéo với Brucella.

Điều trị: gentamycin, một loại cephalosporin thế hệ thứ 3, hoặc íluoroquinolon cho những thể nặng.

NHỮNG TRƯỜNG HỢP VIÊM DẠ DÀY-RUỘT KHÁC

Nhiễm nguyên sinh động vật đơn bào: bệnh amip, bệnh do lamblia (xem các bệnh này).

Nhiễm nấm độc: xem bệnh này.

Các thuốc và tác nhân hoá học: thuốc nhuận tràng (thuốc sổ) thuốc kháng sinh (xem: viêm đại tràng sau khi dùng thuốc kháng sinh và viêm đại tràng giả mạc), digitalis, colchicin, thuốíc chống phân bào, các kim loại nặng (chì, arsen), thuốc trừ sâu có phospho hữu cơ.

Dị ứng dạ dày-ruột.

Không dung nạp disaccharid (xem hội chứng này)

Sò huyết: sò huyết có thể bị nhiễm bởi những vi khuẩn khác nhau (ví dụ Salmonella) hoặc ở một số vùng biển sò huyết bị nhiễm phytoplancton gây liệt, chỉ vài giờ sau khi ăn phải sò này, bệnh nhân sẽ bị ỉa chảy kèm theo yếu cơ, liệt, suy hô hấp tuy hiếm xảy ra. Một loại trùng roi (dinoflagelle) độc thần kinh cũng có thể nhiễm vào sò huyết, nếu ăn phải thì sẽ bị ỉa chảy, tiếp theo là dị cảm và thất điều.

Cá: một số loài cá nếu không được bảo quản ở nhiệt độ đủ lạnh (cá ngừ, cá ngừ có dọc, cá thu) sẽ bị hư nhiễm bởi một giống Proteus, vi khuẩn này tiết ra một độc tố gây giãn mạch kiểu histamin. Khi người ăn phải cá hư nhiễm này thì sau một vài phút sẽ có các triệu chứng: đỏ mặt, nhức đầu, ỉa chảy, mày đay. Điều trị: thuốc kháng histamin.

Một số cá khác ở vùng nhiệt đối có chứa độc tố ức chế enzym cholinesterase, do đó gây ra ỉa chảy và liệt cơ.

0/50 ratings
Bình luận đóng